viên thực nghiệm
Qua tham khảo tài liệu [6], [8] và thực hiện một số sàng lọc ban đầu, chúng tôi chọn công thức cơ bản cho nghiên cứu (CT0) với hệ cốt thân nước gồm 3 loại HPMC (K4M CR, E15LV, E4M CR) kết hợp thêm 1 phần dicalci phosphat để làm chậm giải phóng 4 giờ đầu và Poloxamer để đẩy nhanh giải phóng giờ cuối. Công thức CT0 được thiết kế như sau:
Indapamid : 1,5 mg (0,75%) HPMC K4M CR : 12 mg (6%) PVP K30 : 12 mg (6%) HPMC E15 LV : 12 mg (6%) Poloxamer 407 : 12 mg (6%) HPMC E4M : 36 mg (18%) Dicalci phosphat : 20 mg (10%)
Lactose : vừa đủ khối lượng viên 200mg Tá dược trơn A : 1,5%
(gồm magnesi stearat : Aerosil = 1:0,5)
Công thức CT0 được bào chế và tiến hành kiểm tra một số chỉ tiêu chất lượng theo phương pháp ở mục 2.3.2. Kết quả GPDC của viên (CT0) được trình bày ở bảng dưới đây:
Bảng 3.5. % dược chất giải phóng từ viên indapamid GPKD theo CT0 % GPDC trung bình theo thời gian (n=3, 𝑋�, SD)
2h 4h 6h 8h 14h 16h
𝑋�(%) 14,18 26,41 35,24 43,97 69,66 74,13
SD 4,47 1,61 2,70 0,72 1,23 0,90
Nhận xét: kết quả giải phóng dược chất từ viên bào chế theo CT0 đạt yêu cầu giải phóng ở 8h đầu, tuy nhiên giải phóng ở những giờ cuối còn chậm, không đạt yêu cầu. Sau 8h: bên ngoài viên trương nở, bên trong cốt vẫn còn hạt chưa thấm nước. Sau 16h, viên đã trương nở hoàn toàn, cả viên là 1 khối mềm vẫn giữ được hình dạng, khả năng ăn mòn kém nên dược chất bị giữ trong cốt và giải phóng ra môi trường chậm.
Do vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát thêm vai trò của các thành phần tá dược tạo cốt và tỷ lệ hệ cốt trong viên để tăng mức độ giải phóng những giờ sau, giảm giải phóng dược chất giờ đầu.