II RA QUYẾT ĐỊNH ĐẠO ĐỨC
1/ Các nhân tố cá nhân:
• Tuổi, giáo dục, các giá trị, gia đình, tôn giáo, và nhu cầu cá nhân. Khả năng kiểm soát (trong và bên ngoài) • Những cá nhân có khuôn khổ đạo
đức vững chắc sẽ có các quy tắc hoặc chiến lược cho phép họ ra quyết định đạo đức và hành động nhất quán, đáng tin cậy hơn.
• Nền tảng của khuôn khổ đạo đức tùy thuộc đặc trưng và giá trị cá nhân
như liêm chính, công bằng, trung
thực, và tự trọng.
II RA QUYẾT ĐỊNH ĐẠO ĐỨC
Lawrence Kohlberg: 3 cấp độ phát triển đạo đức cá nhân
Cấp độ trước là định hướng bản thân - cá nhân làm
trung tâm. Các quyết định thực hiện hướng về việc đạt lợi ích cá nhân và tránh hình phạt, và dựa trên sự tuân thủ các quy tắc.
Cấp độ trong là định hướng xã hội - xã hội làm trung tâm. Các quyết định dựa trên các chuẩn mực xã hội, đáp ứng các kỳ vọng của người khác, và sống phù hợp với các nghĩa vụ đã thỏa thuận.
Cấp độ sau là cá nhân định hướng nguyên tắc - các
nguyên tắc mạnh mẽ làm trung tâm. Đây là một khuôn khổ đạo đức mạnh mẽ hiển nhiên, và cá nhân sẵn lòng phá bỏ các chuẩn mực và quy ước, ngay cả luật pháp, để thực hiện các quyết định nhất quán với các nguyên tắc cá nhân.
Các cấp độ phát triển đạo đức cá nhân (Kohlberg)
Tiền quy ước: Hành vi định tâm bản thân
Giai đoạn 2: Thực hiện các thỏa thuận lợi ích cá nhân.
Giai đoạn 1: Tránh tác hại hay bị phạt.
Quy ước: Hành vi định tâm xã hội
Giai đoạn 4: Tuân thủ các quy tắc giúp xã hội vận hành hài hòa.
Giai đoạn 3: Hành động nhất quán với đồng nghiệp, người khác.
Hậu quy ước:
Hành vi định tâm nguyên tắc
Giai đoạn 6: Hành động phù hợp các nguyên tắc nội tại.
Giai đoạn 5: Sống phù hợp sự đồng thuận xã hội liên quan quyền lợi cá nhân.