4. Bố cục luận văn
2.2.4. Những bất cập của pháp luật Việt Nam về Cơ chế phát triển sạch
2.2.4.1. Thủ tục hành chính
Hiện tại, Thông tư 15/2014/TT-BTNMT sẽ có hiệu lực từ ngày 07 tháng 5 năm 2014 thì thủ tục hành chính về cấp thư xác nhận PIN và thư phê duyệt PDD đã đơn giản hóa và giảm bớt phần rườm rà, dể thực hiện hơn, bớt tốn kém về thời gian và chi phí cho nhà đầu tư.
Có thể đề cập đến là việc nộp hồ sơ tại Bộ phận và trả kết quả của Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu. Điều này giúp giảm phiền hà cho nhà đầu tư và giải quyết công việc một cách tốt nhất về số lượng, chất lượng và thời gian. Có thể kể đến là việc giảm số lượng hồ sơ nộp xin cấp Thư xác nhận PIN từ 18 bộ tiếng Việt và 3 bộ tiếng Anh xuống còn 1 bộ tiếng Việt so với các Thông tư trước đó34
. Nhưng bên cạnh đó, các chính sách pháp luật vẫn chưa cụ thể và chưa có khung chiến lược phát triển CDM thời kỳ thứ 2 của KP; thiếu cơ chế minh bạch và thuận tiện trong việc xác nhận và phê duyệt dự án CDM…
Cụ thể, việc quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT là yêu cầu nhà đầu tư cung cấp thêm “Bản sao có chứng thực Quyết định phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường hoặc Thông báo về việc chấp nhận đăng ký Bản cam bảo vệ môi trường cùng Báo cáo Đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường” là một điều không cần thiết. Theo ý kiến của tác giả thì dù là bản báo cáo tác động môi trường hay bản cam kết bảo vệ môi trường đi chăng nữa thì không cần thiết phải có trong bộ hồ sơ khi Bên xây dựng dự án đi xin cấp Thư phê duyệt PDD. Lý do, là với việc dự án CDM từ khi bắt đầu đi vào hoạt động thì bắt buộc nhà đầu tư phải đảm bảo các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất, vì đây là trách nhiệm tuân thủ pháp luật của nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư không tuân thủ việc bảo vệ môi trường của mình thì chắc chắn sẽ bị một hình thức chế tài nào đó tùy theo mức độ vi phạm của mình.
34
Giảng viên HD: Dương Văn Học -41- SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi Về số lượng hồ sơ, là quá nhiều gây tốn kém và không cần thiết. Ví dụ như theo đó tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 15/2011/TT-BTNMT hay ngay cả ở Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT thì Hồ sơ bản Tiếng Việt, số lượng bộ hồ sơ sẽ căn cứ vào số lượng thành viên Ban Chỉ đạo cần gửi hồ sơ xin ý kiến bao gồm các thành viên của các Bộ35: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền Thông, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng và Bộ Ngoại giao (17 thành viên tức là phải nộp 17 bộ). Hồ sơ bản Tiếng Anh, chủ đầu tư nộp một (01) bộ cho Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu khi chủ đầu tư nộp hồ sơ bản Tiếng Anh cho Ban chấp hành quốc tế về CDM - EB.
Liên quan đến các thành viên Ban chỉ đạo thì ta thấy có 2 trong số 17 thành viên, một thành viên thuộc Vụ hợp tác quốc tế của Bộ Tài nguyên và Môi trường và một thành viên thuộc Vụ các Tổ chức Quốc tế của Bộ Ngoại giao. Theo quan điểm tác giả thì thành viên thuộc Vụ các Tổ chức Quốc tế của Bộ Ngoại giao có mặt trong Ban chỉ đạo là không cần thiết, vì một điều cơ bản rằng cả 2 Vụ trên đều có mang tính chất ngoại giao (hợp tác quốc tế) và có nhiệm vụ gần như nhau nhưng Vụ hợp tác quốc tế của Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ có khả năng chuyên môn về lĩnh vực CDM cao hơn Vụ các Tổ chức Quốc tế của Bộ Ngoại giao. Do đó, trong quá trình xin ý kiến của Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu với Ban chỉ đạo trong quá trình cấp PDD thì ý kiến của Vụ các Tổ chức Quốc tế của Bộ Ngoại giao là không cần thiết.
Cũng liên quan đến vấn đề xin ý kiến của Ban chỉ đạo thì ở một khía cạnh nào đó việc lấy ý kiến của hầu hết các Bộ trong Ban chỉ đạo là không thật sự cần thiết. Ví dụ trong tương lai một dự án CDM thu hồi khí từ một giàn khoan dầu ở ngoài Biển Đông thì có thật sự cần thiết phải xin ý kiến của của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hay không?
Tiếp theo là tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT có quy định cần nộp “bản sao có chứng thực văn bản nhận xét của các bên liên quan trực tiếp chịu tác động từ các hoạt động dự án”. Vậy vấn đề đặt ra ở đây các bên liên quan trực tiếp chịu tác động từ các hoạt động dự án là ai? Dựa theo Phụ lục 3 kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT thì ta có thể hiểu cơ bản rằng các bên liên quan
35
Giảng viên HD: Dương Văn Học -42- SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi trực tiếp chịu tác động từ các hoạt động của dự án là các cá nhân, tổ chức đang sinh sống, hoạt động trên địa bàn cấp xã nơi có dự án CDM sẽ hoặc đang hoạt động. Nếu quy định như vậy thì thật là thiếu sót của nhà làm luật. Nếu có một dự án CDM về thủy điện trên thượng nguồn của một con sông mà con sông này chảy qua nhiều tỉnh thành thì phải lấy ý kiến của tất cả các địa phương chịu ảnh hưởng bởi hoạt động của dự án thủy điện trên thì mới hợp lý. Xa hơn một chút, nếu con sông này chảy qua nhiều quốc gia thì cũng phải lấy ý kiến của tất cả các quốc gia đó. Ở một khía cạnh khác, với một dự án CDM thu hồi khí từ một giàn khoan dầu ở ngoài Biển Đông thì các bên liên quan trên địa bàn cấp xã của dự án này là ai? Do đó, việc quy định lấy ý kiến nhận xét của các bên liên quan trực tiếp chịu tác động từ các hoạt động của dự án tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư này là thật sự chưa rõ ràng, thiếu tính thực tế khách quan và chắc chắn sẽ gây khó cho bên xây dựng dự án CDM và cho cả các nhà quản lý hành chính liên quan đến CDM tại địa phương.
Còn về việc rút ngắn thời gian xin cấp PIN và PDD trong Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT có hiệu lực vào ngày 07 tháng 5 năm 2014 so Thông tư số 15/2011/TT-BTNMT thì theo lý thuyết, đó là một vấn đề đổi mới mang đến nhiều lợi ích tích cực cho nhà đầu tư. Nhưng trong thực tế thời gian qua vẫn có tình trạng tùy tiện, cố tình gây khó khăn, kéo dài thời gian cho nhà đầu tư, làm chậm quá trình xin cấp thư xác nhận của nhà đầu tư. Ta có thể thấy tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 15/2011/TT-BTNMT thì “Tổng thời hạn xem xét cấp Thư xác nhận PIN quy định tại Điều này không quá mười bốn (14) ngày làm việc” và tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 15/2011/TT-BTNMT thì “Tổng thời hạn xem xét cấp Thư phê duyệt PDD hoặc PoA-DD quy định tại Điều này không quá bốn mươi mốt (41) ngày làm việc”. Vậy từ khi Thông tư 15/2011/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 27 tháng 6 năm 2011 thì thời hạn xem xét cấp PIN và PDD có giảm xuống tương đối tốt cho nhà đầu tư so với với quy định trong Thông tư số 12/2010/TT-BTNMT (thời hạn cấp PIN là 15 ngày làm việc và thời hạn cấp PDD là 45 ngày làm việc) nhưng trong thực tế thời gian này còn bị kéo dài hơn rất nhiều, để có thư xác nhận PIN chủ đầu tư phải mất đến sáu tháng và thời gian cấp thư phê duyệt PDD lên đến hàng năm. Vậy vấn đề đặt ra là việc giảm ngày xin cấp PIN và PDD trong Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT sẽ có hiệu quả trong tương lai hay không?
Sự phức tạp trong thủ tục thiếu cơ chế minh bạch, thiếu thuận tiện trong việc xác nhận và phê duyệt dự án CDM đã và đang hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn
Giảng viên HD: Dương Văn Học -43- SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi CDM quốc tế của Việt Nam, đồng thời không thúc đẩy được khối kinh tế tư nhân trong việc tham gia các dự án CDM.
Thêm một điều cũng khá quan trọng xin được đặt ra thêm ở đây là trình độ quản lý hành chính về CDM của các cán bộ ở địa phương là khá kém, có nơi thật sự chỉ để cho có. Họ thật sự vẫn chưa hiểu sâu về CDM và áp dụng pháp luật cũng chưa đúng trong quá trình thực thi công tác quản lý hành chính về CDM.
2.2.4.2. Chính sách ƣu đãi cho doanh nghiệp CDM
Để khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào các dự án CDM thì các quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam cũng trao cho họ rất nhiều ưu đãi.
Cụ thể, tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg, các dự án CDM tại Việt Nam sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế; tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; khấu hao tài sản cố định; tín dụng đầu tư của nhà nước.
Về thuế, các dự án CDM được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như đối với dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư; được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án, hàng hoá nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án.
Các dự án CDM cũng được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất áp dụng đối với dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư, ngoài ra còn được trợ giá cho các sản phẩm từ quỹ bảo vệ môi trường nếu nằm trong danh mục sản phẩm của dự án CDM thuộc lĩnh vực ưu tiên và chi phí thực tế để sản xuất ra sản phẩm lớn hơn giá bán thực tế theo hợp đồng được ký kết.
Những ưu đãi cho các dự án CDM theo quy định của pháp luật là rất lớn, tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, để được hưởng những ưu đãi, nhà đầu tư dự án CDM gặp rất nhiều khó khăn.
Những khó khăn này xuất phát từ quy định của pháp luật. Ví dụ như, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 sửa đổi bổ sung năm 2013 không quy định việc hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các dự án CDM và do vậy, nhà đầu tư không được hưởng những ưu đãi theo quy định của Quyết định số 130/2007/QĐ- TTg.
Thủ tục được hưởng những ưu đãi rất phức tạp vì không có cơ chế tự động áp dụng cho việc hưởng ưu đãi, chưa có hướng dẫn cụ thể về việc hưởng ưu đãi đối với trường hợp nhà đầu tư công nghệ vào Việt Nam để thực hiện dự án CDM. Tất cả
Giảng viên HD: Dương Văn Học -44- SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi những khó khăn nêu trên đã dẫn đến việc các dự án CDM ở Việt Nam kém hấp dẫn và cạnh tranh hơn so với các quốc gia khác.
2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc xây dựng khung pháp lý về Cơ chế phát triển sạch chế phát triển sạch
Với Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil là những nước dẫn đầu và chiếm tỉ lệ lớn các dự án CDM được EB chứng nhận. Đây cũng chính là các quốc gia có kinh nghiệm hàng đầu về lập pháp trong lĩnh vực CDM và từ đó đã thu hút được số lượng rất lớn các nhà đầu tư đầu tư vào các dự án CDM ở quốc gia họ.
Trong đó, Pháp luật của Ấn Độ thì các quy định về CDM ở Ấn Độ36
tương đối đơn giản về hồ sơ và thủ tục, số lượng cơ quan tham gia thẩm định. Điều này sẽ góp phần giảm bớt thời gian cấp PIN và PDD, tiến tới đẩy nhanh tiến độ cấp CERs. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng cho phép hình thành thị trường môi giới CERs, tạo ra sự năng động hơn cho việc trao đổi CERs, kích thích các nhà đầu tư trong việc triển khai các dự án CDM. Việc cho phép CERs với tư cách là một hàng hóa đặc biệt được thực hiện giao dịch thông qua các hợp đồng trong tương lai.
Bên cạnh pháp luật Ấn Độ thì pháp luật của Trung Quốc cũng có những quy định khá chặt chẽ về CDM37, trong đó đặc biệt là chính sách ưu đãi thuế đối với các dự án CDM và việc đánh thuế thu nhập với việc xuất khẩu CERs trong các lĩnh vực khác nhau. Việc quy định giá sàn với CERs nhằm hạn chế việc phá giá và đảm bảo lợi ích quốc gia trong hoạt động xuất khẩu CERs là điều cần thiết. Thủ tục và hồ sơ xin cấp PIN và PDD của Trung Quốc cũng khá thuận lợi và nhanh chóng.
Đối với pháp luật của Brazil38
thì chính sách thuế hoàn toàn dành các ưu đãi cho các dự án CDM. Chính phủ không quy định việc thu thuế thu nhập với các khoản thu từ việc bán CERs. Quốc gia này đã đặt ra quy định về dán nhãn "Tiêu chuẩn Chất lượng vàng" cho các dự án CDM và mua lại Tiêu chuẩn Vàng được thực hiện trong chu trình dự án CDM thường xuyên, đồng thời cho phép mua bảo hiểm với các dự án rủi do từ các dự án CDM ở giai đoạn tiêu chuẩn vàng cuối cùng.
36
Phạm Văn Hảo (2012), Luận văn thạc sĩ Việt Nam với việc thực hiện các điều ước quốc tế về Biến đổi khí hậu, trường đại học Quốc gia Hà Nội, trang 89.
37
Phạm Văn Hảo, tài liệu đã dẫn. 38
Giảng viên HD: Dương Văn Học -45- SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi
2.4. Kiến nghị
Qua quá trình thực hiện luận văn này, nhận thấy cần tích cực hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về Cơ chế phát triển sạch - CDM tập trung vào những vấn đề sau:
Thứ nhất, về vấn đề cải tiến các quy định pháp luật về thủ tục cấp phép và triển khai dự án CDM.
Về số lượng hồ sơ, số lượng nên thấp hơn 17 bộ trong giai đoạn xin cấp Thư phê duyệt (PDD), có thể bằng việc giảm tương ứng số thành viên xin ý kiến. Vì theo Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT thì số lượng hồ sơ nộp căn cứ vào số lượng thành viên Ban chỉ đạo, trong khi đó Ban chỉ đạo có 17 thành viên. Đơn cử ta có thể giảm bớt thành viên từ Vụ các Tổ chức Quốc tế của Bộ Ngoại giao, do thành viên này có trùng tính chất đảm nhiệm đó là hợp tác quốc tế và có phần kém về chuyên môn liên quan đến CDM hơn so với Vụ Hợp tác Quốc tế của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thêm nữa, là nên quy định rõ lĩnh vực dự án CDM nào thì sẽ cần lấy ý kiến của thành viên nào trong Ban chỉ đạo. Nếu làm được điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí làm hồ sơ cho nhà đầu tư xin cấp PDD.
Tuy Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT đã rút ngắn được thời gian thẩm định xin cấp PIN và PDD nhưng cũng cần thiết nghiên cứu để rút ngắn hơn nữa thời gian xin kiến, giải trình ý kiến của Ban chỉ đạo trong việc cấp PDD. Thêm nữa là cũng cần rút ngắn thời gian việc Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định cấp