4. Bố cục luận văn
1.3.10.4. Giám sát, thẩm tra và cấp chứng nhận
Dựa theo Phần H (Giám sát), Phần I (Thẩm tra và Chứng nhận) và Phần J (Ban hành CERs) thuộc Nghị quyết 3/CMP.1 thì vấn đề Giám sát, thẩm tra và cấp chứng nhận được ghi nhận như sau:
Lượng Carbon của dự án giảm nhẹ không có giá trị trên thị trường carbon quốc tế trừ khi được đệ trình để thẩm tra rõ ràng nhằm đo lường và kiểm toán lượng carbon này. Do đó, khi dự án đang trong quá trình hoạt động, các bên tham gia phải chuẩn bị báo cáo giám sát gồm ước tính lượng CERs cần ban hành và đệ trình báo cáo để Tổ chức tác nghiệp thẩm tra.
Giảng viên HD: Dương Văn Học -22- SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi Thẩm tra là quyết định hoàn toàn độc lập của Tổ chức tác nghiệp đối với các giảm phát thải đã được kiểm soát. Tổ chức tác nghiệp phải đảm bảo rằng CERs tuân thủ theo đúng hướng dẫn và các điều kiện đã được thông qua trong bước phê duyệt ban đầu của dự án. Sau khi phê duyệt lại một cách chi tiết, Tổ chức tác nghiệp sẽ đưa ra báo cáo thẩm tra và sau đó chứng nhận lượng CERs của dự án CDM.
Việc cấp chứng nhận được đảm bảo bằng văn bản rằng dự án đã thực hiện giảm phát thải như thẩm tra. Báo cáo chứng nhận là cơ sở đề nghị ban hành CERs. Ban Chấp hành sẽ chỉ thị cho cơ quan đăng ký ban hành CERs trong vòng 15 ngày trừ khi bên tham gia dự án hoặc có 3 thành viên của Ban Chấp hành đề nghị duyệt lại.
Kết luận chƣơng
Nghị định thư Kyoto KP đã xây dựng ba cơ chế mềm dẻo đó là: Cơ chế đồng thực hiện, Cơ chế Buôn bán phát thải và Cơ chế phát triển sạch (CDM). Trong đó, CDM có mục đích là giúp các nước đang phát triển (không thuộc phụ lục I) phát triển bền vững và bên cạnh đó giúp các nước đang phát triển (thuộc phụ lục I) tuân thủ các cam kết giảm và hạn chế phát thải KNK. Các điều kiện tham gia, ngành lĩnh vực đầu tư, vấn đề tài chính, quy định về CERs, công tác điều hành của EB và chu trình thực hiện dự án đều được quy định chi tiết trong KP và Nghị quyết 3/CMP.1. Từ đó, giúp cho các Bên tham gia áp dụng tốt Cơ chế phát triển sạch vào trong quá trình hoạt động phát triển kinh tế bền vững và đồng thời góp phần giảm phát thải KNK chống biến đổi khí hậu.
Giảng viên HD: Dương Văn Học -23- SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi
CHƢƠNG 2. CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Dẫn nhập chƣơng
Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam ta đã tham gia tích cực vào các hoạt động hạn chế những biến đổi khí hậu toàn cầu bằng việc tham gia và phê chuẩn UNFCCC, KP và áp dụng CDM vào các dự án. Trong đó, áp dụng CDM vào các dự án sẽ mang lại những lợi ích rất to lớn. Nhận thức được điều này, về mặt pháp lý, Việt Nam đã ban hành và có tích cực đổi mới các văn bản pháp quy liên quan đến vấn đề đầu tư các dự án CDM và dần hoàn thiện các vấn đề pháp lý là một trong những biện pháp tăng cường thu hút đầu tư các dự án CDM. Do đó, ở phần tiếp theo của luận văn này sẽ tìm hiểu và phân tích các vấn đề pháp lý của Việt Nam liên quan đến CDM. Từ đó, tác giả sẽ chỉ ra những điểm tích cực và những bất cập nhằm hoàn thiện các vấn đề pháp lý liên quan đến CDM của Việt Nam.