4. Bố cục luận văn
2.1.7 Vấn đề tài chính liên quan đến Cơ chế phát triển sạch
2.1.7.1. Lệ phí bán CERs
Tại Điều 9 Quyết định 130/2007/QĐ-TTg có quy định nộp lệ phí bán CERs như sau:
Thứ nhất, “nhà đầu tư xây dựng và thực hiện dự án CDM khi bán CERS phải nộp lệ phí bán CERS”.
Thứ hai, “lệ phí bán CERS được tính bằng tỷ lệ % trên số tiền bán CERS mà nhà đầu tư xây dựng và thực hiện dự án CDM thu được. Trường hợp chủ sở hữu CERS là nhà đầu tư nước ngoài không bán CERS để thu tiền mà chuyển về nước để thực hiện nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kính thì nộp lệ phí trên số tiền của CERS đang sở hữu tính theo giá thị trường tại thời điểm chuyển về nước”.
Thứ ba, “quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thu lệ phí bán CERS. Lệ phí bán CERS được sử dụng để trang trải chi phí cho việc thu lệ phí; chi hỗ trợ cho các hoạt động phổ biến, tuyên truyền về CDM; lập, xây dựng phê duyệt tài liệu dự án CDM; quản lý và giám sát thực hiện dự án CDM và các mục đích khác có liên quan đến CDM theo quy định của pháp luật; chi trợ giá cho các sản phẩm của dự án CDM thuộc lĩnh vực cần ưu tiên”.
Thứ tư, “Bộ Tài chính quy định cụ thể mức thu lệ phí bán CERS; hướng dẫn việc quản lý, sử dụng tiền lệ phí bán CERS”.
Tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư liên tịch 204/2010/TTLT-BTC-BTN&MT thì số tiền lệ phí bán CERs phải nộp được xác định theo công thức tính như sau:
Số tiền lệ phí bán CERs phải nộp (đồng) Mức thu lệ phí bán CERs (%) x Số lượng CER bán hoặc chuyển về nước x Giá bán CER (đồng/CER) Số lượng và giá bán CER được xác định căn cứ vào hợp đồng mua bán CERs được ký kết. Trường hợp chủ sở hữu CERs không bán mà chuyển CERs về nước thì số lượng CER để tính lệ phí là số lượng CER thực tế được chủ sở hữu CERs chuyển về nước, giá CER để xác định số tiền lệ phí phải nộp được căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm chuyển CERs về nước.
Giảng viên HD: Dương Văn Học -35- SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi Trong đó, theo quy định tại Khoản 3 Mục II Thông tư liên tịch 58/2008/TTLT- BTC-BTN&MT thì Mức thu lệ phí bán CERs tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng số tiền bán CERs theo hợp đồng đã ký kết hoặc giá trị của CERs mà nhà đầu tư nước ngoài chuyển về nước, áp dụng đối với từng dự án CDM thuộc các lĩnh vực sau:
Bảng 2. Mức thu lệ phí bán CER ban hành theo Thông tư liên tịch
58/2008/TTLT-BTC-BTN&MT
Số
TT Lĩnh vực xây dựng, đầu tƣ thực hiện dự án Mức thu
1 Nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo tồn và tiết kiệm năng
lượng. 1,2%
2 Khai thác, ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo. 1,2% 3 Trồng rừng, tái trồng rừng, bảo vệ rừng để tăng khả năng
hấp thụ, giảm phát thải khí nhà kính. 1,2%
4 Chuyển đổi sử dụng nhiên liệu hoá thạch nhằm giảm
phát thải khí nhà kính. 1,5%
5
Thu hồi khí mêtan (CH4) từ các bãi chôn lấp rác thải, từ các hầm khai thác than để tiêu huỷ hoặc sử dụng cho phát điện, sinh hoạt.
1,5%
6 Giảm phát thải khí mêtan (CH4) từ các hoạt động trồng
trọt và chăn nuôi, ứng dụng khí sinh học. 1,5%
7 Thu hồi và sử dụng khí đốt đồng hành từ các mỏ khai
thác dầu. 2%
8 Các lĩnh vực khác mang lại kết quả giảm phát thải khí
nhà kính. 2%
Việc vấn đề thu, nộp lệ phí bán CERs thì
Thứ nhất, chủ sở hữu CERs có trách nhiệm kê khai lượng CER bán hoặc chuyển về nước, tự tính và kê khai số tiền lệ phí phải nộp23; thực hiện nộp lệ phí bán CERs vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo đúng số liệu đã kê khai trước khi chuyển CERs cho bên mua hoặc chuyển về nước.
23
Giảng viên HD: Dương Văn Học -36- SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi Đối với dự án CDM được đầu tư xây dựng và thực hiện theo hình thức quy định tại Khoản 3 Điều 4 Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg, nếu nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức tư vấn xây dựng dự án CDM không có trụ sở đóng tại Việt Nam thì ngay từ khi triển khai xây dựng dự án, nhà đầu tư trong nước có trách nhiệm thoả thuận và thực hiện nộp thay lệ phí bán CERs cho các đối tác nước ngoài.
Thứ hai, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có trách nhiệm thẩm định tờ khai nộp lệ phí của chủ sở hữu CERs, tổ chức thu, quản lý, sử dụng lệ phí bán CERs theo hướng dẫn tại Thông tư này. Trường hợp chủ sở hữu không thực hiện nộp lệ phí theo quy định hoặc số lệ phí do chủ sở hữu CERs tự kê khai không đúng với lượng CER bán hoặc chuyển về nước, Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam kiểm tra và ra thông báo số lệ phí phải nộp24
.
Thứ ba, Lệ phí bán CERs được thu bằng đồng Việt Nam. Trường hợp chủ sở hữu CERs đề nghị nộp bằng ngoại tệ thì được thu bằng ngoại tệ trên cơ sở quy đổi theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu lệ phí.
2.1.7.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với dự án CDM
Căn cứ Điều 13 Quyết định 130/2007/QĐ-TTg thì Thuế TNDN đối với dự án CDM được quy định như sau: “Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án CDM được thực hiện như đối với dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại Khoản III, Mục A, Phụ lục A Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ- CP25 ngày 22 tháng 9 năm 2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bán hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp”.
Với quy định trên thì tại Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2014 thì do các dự án CDM là các dự án thuộc lĩnh vực được hưởng ưu đãi đặt biệt về thuế suất thuế TNDN nên được ưu đãi từ 10% (trong thời hạn 15 năm) đến 20% (trong thời hạn 10 năm); được miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm hoặc miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo hoặc miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải
24
Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 58/2008/TTLT-BTC-BTN&MT 25
Giảng viên HD: Dương Văn Học -37- SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi nộp trong 4 năm tiếp theo (việc miễn thuế này tùy theo doanh nghiệp CDM đầu tư vào lĩnh vực nào và trên địa bàn nào). Việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp giúp tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho doanh nghiệp CDM hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, giúp Việt Nam ta thu hút và khuyến khích hơn nữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các dự án CDM.
2.2. Thực tiễn các dự án Cơ chế phát triển sạch tại Việt Nam 2.2.1. Tiềm năng các dự án Cơ chế phát triển sạch tại Việt Nam 2.2.1. Tiềm năng các dự án Cơ chế phát triển sạch tại Việt Nam
Thị trường buôn bán CERs ngày càng trở nên phát đạt sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất.
Vào tháng 1 năm 2009, CERs được giao dịch tại thị trường châu Âu với giá thấp nhất vào khoảng 7 Euro/tấn CO2 (khoảng 8,5 USD). Tuy nhiên, giá chứng chỉ này sau đó đã ổn định hơn ở mức khoảng 11-13 Euro/tấn CO2 (khoảng 13,5-16 USD)26.
Theo một nghiên cứu được công bố gần đây của công ty phân tích PointCarbon, chứng chỉ CERs có thể đạt mức giá bình quân khoảng 26 USD/tấn CO2 trong giai đoạn từ năm 2013 – 2020, và thị trường buôn bán CERs tại Mỹ có thể đạt ước lượng 350 tỷ USD vào năm 2020.
Thực tế đã có một số dự án CDM được chứng nhận và đi vào thực hiện, tuy nhiên, ở Việt Nam, số lượng các dự án CDM được chứng nhận còn rất ít so với các quốc gia trên thế giới. Cho đến nay, Việt Nam đã được chứng nhận được 249 dự án (với 133.587.576 tấn CO2)27 tại Ban điều hành quốc tế CDM – EB, chủ yếu là các dự án quy mô nhỏ.
Trong khi đó, theo thống kê trong báo thường niên của Ban thư ký Công ước Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu, tính đến hết ngày 31 tháng 10 năm 2013, thì lúc đó đã có 7.366 dự án CDM28
được chứng nhận (ngày 01 tháng 5 năm 2014 là 7.490 dự án). Trong số này, Trung Quốc là nước có số dự án được chứng nhận lớn nhất, với 3.726 dự án, chiếm 50,59 % tổng số dự án được chứng nhận trên toàn thế giới.
26
Báo điện tử VnEcocnomy, Phát triển sạch: Lợi ích “đụng” rào cản hành chính,
http://doanhnhan.vneconomy.vn/2010052512042559P0C5/phat-trien-sach-loi-ich-dung-rao-can- hanh-chinh.htm, [truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2014].
27
CNECB Việt Nam, Danh sách dự án của Việt Nam đã được EB đăng ký là dự án
CDM,http://www.noccop.org.vn/Data/profile/Airvariable_Projects_103674Tong%20hop%20cac%2 0du%20an%20CDM%20duoc%20EB%20dang%20ky.pdf, [truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2014]. 28
UNFCCC, Clean Development Mechanism,http://cdm.unfccc.int/, [truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2013].
Giảng viên HD: Dương Văn Học -38- SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi Đứng thứ hai sau Trung Quốc là Ấn Độ, với 1.444 dự án CDM được chứng nhận, chiếm 19,6 % tổng số dự án. Brasil và Việt Nam lần lượt đứng thứ ba và thứ tư, chiếm 4,26 % (314 dự án) và 3,36 % (249 dự án).
Dẫn đầu các quốc gia khu vực Đông Nam Á là Việt Nam, tiếp theo là Malaysia đã được chứng nhận 143 dự án chiếm 1,94 %, tương đương với Malaysia là Thailand với tỉ lệ chiếm 1,92 % tổng số dự án.
Hình 4. Biểu đồ tỉ lệ các dự án CDM của các quốc gia trên thế giới đã được chứng
nhận29
.
2.2.2. Các dự án Cơ chế phát triển sạch tại Việt Nam đã đƣợc Ban chấp hành quốc tế chứng nhận
Tính đến ngày 25 tháng 4 năm 2014 thì Việt Nam đã có 249 dự án CDM được Ban chấp hành (EB) chứng nhận với lượng giảm KNK là 133.587.576 tấn CO2
tương đương30
. Với dự án Thu hồi và sử dụng khí đồng hành mỏ Rạng Đông do Tổng công ty Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư thì dự án này đã trở thành dự án CDM đầu tiên của Việt Nam được Ban chấp hành quốc tế CDM - EB chứng nhận là dự án CDM từ ngày 04 tháng 02 năm 2006 với mã số 0152, với lượng giảm khí thải của toàn bộ dự án là 6.740.000 tấn CO2. Cho đến nay, dự án thứ 249 là dự án Thủy
29
CDM Executive Board, Executive Board annual report 2013,
http://unfccc.int/resource/docs/publications/pub_cdm_eb_annualreport_2013.pdf, [truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2014].
30
CNECB Việt Nam, Danh sách dự án của Việt Nam đã được EB đăng ký là dự án
CDM,http://www.noccop.org.vn/Data/profile/Airvariable_Projects_103674Tong%20hop%20cac%2 0du%20an%20CDM%20duoc%20EB%20dang%20ky.pdf, [truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2014].
Giảng viên HD: Dương Văn Học -39- SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi điện Đăk Rông 4 do Công ty cổ phần Thượng Hải làm chủ đầu tư và đã được công nhận từ ngày 12 tháng 3 năm 2013 với mã số 7450.
Rõ ràng kết quả thu được từ các dự án CDM ở nước ta trong thời gian qua là hết sức thiết thực và có hiệu quả, ngoài việc giảm chất gây phát thải, các chủ đầu tư còn thu được khoản tài chính về việc bán chứng chỉ phát thải. Ví dụ31
như Dự án thủy điện Ngòi Phát do Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Điện miền Bắc 2. Dự án đăng ký thành công với EB chứng nhận là dự án CDM từ ngày 18 tháng 12 năm 2010 với mã số 3872, góp phần giảm lượng khí thải toàn cầu tương đương 168.597 tấn CO2/năm, mang lại nguồn thu đáng kể hàng năm là 2.303.729 USD, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án.
2.2.3. Tình hình các dự án Cơ chế phát triển sạch đang chờ Cơ quan quốc gia về Cơ chế phát triển sạch (DNA) phê duyệt về Cơ chế phát triển sạch (DNA) phê duyệt
Việt Nam có nhiều tiềm năng khai thác CDM, bằng việc các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đã và đang làm thủ tục cho Cơ quan quốc gia về CDM (DNA) phê duyệt Văn kiện thiết kế dự án (PDD), trong đó thực tế đến nay đang có 27632 dự án đang chờ DNA phê duyệt, tập trung vào những lĩnh vực hiện nay vốn được thiên nhiên ưu đãi như thủy điện sau đó mới đến các dự án liên quan đến năng lượng tái tạo thông qua xử lý thu hồi khí ở các nhà máy. Việt Nam cũng có nhiều ngành bước đầu nghiên cứu và xây dựng các dự án tiềm năng về CDM trong các lĩnh vực như: bảo tồn và tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi sử dụng nhiên liệu hóa thạch, thu hồi và sử dụng CH4 từ bãi rác và khai thác than, ứng dụng năng lượng tái tạo, trồng mới rừng cây và tái trồng rừng, thu hồi và sử dụng khí đốt đồng hành. Mặc dù được giới chuyên môn đánh giá là nước đang phát triển, có tiềm năng CDM trong các ngành tiết kiệm năng lượng, rồng rừng, thu hồi khí rác thải và chăn nuôi … trong giai đoạn 2011 – 2020, Việt Nam có thể giảm khoảng 80 – 120 triệu tấn33
CO2, thế nhưng trên cả nước, số doanh nghiệp tham gia vào thị trường cắt giảm khí phát thải chưa nhiều.
31
Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Điện miền Bắc 2, Văn kiện thiết kế dự án CDM Thủy điện Ngòi Phát đệ trình Liên hợp quốc,
http://www.nedi2.com.vn/default.aspx?ModuleID=118&NewsID=129, [truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2014].
32CNECB Việt Nam, Danh sách đề xuất dự án,
http://www.noccop.org.vn/Data/profile/Airvariable_Projects_103675Prior%20Consideration%20(T V).pdf, [truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2014].
33Nguyễn Bích Thuận (2012), Quan hệ hợp tác Việt Nam và Liên minh Châu Âu trong triển khai Cơ chế phát triển sạch (CDM), Viện nghiên cứu Châu Âu, Hà Nội, trang 75.
Giảng viên HD: Dương Văn Học -40- SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi Rõ ràng, Việt Nam trong thời gian qua nhận thức, hiểu biết về CDM và những quyền lợi, lợi ích do CDM mang lại đã từng bước được nâng cao, nhưng thực tế vẫn còn nhiều hạn chế như: thiếu thông tin về CDM, khung pháp lý phù hợp còn trong giai đoạn hoàn chỉnh, vấn đề CDM còn chưa được lồng ghép vào chiến lược kế hoạch phát triển tổng thể của các bộ, ngành, cơ quan và địa phương, nguồn tài chính cho CDM còn hạn hẹp …
2.2.4. Những bất cập của pháp luật Việt Nam về Cơ chế phát triển sạch 2.2.4.1. Thủ tục hành chính 2.2.4.1. Thủ tục hành chính
Hiện tại, Thông tư 15/2014/TT-BTNMT sẽ có hiệu lực từ ngày 07 tháng 5 năm 2014 thì thủ tục hành chính về cấp thư xác nhận PIN và thư phê duyệt PDD đã đơn giản hóa và giảm bớt phần rườm rà, dể thực hiện hơn, bớt tốn kém về thời gian và chi phí cho nhà đầu tư.
Có thể đề cập đến là việc nộp hồ sơ tại Bộ phận và trả kết quả của Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu. Điều này giúp giảm phiền hà cho nhà đầu tư và giải quyết công việc một cách tốt nhất về số lượng, chất lượng và thời gian. Có thể kể đến là việc giảm số lượng hồ sơ nộp xin cấp Thư xác nhận PIN từ 18 bộ tiếng Việt và 3 bộ tiếng Anh xuống còn 1 bộ tiếng Việt so với các Thông tư trước đó34
. Nhưng bên cạnh đó, các chính sách pháp luật vẫn chưa cụ thể và chưa có