Cơ chế phát triển sạch trong pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu cơ chế phát triển sạch trong nghị định thư kyoto và pháp luật việt nam (Trang 28)

4. Bố cục luận văn

2.1. Cơ chế phát triển sạch trong pháp luật Việt Nam

2.1.1. Cơ sở pháp lý về Cơ chế phát triển sạch

Chính phủ Việt Nam ký Công uốc khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) ngày 11 tháng 6 năm 1992 và phê chuẩn ngày 16 tháng 11 năm 1994; ký Nghị định thư Kyoto vào ngày 03 tháng 12 năm 1998 và phê chuẩn vào ngày 25 tháng 9 năm 2002, trở thành thành viên chính thức của nghị định thư này14. Tháng 3 năm 2003, theo yêu cầu của Nghị định thư Kyoto và Thỏa thuận bổ sung Marrekech, Việt Nam đã thành lập Cơ quan thẩm quyền quốc gia về CDM (DNA) và Vụ Hợp tác quốc tế (ICD) của Bộ Tài nguyên - Môi trường đã được chỉ định làm DNA của Việt Nam.

Trên nền tảng đó, Chính phủ Việt Nam ngày càng hoàn thiện các chính sách và pháp luật về Cơ chế Phát triển sạch.

Về tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thì cụ thể là ngay sau khi Nghị định thư Kyoto có hiệu lực vào tháng 2 năm 2005, ngày 17 tháng 10 năm 2005 Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 35/CT-TTg về việc tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu.

14

Ban chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto tại Việt Nam (2005), Nghị định thư Kyoto, Cơ chế phát triển sạch và vận hội mới, Hà Nội, trang 8.

Giảng viên HD: Dương Văn Học -24- SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi Quyết định số 47/2007/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu giai đoạn 2007 – 2010.

Về thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư các dự án CDM thì phải kể đến Thông tư số 10/2006/TT-BTNMT ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn xây dựng dự án Cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto;

Với mục tiêu cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư thì Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 12/2010/TT-BTNMT ngày 26 tháng 7 năm 2010 quy định việc xây dựng, cấp Thư xác nhận, cấp Thư phê duyệt dự án theo Cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto thay thế Thông tư số 10/2006/TT-BTNMT, mục tiêu cao nhất của việc sửa đổi này là thu hút hơn nữa các nhà đầu tư đầu tư vào các dự án CDM.

Và với mục tiêu ấy, ngày 28 tháng 4 năm 2011 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 15/2011/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-BTNMT.

Gần đây nhất, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 3 năm 2014 Quy định việc xây dựng, cấp Thư xác nhận, cấp Thư phê duyệt dự án theo Cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto và sẽ có hiệu lực vào ngày 07 tháng 5 năm 2014 thay thế Thông tư số 12/2010/TT-BTNMT và Thông tư số 15/2011/TT-BTNMT.

Đối với các quy định về vấn đề tài chính liên quan đến đầu tư dự án CDM thì trước tiên cần nhắc đến Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo Cơ chế phát triển sạch. Trong quyết định này có quy định về lĩnh vực, hình thức và điều kiện đầu tư dự án CDM; quyền nghĩa vụ của nhà đầu tư; lệ phí bán CERs; chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các doanh nghiệp tham gia dự án CDM.

Sau đó, Liên Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BTC-BTN&MT ngày 04 tháng 7 năm 2008 của liên Bộ Tài chính, Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch

Giảng viên HD: Dương Văn Học -25- SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi và; Thông tư liên tịch số 204/2010/TTLT-BTC-BTN&MT ngày 15 tháng 12 năm 2010 sửa đổi bổ sung một số nội dung của Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT- BTC-BTN&MT. Liên quan đến thủ tục hành chính cấp phép và triển khai dự án CDM.

Về chi tiết vấn đề tài chính đối với các dự án CDM có sử dụng nguồn vốn ODA thì tại Công văn số 1843/VPCP - QHQT ngày 23 tháng 3 năm 2010 của Văn phòng Chính phủ có hướng dẫn chi tiết thực hiện việc xây dựng cơ chế tài chính liên quan đến việc mua bán chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận (CERs) đối với các dự án CDM sử dụng vốn ODA cho vay lại qua ngân hàng và trả lãi suất.

2.1.2. Cơ quan đầu mối của Cơ chế phát triển sạch tại Việt Nam

Ban đầu Cơ quan thẩm quyền quốc gia về CDM (DNA) của Việt Nam là Vụ Hợp tác quốc tế (ICD) của Bộ Tài nguyên - Môi trường. Cơ quan này được thành lập theo Công văn số 502/BTNMT-HTQT ngày 24 tháng 3 tháng 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và đăng ký Quốc tế tại Hội nghị các bên lần thứ 9 (COP 9) tại Milan, Italy tháng 12 năm 2003. DNA cũng được gọi tên là CNA (Cơ quan đầu mối quốc gia về CDM) ở Việt Nam và Vụ trưởng ICD chỉ đạo cơ quan này. Nhưng hiện nay, Cơ quan thẩm quyền quốc gia về CDM – DNA của Việt Nam là Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu.

Theo Quyết định số 1269/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu. Tại Khoản 3 Điều 2 của Quyết này có quy định chức năng nhiệm vụ của Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu liên quan đến vấn đề CDM như sau:

Tại Điểm d: “Hướng dẫn, kiểm tra và quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các bon theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia; cấp thư xác nhận hoặc thư phê duyệt dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch CDM và các cơ chế quốc tế khác về giảm phát thải khí nhà kính”.

Tại Điểm k: “Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto; thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thẩm quyền trong nước về CDM; cơ quan đầu mối về Quỹ thích ứng và các cơ chế quốc tế về biến đổi khí hậu khác; đầu mối liên hệ với Ban thư ký Công ước

Giảng viên HD: Dương Văn Học -26- SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi

khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu”.

Dựa theo Quyết định trên thì DNA Việt Nam có những chức năng và nhiệm vụ liên quan đến CDM như sau: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá dự án và tài liệu hướng dẫn cho các hoạt động CDM trong nước, đánh giá các dự án CDM ở phạm vi cấp quốc gia, trình các dự án CDM tới Ban Tư Chỉ đạo trong nước về CDM để xem xét, thẩm định, đánh giá, theo dõi và quản lý các dự án CDM, cấp thư xác nhận (PIN) hoặc thư phê duyệt (PDD) dự án đầu tư theo CDM và phối hợp với các Tổ chức quốc tế trong việc thực hiện các hoạt động CDM.

2.1.3. Ban chỉ đạo và tƣ vấn quốc gia về Cơ chế phát triển sạch (CNECB)

Ban chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto hay còn gọi Ban chỉ đạo và tư vấn quốc gia về CDM (CNECB) được thành lập theo Quyết định số 1725/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo quyết định này Ban chỉ đạo gồm 17 thành viên, các thành viên chủ yếu từ Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ khác như: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công thương và Bộ Ngoại giao.

Với Quyết định số 1725/QĐ-BTNMT thì Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, điều phối các hoạt động thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto, Cơ chế phát triển sạch; chỉ đạo thực hiện Đề án quản lý phát thải gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ Carbon ra thị trường thế giới.

Vậy, CNCEB là một cơ quan tham gia vào quá trình cấp thư xác nhận (PIN) và thư phê duyệt (PDD), với việc DNA báo cáo về các đơn đề nghị về CDM cho CNCEB và CNCEB báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để ra văn bản chính thức xác nhận PIN hoặc phê duyệt PDD. CNCEB cũng chịu trách nhiệm về xây dựng, quản lý và thực thi các dự án CDM ở Việt Nam. Đánh giá và khuyến nghị về các PIN cũng là nhiệm vụ của Ban. CNCEB triệu tập các cuộc họp theo định kỳ vào tháng 1, tháng 4 và tháng 8 hàng năm. Các cuộc họp bất thường cũng được tổ chức khi cần phải đánh giá và phê duyệt các dự án.

Giảng viên HD: Dương Văn Học -27- SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi

2.1.4. Điều kiện để một dự án CDM đƣợc phép đầu tƣ tại Việt Nam

Đầu tiên cần thiết phải đề cập đến vấn đề nhà đầu tư một dự án CDM là ai? Thì căn cứ Điều 4 Quyết định 130/2007/QĐ-TTg thì nhà đầu tư dự án CDM được phân thành 3 loại:

Thứ nhất, nhà đầu tư trong nước xây dựng dự án CDM; bỏ vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện dự án CDM tại Việt Nam.

Thứ hai, nhà đầu tư nước ngoài xây dựng dự án CDM; đưa vốn hoặc công nghệ vào Việt Nam để thực hiện dự án CDM.

Thứ ba, nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài sử dụng tư vấn xây dựng dự án CDM và thực hiện hoặc liên doanh thực hiện dự án CDM tại Việt Nam.

Tiếp theo, để đầu tư một dự án CDM tại Việt Nam thì nhà đầu tư cần đáp ứng các yêu cầu cần thiết theo Khoản 1 Điều 5 Quyết định 130/2007/QĐ-TTg. Các điều kiện đó là:

Thứ nhất, dự án CDM phải được xây dựng theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư . Bên cạnh đó phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển của Bộ, ngành, địa phương, và góp phần bảo đảm phát triển bền vững của Việt Nam.

Thứ hai, nhà đầu tư dự án CDM phải xây dựng và thực hiện dự án trên cơ sở tự nguyện, tuân thủ pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Thứ ba, xây dựng và thực hiện dự án CDM phải bảo đảm tính khả thi về công nghệ tiên tiến và có nguồn tài chính phù hợp với dự án CDM đăng ký; không sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hoặc vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để thu được CERS chuyển cho nhà đầu tư dự án CDM từ nước ngoài.

Thứ tư, phải tính toán CERs phải có thực, được tính toán với độ chính xác cao. Bên cạnh đó phải có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ theo kế hoạch cụ thể.

Thứ năm, phải có kế hoạch báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về CDM của Việt Nam và quốc tế.

Thứ sáu, nhà đầu tư CDM bắt buộc thực hiện đăng ký với EB và phải được EB chấp thuận là một dự án CDM thì mới được quyền mua bán hoặc xuất chuyển CERs.

Thứ bảy, quá trình thực hiện dự án CDM không làm phát sinh bất kỳ trách nhiệm mới nào cho Chính phủ Việt Nam so với nội dung đã được quy định trong Nghị định thư Kyoto.

Giảng viên HD: Dương Văn Học -28- SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi

Thứ tám, quá trình xây dựng dự án CDM phải theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong pháp luật hiện hành của Việt Nam đối với dự án CDM. Từ đó, sẽ được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp PIN hoặc PDD.

Vậy để đầu tư một dự án CDM tại Việt Nam thì nhà đầu tư cần phải đáp ứng tám điều kiện như trên.

2.1.5. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tƣ xây dựng và thực hiện dự án CDM

Theo Điều 6 Quyết định 130/2007/QĐ-TTg có quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư xây dựng và thực hiện dự án CDM.

Nhà đầu tƣ xây dựng và thực hiện dự án CDM tại Việt Nam có những quyền hạn sau:

Hưởng các ưu đãi: về thuế; tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; khấu hao tài sản cố định; tín dụng đầu tư của nhà nước theo quy định theo điều 12 và 13 Quyết định 130/2007/QĐ-TTg.

Được xem xét trợ giá đối với sản phẩm của dự án CDM thuộc lĩnh vực ưu tiên theo Điều 16 Quyết định 130/2007/QĐ-TTg. Sản phẩm của dự án CDM được trợ giá từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

Được xem xét hỗ trợ tài chính trong việc lập, xây dựng dự án theo quy định tài Điều 15 Quyết định 130/2007/QĐ-TTg. Nhà đầu tư CDM được phép huy động vốn dưới hình thức hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp khác, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính trong và ngoài nước để xây dựng dự án CDM, đầu tư thực hiện dự án CDM. Nếu đủ điều kiện quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP thì được hưởng các chính sách tín dụng đầu tư của nhà nước. Trường hợp dự án CDM đã được EB cho đăng ký và Hợp đồng bán CERS đã được ký kết với các đối tác thì được ưu tiên xem xét để vay vốn.

Bán CERs thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam và Quốc tế.

Được tiếp cận, cung cấp các thông tin liên quan đến việc xác định giá bán CERS từ Bộ Tài chính.

Được ưu tiên tiêu thụ sản phẩm của dự án CDM so với sản phẩm cùng loại không thuộc dự án CDM.

Bên cạnh đó, nhà đầu tƣ xây dựng, thực hiện dự án CDM tại Việt Nam có các nghĩa vụ nhƣ sau:

Giảng viên HD: Dương Văn Học -29- SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Thi Đăng ký với cơ quan thuế khi dự án đi vào hoạt động để được hưởng các ưu đãi về thuế.

Đăng ký với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam về CERs được EB cấp cho dự án CDM.

Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định đối với dự án CDM, nộp lệ phí theo quy định tại Điều 9 của Quyết định 130/2007/QĐ-TTg và quy định của Pháp luật về phí, lệ phí.

Chịu sự giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền như DNA, EB và các tổ chức tác nghiệp được chỉ định theo quy định đối với dự án CDM.

2.1.6. Trình tự thủ tục phê duyệt dự án Cơ chế phát triển sạch tại Việt Nam

Trình tự và thủ tục phê duyệt dự án CDM tại Việt Nam được qui định trong Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT. Cụ thể như sau:

Trình tự và thủ tục cấp Thƣ xác nhận PIN

Hình 2. Sơ đồ trình tự, thủ tục cấp Thư xác nhận PIN, minh họa theo Thông tư

số 15/2014/TT-BTNMT

Theo Điều 8 Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT có qui định trình tự, thủ tục,

Một phần của tài liệu cơ chế phát triển sạch trong nghị định thư kyoto và pháp luật việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)