CHUẨN ĐÁNH GIÁ VĂN BẢN CHƯƠNG TRÌNH Mục 1 ĐÁNH GIÁ VĂN BẢN CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ

Một phần của tài liệu Tài liệu hội thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 42)

VII. PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH

2. So sánh môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mớ

CHUẨN ĐÁNH GIÁ VĂN BẢN CHƯƠNG TRÌNH Mục 1 ĐÁNH GIÁ VĂN BẢN CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ

Mục 1. ĐÁNH GIÁ VĂN BẢN CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ

Điều 4. Chuẩn 1: Về quy định mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung của học sinh của mỗi cấp học

1. Chương trình quy định mục tiêu giáo dục phổ thông và mục tiêu giáo dục của từng cấp học

a) Tuân thủ Hiến pháp năm 2013 và Luật Giáo dục năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009.

b) Quán triệt Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

2. Chương trình quy định yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung của học sinh ở từng cấp học, đảm bảo tính khoa học, khả thi.

a) Đảm bảo sự cần thiết và được trình bày một cách hệ thống, thuận tiện cho việc triển khai áp dụng. b) Thể hiện được mục tiêu giáo dục ở từng cấp học.

c) Phù hợp với điều kiện thực tiễn vềđội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà trường đối với từng cấp học. d) Phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lí của học sinh từng cấp học.

Điều 5. Chuẩn 2: Về quy định khung kế hoạch giáo dục phổ thông và khung kế hoạch giáo dục của mỗi cấp học

1. Chương trình quy định các lĩnh vực giáo dục, các môn học có liên quan chủ yếu đến từng lĩnh vực giáo dục, hệ thống toàn bộ các môn học, thời lượng giáo dục của từng cấp học và phân phối thời lượng cho các môn học.

a) Ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở thiết kế một số môn học tích hợp trên cơ sở lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục. Ở cấp trung học phổ thông yêu cầu học sinh học một số môn học bắt buộc,

43 b) Ở cấp tiểu học, học sinh có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập trong thời lượng học hai buổi/ngày, ở cấp trung học cơ

sở và cấp trung học phổ thông, học sinh học một buổi/ngày và cần có thêm thời gian tự học trong ngày. Có hướng dẫn hợp lý việc vận dụng chương trình cho các cơ sở giáo dục tiểu học tổ chức dạy học một buổi/ngày, cơ sở giáo dục trung học cơ

sở và trung học phổ thông học hai buổi/ngày.

c) Có quy định dành tỷ lệ thời lượng cho cơ sở giáo dục chủ động vận dụng để xây dựng và triển khai thực hiện kế

hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.

d) Có quy định về thời lượng trung bình trong một tuần, một năm học đối với từng môn học.

2. Có định hướng về mục tiêu và nội dung giáo dục của từng lĩnh vực giáo dục, của từng môn học.

a) Có quy định nội dung giáo dục bắt buộc ở từng lĩnh vực giáo dục, định hướng phân chia vào từng môn học ở từng cấp học.

b) Các môn học được cấu trúc thành một hệ thống chỉnh thể, thống nhất từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông. c) Nội dung các môn học bảo đảm các yêu cầu tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp; thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Điều 6. Chuẩn 3: Về định hướng phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục và cách thức đánh giá học sinh của từng cấp học

1. Phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục được định hướng đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. a) Đối với cấp tiểu học

b) Đối với cấp trung học cơ sở

c) Đối với cấp trung học phổ thông

2. Phương pháp đánh giá học sinh đảm bảo hỗ trợđiều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và đánh giá kết quả phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a) Đối với cấp tiểu học

b) Đối với cấp trung học cơ sở

44

Điều 7. Chuẩn 4: Về cấu trúc và thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản

1. Cấu trúc văn bản tạo thuận lợi cho người sử dụng.

a) Có quy định vềđiều kiện tối thiểu của các cơ sở giáo dục phổ thông đểđược thực hiện chương trình. b) Có phần giải thích để hiểu rõ, thống nhất các thuật ngữ dùng trong chương trình tổng thể.

2. Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản đảm bảo quy định hiện hành. a) Thể thức, kỹ thuật trình bày nội dung văn bản.

b) Kỹ thuật trình bày hình thức văn bản.

Mục 2. ĐÁNH GIÁ VĂN BẢN CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Điều 8. Chuẩn 5: Về quy định mục tiêu và yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ

1. Mục tiêu của chương trình môn học cụ thể hoá được mục tiêu của giáo dục phổ thông, phù hợp với đặc thù môn học. a) Mục tiêu đề cập và xác định được mức độ cần đạt về các phẩm chất và năng lực chung mà môn học góp phần hình thành và phát triển cho học sinh sau mỗi lớp học, cấp học.

b) Mục tiêu đề cập và xác định được việc hình thành, kế thừa và phát triển các năng lực đặc thù môn học cho học sinh sau mỗi lớp học, cấp học.

2. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ của chương trình môn học phản ánh được yêu cầu cần đạt về phẩm

chất và năng lực chung của học sinh ở mỗi lớp học, cấp học; phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

a) Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ đề cập và xác định được cơ hội hình thành và phát triển các phẩm

chất và năng lực đặc thù môn học qua chương trình môn học.

b) Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ xác định được mức độ cần đạt ứng với mỗi đơn vị kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học, hỗ trợ cho việc đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với môn học.

c) Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm, hướng đến sự phát triển

phẩm chất và năng lực của học sinh.

d) Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độđảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế vềđội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà trường và khả năng phát triển của học sinh ở mỗi cấp lớp, cấp học.

45

Điều 9. Chuẩn 6: Về quy định nội dung, kế hoạch dạy học và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh

1. Nội dung, kế hoạch dạy học được quy định cho từng lớp, cấp học. a) Đáp ứng mục tiêu chương trình môn học.

b) Đảm bảo tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp; thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

c) Đảm bảo tính thống nhất, hợp lý giữa tích hợp và phân hoá các nội dung trong môn học và giữa các môn học.

d) Xác định rõ các nội dung giáo dục bắt buộc được sắp xếp và phát triển hợp lý ở từng cấp lớp, cấp học, tạo cơ hội hỗ

trợ sự phát triển năng lực của học sinh.

2. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh và phương tiện dạy học

được giải thích, hướng dẫn.

a) Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học được giải thích, hướng dẫn rõ ràng nhằm hỗ trợ việc triển khai hoạt động dạy, hoạt động học theo định hướng hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh.

b) Phương pháp, hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh được giải thích, hướng dẫn rõ ràng nhằm hỗ trợ giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực học sinh.

c) Có bài kiểm tra học kỳ minh hoạ rõ các yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt của học sinh.

d) Phương tiện dạy học được mô tả, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.

Điều 10. Chuẩn 7: Về cấu trúc và thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản

1. Cấu trúc văn bản tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng

a) Phần đầu mỗi văn bản chương trình môn học có nội dung văn bản chương trình tổng thể về lĩnh vực giáo dục có liên quan trực tiếp đến môn học.

b) Có hướng dẫn về vận dụng chương trình môn học theo vùng miền và đối tượng học sinh. c) Có phần giải thích để hiểu rõ và thống nhất các thuật ngữ dùng trong chương trình môn học.

46 2. Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản đảm bảo quy định hiện hành

a) Thể thức, kỹ thuật trình bày nội dung văn bản. b) Kỹ thuật trình bày hình thức văn bản.

Chương 3

Một phần của tài liệu Tài liệu hội thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)