Năng lực ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Tài liệu hội thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 33)

VII. PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH

3. Năng lực ngôn ngữ

ngôn ngữ và giao tiếp

a) Nghe hiểu trong giao tiếp

thông thường và các chủ đề

quen thuộc; nói rõ ràng và

mạch lạc, kể các câu chuyện ngắn, đơn giản về các chủ đề quen thuộc; đọc lưu loát và đúng ngữ điệu, đọc hiểu bài

đọc ngắn về các chủ đề quen

thuộc; viết được bài văn ngắn về các chủ đề quen thuộc, điền được thông tin vào các mẫu văn bản đơn giản.

a) Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các bài đối thoại, chuyện kể, lời giải thích, cuộc thảo luận; nói chính xác, đúng ngữđiệu và nhịp điệu,

trình bày được nội dung chủ đề thuộc

chương trình học tập; đọc hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các văn bản, tài liệu ngắn; viết đúng các dạng văn bản về những chủ đề quen

thuộc hoặc cá nhân ưa thích; viết tóm

tắt nội dung chính của bài văn, câu chuyện ngắn.

a) Nghe hiểu và chắt lọc được thông tin bổ ích từ các bài đối thoại, chuyện kể, lời giải thích, cuộc thảo luận; nói với cấu trúc lôgic, biết cách lập luận chặt chẽ và có dẫn chứng xác thực, thuyết trình được nội dung chủ đề thuộc chương trình học tập;

đọc và lựa chọn được các thông tin quan

trọng từ các văn bản, tài liệu; viết đúng các dạng văn bản với cấu trúc hợp lý, lôgíc, thuật ngữ đa dạng, đúng chính tả, đúng cấu trúc câu, rõ ý. b) Phát âm đúng các từ; hiểu những từ thông dụng và có số

lượng từ vựng cần thiết cho giao tiếp hàng ngày; biết sử dụng các loại câu giao tiếp chủ yếu như câu trần thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu khẳng định, câu phủđịnh, các

câu đơn, câu phức trong

trường hợp cần thiết.

b) Phát âm đúng nhịp điệu và ngữ

điệu; hiểu từ vựng thông dụng

đượcthể hiện trong hai lĩnh vực khẩu

ngữ và bút ngữ, thông qua các ngữ

cảnh có nghĩa; phân tích được cấu trúc và ý nghĩa giao tiếp của các loại câu trần thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu

cảm thán, câu khẳng định, câu phủ

định, câu đơn, câu ghép, câu phức, câu

điều kiện.

b) Sử dụng hợp lý từ vựng và mẫu câu trong hai lĩnh vực khẩu ngữ và bút ngữ; có từ vựng dùng cho các kỹ năng đối thoại và độc thoại; phát triển kỹ năng

phân tích của mình; làm quen với các cấu

trúc ngôn ngữ khác nhau thông qua các

cụm từ có nghĩa trong các bối cảnh tự nhiên trên cơ sở hệ thống ngữ pháp.

34

Các năng lực

chung Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông

c) Đạt năng lực bậc 1 về một ngoại ngữ. c) Đạt năng lực bậc 2 về một ngoại ngữ. c) Đạt năng lực bậc 3 về một ngoại ngữ. d) Nhận ra ý nghĩa của giao tiếp trong việc đáp ứng các nhu cầu của bản thân. d) Bước đầu biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp.

d) Xác định được mục đích giao tiếp phù hợp với đối tượng, bối cảnh giao tiếp; dự kiến được thuận lợi, khó khăn để đạt được mục đích trong giao tiếp.

đ) Tập trung chú ý khi giao tiếp; nhận ra được thái độ của đối tượng giao tiếp.

đ) Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong

giao tiếp; nhận ra được bối cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.

đ) Chủ động trong giao tiếp; tôn trọng,

lắng nghe có phản ứng tích cực trong giao

tiếp. e) Diễn đạt một cách rõ ràng, đủ ý. e) Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin; thể hiện được biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp. e) Lựa chọn nội dung, ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp; biết kiềm chế; tự tin khi nói trước nhiều người.

Một phần của tài liệu Tài liệu hội thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)