quả nên KTV không tập trung vào thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, các thử nghiệm kiểm soát được thực hiện rất sơ sài, chủ yếu hướng vào xác minh tính hiệu lực trong các thủ tục kiểm soát của đơn vị khách hàng. Các thử nghiệm kiểm soát được Công ty thực hiện tại khách hàng được thể hiện qua giấy tờ làm việc như sau:
Thử nghiệm kiểm soát
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN - TƯ VẤN - ĐỊNH GIÁ ACC_VIỆT NAM NAM
Tên Khách hàng: Công ty Cổ phần Công nghệ NCS
Công việc: Thử nghiệm kiểm
soát
Năm tài chính : Năm 2011
Tên Ngày
Người thực hiện … ……
Người soát xét … ……
- Chọn mẫu một chuỗi các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán cho nhà cung cấp phát sinh trong tháng 11 và tháng 12.
- Yêu cầu kế toán cung cấp các chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ này.
- Kiểm tra sự đầy đủ của các chứng từ này về sự phê chuẩn: chữ ký của giám đốc, kế toán trưởng, sự đầy đủ của yêu cầu mua hàng, các đơn đặt hàng, biên bản giao nhận hàng, hóa đơn của người bán.
Các kết luận đưa ra: các hóa đơn và chứng từ tương đối đầy đủ chữ kí và phê duyệt từ giám đốc, kế toán trưởng, các nghiệp vụ phát sinh ngày 15/11, 17/11 và 23/12 thiếu yêu cầu mua hàng. Nghiệp vụ thanh toán ngày 11/01, 14/12, 18/12 thiếu chữ kí phê duyệt của thủ trưởng.
Trao đổi với kế toán của đơn vị KTV kết luận: kế toán của đơn vị phụ trách xử lý và ghi chép các nghiệp vụ mua hàng thanh toán có trình độ, thông thạo công việc của mình, xử lý nghiệp vụ chính xác, có sự đối chiếu và so sánh giữa kế toán kho và thủ quỹ, kế toán thanh toán và ngân hàng, kế toán vật tư và nhà cung cấp được thực hiện thường xuyên.
Sau khi tiến hành thử nghiệm kiểm soát Kết hợp với việc kiểm tra, đánh giá HTKSNB, kiểm tra chọn mẫu, KTV còn đưa ra Bảng câu hỏi nhằm xem xét các thủ tục kiểm soát
.Bảng xem xét các thủ tục kiểm soát
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN - TƯ VẤN - ĐỊNH GIÁ ACC_VIỆT NAM
Khách hàng: Công ty Cổ phần Công nghệ NCS Năm tài chính: 2011 Người lập: Ngày: Tham chiếu: Trang: Soát xét: Ngày: Nội dung: Thực hiện các thủ tục kiểm soát
Nội dung
Các nghiệp vụ bán hàng đều dựa trên ĐĐH, lệnh bán đã được phê chuẩn?
Đánh số thứ tự trước các chứng từ?
Xây dựng bảng giá, các quy chế về giá?
Xây dựng và vận dụng sơ đồ TK chi tiết cho các NV? …
Ghi chú: Đạt yêu cầu x Không đạt yêu cầu
Kết luận: HTKSNB của doanh nghiệp là tương đối hiệu quả.
Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm soát, KTV đã đưa ra ý kiến tổng hợp về hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty Cổ phần Công nghệ NCS đối với khoản mục doanh thu: Việc kiểm soát là khá tốt, đảm bảo phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14.
Hai là: Thực hiện thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích là thủ tục không thể thiếu được trong kiểm toán BCTC, nhất là khi kiểm toán khoản mục doanh thu. Thủ tục phân tích thường là đem lại hiệu quả cao hơn là kiểm tra chi tiết bởi lẽ: kiểm tra chi tiết đòi hỏi số lượng mẫu kiểm tra rất lớn, tốn kém thời gian, chi phí mà hiệu quả lại không cao. Mặt khác thủ tục phân tích còn cho chúng ta biết được mối liên hệ tương quan của khoản mục doanh thu với các khoản mục khác trên BCTC, cho biết được xu hướng biến động giữa các năm…Chính vì thế, bên cạnh các thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch, KTVsẽ đi phân tích sâu hơn trong quá trình thực hiện kiểm toán
KTV tiến hành là đánh giá tổng quát về doanh thu của Công ty Cổ phần Công nghệ NCS giữa số năm trước và số năm nay để phát hiện ra những biến động bất thường. Những biến động này có thể là cơ sở để phát hiện ra những sai sót hoặc gian lận có tính trọng yếu. Việc phân tích được thực hiện bằng cách so sánh doanh thu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2009 và năm 2010
Công ty Cổ phần Công nghệ NCS hoạt động trong ngành lĩnh vực Công nghệ với loại hình doanh thu từ các hoạt động bán hàng, dịch vụ phần mềm là chủ yếu. Do đó KTV sẽ có bảng phân tích doanh thu theo từng tháng của công ty
Bảng phân tích doanh thu (xem phụ lục số 7)
Dựa vào bảng phân tích doanh thu, ta rút ra nhận xét: Năm 2010 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ(giọi tắt là doanh thu) của Công ty Cổ phần Công nghệ NCS đạt 64.396.205.477 tức là tăng so với năm 2009 là 673.694.892 tương ứng với mức tăng 1.1%. Tương ứng các khoản giảm trừ doanh thu tăng lên 8%, qua tìm hiểu được biết là Công ty đã giảm giá bán một số mặt hàng máy tính cũ, trong khi vẫn giữ nguyên giá vốn => KTV kết luận điều này là phù hợp. Lợi nhuận gộp và lợi nhuận trước thuế đều giảm, tương ứng với 46.9% và 36.14%, đây là dấu hiệu không tốt trong quá trình kinh doanh của Công ty. Nhận thấy dấu hiệu bất thường này KTV tiến hành thu thập thêm thông tin ngành, của các Công ty cung cấp phần mềm và linh kiện máy tính trong cùng lĩnh vực, tình hình chung về thị trường phần mềm và linh kiện máy tính trong năm vừa qua, tiến hành phỏng vấn Ban giám đốc. Đưa ra nhận định về mức giảm doanh thu như vậy là hợp lý phù hợp với xu thế và tình hình thực tế. Năm 2010 nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến ngành công nghệ, các bạn hàng từ phía nước ngoài gặp khó khăn lớn, vì vậy Công ty phải giảm giá bán các mặt hàng này, trong khi tăng khối lượng bán ra. Công ty chỉ đạt mức lợi nhuận trước thuế như vậy là phù hợp, KTV kết luận là những biến động về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty Cổ phần Công nghệ NCS là hợp lý
Ba là: Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết.
Khi thực hiện kiểm tra chi tiết là kiểm tra chi tiết chứng từ cả các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu, tiến hành chọn mẫu.
Công ty Cổ phần Công nghệ NCS có số nghiệp vụ bán hàng phát sinh tương đối lớn, KTV thực hiện chọn mẫu kiểm toán. Đây là khách hàng truyền thống của Công ty, và nhận xét là HTKSNB tương đối khá, tuy nhiên do các nghiệp vụ
doanh thu phát sinh đối với khách hàng nước ngoài và bán cho Công ty cùng tập đoàn khá lớn, KTV sẽ tiến hành chọn 100 mẫu, các nghiệp vụ doanh thu bán ra có số tiền trên 40.000.000.
KTV tiến hành chọn một số nghiệp vụ có số phát sinh lớn và tiến hành kiểm tra. Bao gồm kiểm tra, đối chiếu hợp đồng kinh tế, các đơn đặt hàng, xem xét sự phê duyệt về giá bán và các điều khoản quan trọng trong hợp đồng, đối chiếu với bảng giá của Công ty trong cùng thời điểm. Kiểm tra các yếu tố phê duyệt trên hóa đơn như chữ ký, con dấu, số hóa đơn xem hóa đơn có hợp lý hợp lệ hay không, kiểm tra việc hạch toán thuế và việc ghi số doanh thu bán hàng.
Khi thực hiện kiểm tra chi tiết, đầu tiên KTV sẽ thực hiện đối chiếu số liệu tổng hợp về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trên BCKQKD, bảng cân đối số phát sinh trong kỳ, sổ cái, sổ bán hàng, sổ chi tiết tài khoản 511, tờ khai thuế GTGT với nhau, xem xét số liệu trên các sổ có khớp nhau hay không và có được trình bày đúng quy định không. Sau khi kiểm tra, xem xét, KTV đưa ra kết luận: Số liệu trên các sổ của Công ty Cổ phần NCS khớp đúng với nhau
Biểu mẫu kiểm tra Sổ chi tiết (xem phụ lục 8)
Bảng đối chiếu với tờ khai thuế GTGT ( xem phụ lục 9)
Kiểm tra các khoản giảm trừ Doanh thu
Các khoản giảm trừ Doanh thu bao gồm: chiêt khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. Hiện tại, chưa thấy Công ty Cổ phần Công nghệ NCS có khoản giảm trừ doanh thu nào
Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu
Bao gồm 2 công việc chính là:
Kiểm tra EARLY CUTOFF (chứng từ gần ngày khóa sổ) của doanh thu Kiểm tra LATE CUTOFF (chứng từ sau ngày khóa sổ) của doanh thu Bảng kiểm tra nghiệp vụ phát sinh gần ngày khóa sổ (phụ lục 10)
3.3.2.3.Kết thúc kiểm toán khoản mục doanh thu
Kết thúc kiểm toán khoản mục doanh thu, KTV tiến hành tổng hợp kết qủa kiểm toán, đồng thời lập bút toán điều chỉnh với những sai sót mà KTV đã phát hiện được trong quá trình thực hiện kiểm toán.
(Xem phụ lục 11)
Soát xét các sự kiện xẩy ra sau ngày lập Báo cáo tài chính
Ban Giám đốc Công ty khẳng định rằng, theo nhận định của Ban Giám đốc, không có sự kiện bất thường nào xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính và hoạt động của Công ty cần thiết phải điều chỉnh hoặc trình bày trên Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc cùng ngày và Công ty tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh trong các năm tiếp theo.
Lập Báo cáo kiểm toán
KTV tiến hành lập Báo cáo kiểm toán cho toàn bộ công việc đã thực hiện. Đối với khoản mục doanh thu, KTV đã đưa ra ý kiến đối với Công ty Cổ phần Công nghệ NCS là ý kiến chấp nhận toàn phần. Bên cạnh đó, KTV cũng gửi kèm Thư quản lý đối với Công ty Cổ phần Công nghệ NCS. Trong Thư quản lý, KTV có đưa ra kiến nghị cần kiểm soát hơn nữa đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty đồng thời nâng cao trình độ của nhân viên trong công ty, kiểm soát tốt chi phí phát sinh…
Các công việc thực hiện sau kiểm toán
Sau khi kết thúc cuộc kiểm toán, Công ty kiểm toán tiến hành gửi Báo cáo kiểm toán cho khách hàng đồng thời nhận phí kiểm toán như đã thỏa thuận trong Hợp đồng kiểm toán. Bên cạnh đó, Công ty tiếp tục duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng, cập nhật những thông tin bổ sung về khách hàng, đồng thời tiếp tục các buổi lên lớp, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cuộc kiểm toán sau.
Trên đây là cách thức tiến hành kiểm toán khoản mục doanh thu do Công ty TNHH Kiểm Toán - Tư Vấn – định Giá ACC_Việt Nam thực hiện. Quy trình kiểm toán được thực hiện theo đúng Chuẩn mực Kiểm toán Việt nam và Quốc tế.
CHƯƠNG 4- NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN - TƯ VẤN - ĐỊNH GIÁ ACC_VIỆT NAM
THỰC HIỆN
4.1.Nhận xét về thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty thực hiện
4.1.1.Những ưu điểm của Công ty trong thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu
Quy trình kiểm toán BCTC do Công ty ACC_Việt Nam thực hiện luôn tuân thủ theo trình tự kiểm toán chung từ khâu lập kế hoạch kiểm toán đến khâu thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Qua việc xem xét quy trình kiểm toán doanh thu của Công ty đối với khách hàng Công ty Cổ phần Công nghệ NCS, ta có thể rút ra một số ưu điểm sau:
Thứ nhất: Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Trước khi tiến hành kiểm toán, Công ty đều tiến hành thu thập những thông tin cần thiết để đánh giá khẳ năng chấp nhận kiểm toán đối với khách hàng, nhằm đảm bảo khi kí kết hợp đồng, Công ty có khả năng thực hiện các điều khoản trong hợp đồng thời cung cấp được cho khách hàng một dịch vụ kiểm toán chất lượng cao nhất. Đây cũng là cơ sở để Công ty thực hiện tốt các bước công việc tiếp theo trong quy trình kiểm toán
Sau khi thu thập được thông tin về khách hàng, Công ty sẽ lên kế hoạch chi tiết và thiết kế chương trình kiểm toán riêng với từng khách hàng trên cơ sở quy trình chung được Công ty xây dựng. Việc lập kế hoạch kiểm toán được Công ty thực hiện rất linh hoạt, không dập khuôn, phù hợp với từng quy mô cũng như đặc điểm kinh doanh của từng khách hàng. Trong quá trình thực hiện, nếu có những biến đổi bất thường, KTV có những thay đổi cho phù hợp.
Kế hoạch kiểm toán được gửi cho từng khách hàng để khách hàng có thể chuẩn bị trước các tài liệu liên quan tới quá trình kiểm toán theo yêu cầu của Công ty. Điều này đã tạo điều kiện hỗ trợ cho quá trình thực hiện kiểm toán tại công ty khách hàng được thuận lợi và nhanh gọn hơn.
Khi tìm hiểu và thu thập thông tin chi tiết về khách hàng, bên cạnh việc cập nhật những thông tin về khách hàng trong Hồ sơ kiểm toán, KTV còn thu thập thêm thông tin bằng cách như phỏng vấn Ban giám đốc, tiếp xúc với nhân viên KH, tham quan đơn vị…Điều đó đã thể hiện được tính thận trọng nghề nghiệp trong công việc của Công ty
Việc phân chia công việc cho từng thành viên của nhóm kiểm tóan một cách khoa học và hợp lý, góp phần đem lại hiệu quả cho quá trình thực hiện kiểm toán, tiết kiệm thời gian, đồng thời tạo được sự kiểm tra, phối hợp, soát xét giữa các thành viên của nhóm với nhau.
Công ty đã xây dựng quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, quy trình đánh giá tính trọng yếu và rủi ro, đồng thời thực hiện việc phân tích một số chỉ tiêu trên BCTC để xem xét sự biến động và tỷ trọng của chỉ tiêu qua các năm.
Thứ hai: Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Việc đánh giá HTKSNB đã được KTV thu thập dưới dạng tóm tắt những thông tin quan trọng nhất, khái quát nhất để làm bằng chứng đánh giá cũng như làm tài liệu lưu trữ cho các kỳ kế toán tiếp theo. Điều đó sẽ làm giảm thời gian và chi phí kiểm toán, khiến tiến độ và hiệu quả công việc ngày càng tăng, rất hữu ích cho các KTV làm việc trong các kỳ kiểm toán sau.
Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các thông tin thu thập được đều được KTV thể hiện trên giấy tờ làm việc của mình sau đó được chủ nhiệm kiểm toán soát xét lại để đảm bảo tính đúng đắn, chính xác, khách quan. Khi tiến hành kiểm toán thì KTV của Công ty tuy phân chia kiểm toán thành nhiều phần hành riêng biệt và công việc được giao cho các KTV và trợ lý kiểm toán khác nhau, nhưng luôn có sự đối chiếu, so sánh và phối hợp chặt chẽ với nhau
Việc thực hiện thủ tục phân tích đối với tài khoản doanh thu được KTV tiến hành rất hiệu quả. Với những KH mới, KTV đi sâu xem xét sự biến động của doanh thu theo từng tháng, quý…, với những KH có tính hình tài chính không tốt, KTV còn mở rộng so sánh với các đơn vị khác trong cùng ngành…Thông qua việc phân tích này đã giúp cho các KTV phát hiện ra những biến động bất thường, từ đó tìm ra nguyên nhân mà khi thực hiện thủ tục kiểm soát và thủ tục kiểm tra chi tiết, rất khó có thể phát hiện được.
Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết là một thủ tục không thể thiếu được trong bất cứ cuộc kiểm toán nào mặc dù HTKSNB gần như là tuyệt đối hoàn thiện, qua thực hiện thủ tục phân tích giúp KTV khẳng định tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt. KTV luôn thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết theo những mục tiêu xác định.
Các Giấy tờ làm việc của KTV được đánh số tham chiếu một cách có hệ thống. Điều này giúp cho các KTV đối chiếu, soát xét thuận tiện cũng như tra cứu lại một cách dễ dàng hơn. Trên các mẫu giấy làm việc, KTV ghi những nhận xét của mình từ tổng hợp đến chi tiết về tình hình biến động doanh thu giữa các kỳ.