Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kiểm toán doanh thu 1 Môi trường vĩ mô.

Một phần của tài liệu 03 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán – tư vấn – định giá ACC việt nam thực hiện (Trang 27 - 28)

3.2.2.1. Môi trường vĩ mô.

Nhu cầu của nền kinh tế:

Không có sản phẩm dịch vụ nào cung cấp cho thị trường lại không nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của nền kinh tế. Do vậy ở bất cứ trình độ nào, với mục đích sử dụng gì chất lượng sản phẩm, dịch vụ bao giờ cũng bị chi phối, bị ràng buộc bởi hoàn cảnh, điều kiện và nhu cầu nhất định của nền kinh tế. Ảnh hưởng của nhu cầu của nền kinh tế đối với chất lượng kiểm toán thể hiện qua:

Đòi hỏi của thị trường: Ở những thị trường khác nhau có những đòi hỏi khác nhau và đối tượng khác nhau thì yêu cầu khác nhau Có những đối tượng cần kiểm toán bởi theo qui định của nhà nước phải kiểm toán, có đối tượng cần kiểm toán do yêu cầu quản lý của bản thân họ hay do yêu cầu của bên thứ 3, đối tác kinh doanh … . Mặc dù kiểm toán cho đối tượng nào đi chăng nữa thì công việc kiểm toán cũng phải tuân theo pháp luật và các chuẩn mực nghề nghiệp. Tuy nhiên các điều kiện riêng của từng đối tượng này là không giống nhau, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác với doanh nghiệp nhà nước và khác với công ty cở phần, .. Luật pháp điều chỉnh đối với các đối tượng này không giống nhau, hệ thống quản lý, kiểm soát nội bộ của họ cũng rất khác nhau và mục đích sử dụng kiểm toán cũng không thống nhất. Điều này thực sự sẽ ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Đối với khách hàng có hệ thống quản lý hữu hiệu, hiểu biết về kiểm toán đương nhiên sẽ dễ dàng hơn nhiều cho kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán so với khách hàng có hệ thống kiểm soát thiếu hiệu lực, thiếu sự hợp tác với kiểm toán viên. Trong những trường hợp như vậy những ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán là rất khác nhau và trong nhiều trường hợp kiểm toán viên phải đưa ra ý kiên không thể đưa ra ý kiến. Điều này hoàn toàn không phải là điều thích thú của kiểm toán viên và của những người sử dụng dịch vụ, kết quả kiểm toán.

Trình độ kinh tế, xã hội: Muốn có được sản phẩm có chất lượng phải dựa trên cơ sở phát triển của nền kinh tế, xã hội. Thực tế không thể đánh giá hoặc so sánh chất lượng kiểm toán ở Việt nam với chất lượng kiểm toán ở các nước phát triển như Anh, Hoa Kỳ, Pháp,… . Bởi hệ thống lý luận về kiểm toán, hệ thống về qui trình kỹ thuật nghiệp vụ của Việt nam vẫn khác nhiều so với các nước đó hay về đội

ngũ chuyên gia kiểm toán ở Việt nam vẫn chưa được đào tạo đầy đủ và cơ bản như các nước. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Do vậy, vấn đề nâng cao chất lượng kiểm toán cần phải xem xét trong quá trình phát triển chung của nền kinh tế.

Cơ chế quản lý kinh tế:

Bất cứ hoạt động kinh tế nào, dưới chế độ nào đều chịu tác động, chi phối bởi cơ chế quản lý kinh tế nhất định. Cơ chế quản lý kinh tế tác động đối với chất lượng kiểm toán thể hiện ở qua các nội dung sau:

Mục tiêu kinh tế: Mục tiêu phát triển kinh tế có thể làm thay đổi lớn đến nhu cầu về kiểm toán kéo theo những ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Ví dụ về chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước hoặc qui định khi công bố báo cáo tài chính phải được kiểm toán xác nhận đã tạo ra thị trường lớn về nhu cầu kiểm toán. Hoặc định hướng phát triển dịch vụ kiểm toán của đảng cũng tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của hoạt động này.

Các chính sách kinh tế: Chính sách kinh tế có tác động rõ nét đến chất lượng kiểm toán. Trên cơ sơ xác định mục tiêu phát triển kiểm toán, Nhà nước đã có hàng loạt các biện pháp đảm bảo cho sự phát triển như việc đầu tư nghiên cứu các chuẩn mực kiểm toán, kế toán. Đây là những nỗ lực lớn nhằm phát triển hoạt động kiểm toán và đảm bảo chất lượng kiểm toán. Hoặc chính sách khuyến khích công ty kiểm toán quốc tế kết hợp cùng các công ty kiểm toán trong nước kiểm toán các khách hàng là doanh nghiệp nhà nước, dự án đã tạo cho sự trao đổi học hỏi kinh nghiệm cùng nâng cao chất lượng công việc. Ngược lại cũng có những chính sách làm hạn chế khả năng nâng cao chất lượng. Cụ thể như việc qui định về khung giá phí kiểm toán hoặc cơ chế tiền lương của các kiểm toán viên trong các công ty kiểm toán là doanh nghiệp nhà nước làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng làm việc, nghiên cứu của kiểm toán viên, … .

Tổ chức quản lý chất lượng: Hình thành cơ chế quản lý chất lượng trong cơ chế chung của quản lý kinh tế. Cơ chế quản lý chất lượng sẽ đảm bảo sự hài hoà giữa lợi ích của công chúng đối với kiểm toán và sự phát triển của hoạt động kiểm toán. Cơ chế kiểm quản lý chất lượng hữu hiệu sẽ đảm bảo cho sự phát triển có chất lượng và hiệu quả của hoạt động kiểm toán

đưa ra.

Một phần của tài liệu 03 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán – tư vấn – định giá ACC việt nam thực hiện (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w