Lập kế hoạch kiểm toán.

Một phần của tài liệu 03 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán – tư vấn – định giá ACC việt nam thực hiện (Trang 31 - 35)

Lập kế hoạc kiểm toán là công việc đầu tiên cần phải làm đổi với mỗi cuộc kiểm toán. Tại công ty kiểm toán ACC thực hiện kiểm toán BCTC cho công ty cổ phần NCS việc lập kế hoạch kiểm toán bao gồm các nội dung sau:

Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro.

Đây là bước đầu của việc lập kế hoạch kiểm toán. Công ty cổ phần công nghệ NCS là khách hàng truyền thống của công ty. Công ty đã tiến hành kiểm toán BCTC cho công ty NCS từ năm 2006 tới nay. Là khách hàng truyền thống nên việc lập kế hoạch kiểm toán thuận lợi hơn và không mất quá nhiều thời gian. Tuy nhiên năm 2010 việc thực hiện kiểm toán phải dựa theo TCKTM của hiệp hội hành nghề kiểm toán viên Việt Nam do vậy việc lập kế hoạch kiểm toán cho công ty NCS có một số thay đổi.

NCS là khách hàng truyền thống của công ty kiểm toán ACC – Việt Nam trước khi vào lập kế hoạch kiểm toán. Công ty kiểm toán ACC đã tiến hành đánh giá có nên tiếp tục thực hiện kiểm toán cho công ty NCS. Căn cứ để công ty ACC quyết định tiếp tục tiến hành kiểm toán BCTC cho công ty NCS dựa vào tính độc lập của ban giám đốc công ty, rủi ro của hợp đồng kiểm toán, chi phí bỏ ra và phí kiểm toán thu được.

Mẫu xem xét chấp nhận và đánh giá rủi to hợp đồng (xem phụ lục 1)

Lập hợp đồng kiểm toán:

Sau khi tiến hành đánh giá và chấp nhận tiếp tục thực hiện kiểm toán BCTC cho công ty cổ phần công nghệ NCS giám đốc công ty kiểm toán ACC và giám đốc công ty cổ phần NCS tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán. Trong hợp đồng kiểm toán quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên, nội dung công việc mà công ty kiểm toán ACC cần phải làm, thời gian hoàn thành cuộc kiểm toán và phí kiểm toán nhận được.

Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động;

Thực hiện tìm hiểu thông tin sơ bộ, khảo sát, đánh giá ban đầu về khách hàng… Trong giai đoạn này, các KTV của Công ty sẽ tiến hành tìm hiểu những thông tin khái quát nhất về công ty khách hàng như: loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, kết quả hoạt động trong mấy năm qua…

Để thu thập thông tin về khách hàng, KTV phải kết hợp quan sát đồng thời phỏng vấn Ban giám đốc và thu thập các văn bản như: Giấy phép thành lập và Điều lệ công ty; các BCTC như Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh…; Biên bản thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước; Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc; Các hợp đồng và cam kết quan trọng…

Mẫu tìm hiểu thông tin khách hàng và môi trường hoạt động (xem phụ lục số 2)

Quy trình kiểm toán được xây dựng là chung cho các khách hàng và xây dựng theo TCKTM của hiệp hội hành nghề kiểm toán viên Việt Nam các yêu cầu tìm hiểu thông tin về khách hàng phải được thu thập đầy đủ. Tuy nhiên đối với khách hàng truyền thống và khách hàng mới, quy trình tìm hiểu là khác nhau.

Đối với khách hàng mới, việc thu thập thông tin là hết sức quan trọng. KTV thực hiện yêu cầu phải thu thập toàn bộ các thông tin của khách hàng theo đúng quy trình kiểm toán đã được Công ty xây dựng và đạt yêu cầu của quá trình đánh giá, khảo sát ban đầu.

Đối với Công ty Cổ phần NCS, là khách hàng truyền thống, các thông tin chung về khách hàng đã được thu thập và lưu trong Hồ sơ kiểm toán chung, và Hồ sơ kiểm toán năm từ các năm trước. Do đó việc thu thập thông tin chung về khách hàng chỉ là bổ sung thêm các thông tin mới, thay đổi trong năm tài chính thực hiện kiểm toán

Phân tích tổng quát báo cáo tài chính ảnh hưởng đến khoản mục doanh thu

Phân tích sơ bộ về Báo cáo tài chính, KTV sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát. KTV sẽ tiến hành thu thập cả những thông tin tài chính và thông tin phi tài chính trong một vài năm gần đây. Sau đó so sánh các thông tin thu được và phân tích, đánh giá kết qủa và tìm hiểu nguyên nhân. Quá trình phân tích này có thể nhận biết được những thay đổi đáng kể trong hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như có thể đánh giá được mức độ trọng yếu, rủi ro trong các khoản mục để từ đó KTV có hướng kiểm toán.

Bảng phân tích báo cáo tài chính (xem phụ lục 3)

Nhận xét: về sơ bộ thì không có sự biến động bất thường xảy ra đối với khoản mục doanh thu và các chi phí tạo nên doanh thu đó. Tuy nhiên có sự biến động lớn trong Lợi nhuận gộp và Lợi nhuận trước thuế, điều này sẽ được phân tích cụ thể trong phần thực hiện thủ tục phân tích đối với Doanh thu.

Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ

Công ty Cổ phần NCS là khách hàng truyền thống của Công ty, HTKSNB được đánh giá là khá, do đó khi thực hiện, KTV không thực hiện chi tiết như bảng trên. Để giảm tiểu thời gian làm việc cũng như chi phí kiểm toán. KTV sẽ thực hiện phỏng vấn Kế toán trưởng, kế toán bán hàng và kế toán công nợ, đánh giá xem xét có vấn đề mới phát sinh hay không. Và có đưa ra thủ tục kiểm soát nào mới hay không. Đồng thời xem xét lại Hồ sơ kiểm toán năm trước và xem xét tình hình thực tế mà KTV mới thu thập được, Ban giám đốc có thường thiết lập thủ tục kiểm soát mới phù hợp với tình hình thực tế kinh doanh, tiến hành đánh giá hệ thống KSNB và đưa ra kết luận rủi ro Kiểm toán

Mẫu biểu tìm hiểu về HTKSNB đối với khách hàng truyền thống, Công ty Cổ phần NCS (xem phụ lục 4)

Công ty Cổ phần Công nghệ NCS là khách hàng truyền thống, đã được Công ty kiểm toán trong 5 năm liên tục, HTKSNB được đánh giá trong các năm trước ở mức độ khá, các sai phạm trong công tác hạch toán doanh thu rất ít xảy ra, do vậy rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều được KTV đánh giá ở mức độ thấp. Nên trong năm 2010, KTV không tiến hành phỏng vấn kế toán doanh thu để đánh giá HTKSNB của đơn vị. (Đây là điểm hạn chế của KTV trong việc đánh giá HTKSNB tại khách hàng, vi phạm nguyên tắc thận trọng trong quá trình kiểm toán)

Sau khi đã tìm hiểu về hệ thống kế toán, có được những đánh giá ban đầu về mức trọng yếu và rủi ro, nhận định rằng HTKSNB được thiết lập đối với khoản mục doanh thu là tương đối tốt. KTV sẽ lập chương trình kiểm toán đối với mỗi khoản mục, kiểm toán viên căn cứ vào đặc điểm của của từng khách hàng để thiết kế nên chương trình kiểm toán cho phù hợp.

Công ty Cổ phần NCS là khách hàng truyền thống của Công ty, HTKSNB được đánh giá là khá, do đó khi thực hiện, KTV không thực hiện chi tiết như bảng trên. Để giảm tiểu thời gian làm việc cũng như chi phí kiểm toán. KTV sẽ thực hiện phỏng vấn Kế toán trưởng, kế toán bán hàng và kế toán công nợ, đánh giá xem xét có vấn đề mới phát sinh hay không. Và có đưa ra thủ tục kiểm soát nào mới hay không. Đồng thời xem xét lại Hồ sơ kiểm toán năm trước và xem xét tình hình thực tế mà KTV mới thu thập được, Ban giám đốc có thường thiết lập thủ tục kiểm soát mới phù hợp với tình hình thực tế kinh doanh, tiến hành đánh giá hệ thống KSNB và đưa ra kết luận rủi ro Kiểm toán

Chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu.

Sau khi phân tích sơ bộ BCTC, đánh giá hệ thống KSNB, xác định mức độ trọng yếu và rủi ro của khoản mục doanh thu, dựa trên cơ sở đó Công ty sẽ xây dựng chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu. Chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu là chung cho mỗi cuộc kiểm toán, việc thiết kế chương trình kiểm toán như ở trên, Công ty xây dựng chương trình kiểm toán theo các bước

Một là: Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Ba là: Thực hiện kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu

Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm khách thể kiểm toán thì KTV sẽ xây dựng chương trình kiểm toán linh hoạt nhưng vẫn phụ thuộc vào chương trình kiểm toán mẫu mà Công ty đã xây dựng. Những thay đổi trong quá trình thực hiện, làm thay đổi chương trình kiểm toán phải được sự đồng ý của Trưởng nhóm kiểm toán. Như vậy quản lý công việc được thực hiện, cũng như giúp KTV không chồng chéo và bỏ sót công việc, đồng thời không cứng nhắc, áp dụng linh hoạt.

Đối với Công ty Cổ phần NCS, là khách hàng truyền thống, nên việc xây dựng chương trình kiểm toán sẽ tham khảo chương trình kiểm toán đã xây dựng từ các năm trước. Đồng thời đánh giá các thay đổi trong năm tài chính hiện tại để đán giá và xây dựng chương trình kiểm toán phù hợp.

Công ty Cổ phần NCS có doanh thu chủ yếu về cung cấp lĩnh vực phần mềm cũng như các thiết bị về linh vực phần mềm… Việc bán hàng và phân phối sản phẩm chủ yếu thực hiện bán hàng trực tiếp và qua các đại lý, chi nhánh. Ghi nhận doanh thu khi chuyển giao sản phẩm cho người mua, tại các đại lý, chi nhánh thì đã bán được sản phẩm, còn khi sản phẩm giử đến các đại lý thì ghi nhận là hàng giử bán. Khi xây dựng chương trình kiểm toán, đối với bán hàng trực tiếp thì chú trọng đối với chính sách ghi nhận doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu. Đối với đại lý, chi nhánh thì xây dựng thực hiện kiểm tra chi tiết việc xuất hóa đơn cho khách mua hàng tại các đại lý, chi nhánh giử về, kiểm kê một số đại lý, chi nhánh số lượng hàng tồn.. Tăng cường các thủ tục phân tích để thấy được sự phù hợp trong việc bán hàng, ghi nhận doanh thu với việc xác nhận công nợ của các đại lý, số lượng tồn kho và hàng giử bán…Thực hiện kiểm tra chi tiết hoa hông mà Công ty trả cho các đại lý.

Sau đây là Bảng tổng hợp kế hoạch thực hiện chương trình kiểm toán do Công ty thực hiện (xem phụ lục số 5)

Một phần của tài liệu 03 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán – tư vấn – định giá ACC việt nam thực hiện (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w