Mối quan hệ giữa tính chất cổ điển và tính chất hiện đại trong tập thơ Nhật kí trong tù

Một phần của tài liệu Chuyên đề hội thảo vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong tập thơ nhật kí trong tù (Trang 42)

thơ Nhật kí trong tù

Trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung và văn chương nói riêng khi nói đến tính chất cổ điển và hiện đại tức là nói đến sự kế thừa và sáng tạo trong quá trình sáng tác.

Kế thừa là một hiện tượng phổ biến trong đời sống. Trong sự phát triển của bất kì sự vật hiện tượng nào cái ra đời sau bao giờ cũng dựa trên cơ sở cái trước đó. Trong bản thân của cái mới có hiện hữu hình bóng của cái cũ. Khi yếu tố truyền thống được giữ gìn một cách có ý thức bên cạnh đó cái hạn chế cũng được loại bỏ một cách có ý thức thì sẽ thúc đấy sự phát triển. Đồng thời sáng tạo

là nói đến sự đổi mới, cải biến cái cũ đồng thời đòi hỏi những phát hiện, những phát minh mới mẻ chưa từng có trước đó.

Nhật ký trong tù là một tập nhật kí bằng thơ được viết ở trong tù khá

phóng khoáng, gặp gì ghi nấy, xúc cảm thế nào thì ghi như thế. Trong đó có đủ từ những chuyện nhỏ nhặt, tầm thường của sinh hoạt trong nhà tù, những chuyện không thơ chút nào như chuyện chia nước, gãi ghẻ, bị trói còng tay, bị áp giải đi sớm, phải ngồi hố xí, chuyện lính ngục đánh cắp mất chiếc gậy, chuyện nghe một người bạn tù thổi sáo… Từ đây mới thấy, trong Nhật kí trong tù, Hồ Chí Minh đã làm được một việc khó làm là đưa các đề tài tầm thường, cá biệt sáp nhập vào các đề tài cao quý muôn thửơ một cách hết sức tự nhiên. Từ chuyện nhìn trăng qua khe cửa nhà lao đồng nhất vào đề tài vọng nguyệt của thơ cổ điển. Từ chuyện người bạn tù thổi sáo, tác giả gợi người đọc nhớ tới tứ thơ “cách thướng nhất tằng lâu”. Từ hình ảnh bị giải đi trong cảnh chiều tà ít nhiều gợi liên tưởng tới dáng dấp người lữ thứ trong thơ cổ. Trong nhiều bài thơ việc khơi dậy kí ức về cổ thi (Đường thi) nơi người đọc được tiến hành song song với yếu tố kể chuyện. Với cách làm này, tác giả đã khống chế được sự bành trướng của chất văn xuôi vào tác phẩm mặt khác làm tăng thêm tính gợi cảm, khả năng tích chứa ý nghĩa của của các chi tiết, hình ảnh thơ. Lúc này chất cổ điển đã trở thành điều kiện cần giúp cho những trang nhật kí hằng ngày trở thành thơ theo đúng nghĩa của nó. Việc sử dụng nhiều yếu tố cổ điển nhất là thi liệu và bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình giúp cho tập thơ bàng bạc không khí trầm mặc, cổ kính của thơ ca cổ điển và mang lại hiệu quả rất cao mà bất kì tác phẩm văn học nào cũng đều hướng đến đó là “ý tại ngôn ngoại”.

Yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại trong Nhật kí trong tù có mối quan hệ hữu cơ với nhau, không tách rời nhau được mà luôn hỗ trợ cho nhau. Thực ra tinh thần gang thép cách mạng theo kiểu hiện đại ở Hồ Chí Minh là một bước tiến mới dưạ trên nền tảng của phong thái ung dung tự tại của những bậc hiền triết trong thơ cổ điển. Tương tự như vậy, sự xuất hiện của con người trong tư

thế làm chủ thiên nhiên là bước phát triển của quan niệm “thiên nhân tương cảm” của các bậc tiền bối.

Nếu như yếu tố cổ điển giúp cho Nhật kí trong tù từ một tập nhật kí trở thành thơ theo đúng nghĩa của thơ thì yếu tố hiện đại mang lại cho tập thơ tư tưởng của thời đại. Nếu yếu tố cổ điển là điều kiện cần thì yếu tố hiện đại là điều kiện đủ để đánh giá sự thành công của một tác phẩm văn học, đó là sự tìm tòi sáng tạo để mang lại một quan niệm mới được diễn đạt dưới một hình thức cũ.

Một phần của tài liệu Chuyên đề hội thảo vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong tập thơ nhật kí trong tù (Trang 42)