Bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình

Một phần của tài liệu Chuyên đề hội thảo vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong tập thơ nhật kí trong tù (Trang 25)

Mỗi một thể loại hay trường phái văn học, đều có phương pháp sáng tác riêng. Và chính điều này sẽ mang lại nét đặc trưng của nó. Thơ Đường là một thành tựu đặc sắc của văn học Trung Quốc nói riêng và của nhân loại nói chung lại càng không thể thiếu điều đó. Nói đến nghệ thuật thơ Đường, ngoài nghệ thuật đối như đã trình bày ở trên, chúng ta không thể không nói đến bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình. Bút pháp chấm phá là một đặc điểm thi pháp của thơ Đường. Hồ Chí Minh đã sử dụng bút pháp này trong tập thơ Nhật ký trong tù. Có điều tác giả đã sử dụng một cách hết sức linh hoạt, sáng tạo nên tránh được sự sáo mòn. Bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình đã góp phần thể hiện được bức chân dung tinh thần tự họa của con người Hồ Chí Minh và cả tái hiện lại được

những bất công ngang trái của chế độ nhà tù ở Quảng Tây Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch.

Với bút pháp này, cảnh là cái được mượn để cốt nói lên suy nghĩ tình cảm của nhân vật trữ tình. Hay nói cách khác cảnh chỉ là cái cớ, còn tình mới là đích đến cuối cùng. Trong rất nhiều bài thơ được Hồ Chí Minh sử dụng bút pháp này, chúng tôi chọn hai tác phẩm sau:

Phiên âm: Tân xuất ngục học đăng sơn

Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân, Giang tâm như kính tịnh vô trần; Bồi hồi độc bộ Tây Phong lĩnh, Dao vọng Nam thiên ức cố nhân.

Dịch thơ:

Núi ấp ôm mây, mây ấp núi,

Lòng sông gương sáng, bụi không mờ; Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh, Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa.

Cũng giống như thơ Đường, Hồ Chí Minh không tả mà chỉ gợi. Hai nét trong bút pháp hội họa truyền thống phương Đông trong tranh thủy mặc đã được tác giả sử dụng rất thành thục vào trong bài thơ của mình đó là: một nét vẽ mây và núi gợi lên vẻ đẹp hùng vĩ của núi non, một nét vẽ dòng sông trong vắt chảy dưới chân núi phản chiếu ánh mặt trời như một tấm gương phẳng sáng trong. Chỉ cần có hai nét chấm phá thôi mà bao gồm cả cao sơn lưu thủy. Nhân vật trữ tình như hòa lẫn vào bức tranh thiên nhiên hùng vĩ với núi ôm mây mây ấp núi soi bóng xuống dòng sông trong vắt phẳng lặng. Nhân vật mang cốt cách của một nhà hiền triết, nhìn cảnh vật từ trên cao, từ xa, bao quát cả càn khôn vào trong tầm mắt của mình. Cả một vùng bao la, bát ngát được phác họa rất có hồn chỉ qua hai nét chấm phá ấy. Nếu dừng lạ chỗ ấy thôi thì chưa trọn vẹn. Một bức tranh sơn thủy đẹp không thể thiếu cái hồn của cảnh vật! Bài thơ Mới ra tù tập

leo núi có cả điều đó nữa. Hồ Chí Minh rất tài tình khi thả hồn mình vào bức

tranh qua những hình ảnh thơ giàu giả trị biểu cảm và hình ảnh thơ mang ý nghĩa tượng trưng. Ngay câu thơ đầu có hai hình ảnh: “núi ôm mây” và “mây ấp núi”, hình ảnh thơ gợi người đọc liên tưởng tới niềm khao khát về tình cảm bạn bè, đồng chí. Đến câu thơ thứ hai, hình ảnh “dòng sông” mang một ý nghĩa tượng trung. Dòng sông trong suốt như gương không chút bụi mờ hay chính là tâm hồn nhà thơ trải qua bao tháng ngày bị giam cầm, đày ải mà vẫn trắng trong, không vẩn bụi? Đến câu cuối nỗi nhớ bạn hay là nỗi nhớ nước luôn canh cánh bên lòng?

Nhờ bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình ấy nên bài thơ dẫu kết thúc rồi vẫn không khép lại mà mở ra một trường liên tưởng ở người đọc, Thiết nghĩ thành công ở bất kì tác phẩm nghệ thuật nào xét đến cùng đều phải đạt đến chỗ đó!

Tác phẩm thứ hai, chúng tôi chọn làm dẫn chứng ở đây là Nạn hữu xuy

địch (Người bạn tù thổi sáo)

Phiên âm:

Ngục trung hốt thính tư hương khúc, Thanh chuyển thê lương điệu chuyển sầu; Thiên lý quan hà vô hạn cảm,

Khuê nhân cách thướng nhất tằng lâu.

Dịch thơ:

Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu, Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu; Muôn dặm quan hà khôn xiết nỗi, Lên lầu ai đó đứng trông nhau.

Đối với tác phẩm này, chùng tôi muốn nhấn mạnh đến bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc biệt tập trung ở câu cuối:

Về mặt thi liệu (Đường thi) của bài thơ chúng tôi đã đề cập ở mục 1.2.2.2. Việc câu thơ này ghép từ một câu trong bài Lên lầu quán tước để nói cái chót vót của lầu cao. Câu thơ của Vương Chi Hoán được đặt vào trong không gian nghệ thuật của bài Người bạn tù thổi sáo góp phần làm giàu thêm chất trữ tình cho tác phẩm. Câu thơ nói lên cảnh tượng của một con người đang bước chân leo thêm một tầng lầu. Một tầng lầu nữa, có nghĩa là trước đó đã lên một tầng, hoặc đã mấy tầng rồi mà vẫn chưa đủ nên bước chân leo thêm một tầng lầu nữa. Có bao nhiêu tầng lầu là có bấy nhiêu thương nhớ. Đây không chỉ có cái cao của tầng lầu, cái mênh mông của trời đất mà có cả cái mênh mông của lòng người. Bài thơ kết thúc với bước chân dừng lại ở tầng lầu, như dừng lại ở bên bờ vực thẳm, vực thẳm của sự im lặng đến đáng sợ. Bao nhiêu người phụ nữ hóa đá cũng đều ở đầu non, dưới bờ vực thẳm và trước mặt là vời vợi không gian thương nhớ, đợi chờ. Người phụ nữ trong bài thơ chưa hóa đá nhưng đã bước lên lầu cao như dáng một tượng vọng phu. Có lẽ ý thơ không dừng lại ở đó. Bài thơ bộc bạch dùm nỗi riêng tư của vợ chồng người bạn tù với tấm lòng thương cảm vô bờ. Nhưng âm thầm vận vào mình, bài thơ thêm cái đằm thắm sâu xa của Bác. Người thương nhà, Bác nhớ nước. Tình quê, tình vợ chồng, nỗi nước, nỗi nhà đan quyện vào nhau, xoắn xuýt lấy nhau, chồng chất lên nhau.

Bài thơ giống thơ Đường ở ngôn ngữ, ở thể loại, ở thi liệu, ở bút pháp tả cảnh ngụ tình. Đặc biệt bút pháp tả cảnh ngụ tình giúp cho bài thơ có điệu ngân vang, lan tỏa rất lớn. Điệu ngân vang bắt đầu từ khúc tư hương và sau là cái cảm giác không gian, cái thương nhớ ngóng trông dằng dặc, mênh mông. Câu cuối khép bài thơ lại mà lòng người lại mở ra vô tận, vô biên. Câu thơ hay ở chỗ lời xưa được vận dụng một cách tự nhiên nhưng ý nay cũng tự nhiên mà được hình thành. Truyền thống và hiện đại xuyên thấm vào nhau làm nên vẻ đẹp của thi phẩm.

2.Vẻ đẹp hiện đại

Một phần của tài liệu Chuyên đề hội thảo vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong tập thơ nhật kí trong tù (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w