Vẻ đẹp hiện đại trên phương diện nghệ thuật 1 Ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Chuyên đề hội thảo vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong tập thơ nhật kí trong tù (Trang 34)

2.2.2.1. Ngôn ngữ

Đặc trưng nổi bật của thơ cổ đó là sự trau chuốt về lời. Lời thơ thường là thứ ngôn ngữ kinh điển, bác học, tròn như ngọc, như châu. Tập thơ Nhật ký trong tù có rất nhiều tác phẩm thể hiện đặc điểm đó. Tuy nhiên, bên cạnh đó

cũng không ít bài thể hiện tính chất hiện đại trong thơ chữ Hán của Người.

Khi đi vào tìm hiểu tính chất hiện đại của tập thơ trên phương diện ngôn ngữ, chúng tôi thấy có những nét biểu hiện như sau:

Đầu tiên là việc tăng cường sử dụng các hư từ. Trong khi thơ cổ điển có xu hướng triệt tiêu các hư từ. Bài thơ Đáp hỏa xa vãng lai tân là một ví dụ.

Phiên âm:

Tất cánh tỷ đồ bộ phiêu lượng.

Dịch thơ:

Dù rằng chỉ ngồi trên đống than, Sang gấp mấy lần khi cuốc bộ.

Hoặc như bài Tứ cá nguyệt liễu (Bốn tháng rồi), nhờ sử dụng những hư từ như: nhiên vị (bởi vì), sở dĩ (cho nên), hạnh nhi (may sao), giúp cho bài thơ vốn giàu yếu tố tự sự mà vẫn chặt chẽ. Cấu trúc nội dung của bài được tổ chức theo kiểu quan hệ: nguyên nhân - kết quả - nhưng -

Thứ hai, tác giả có xu hướng đưa các lớp từ khẩu ngữ, cách nói thường ngày vào thơ một cách tự nhiên. Trong bài Đỗ (Đánh bài), Bác viết:

Phiên âm:

Dân gian đỗ bác bị quan lạp

Dịch thơ:

Đánh bạc ở ngoài bị quan bắt tội

bị quan lạp” nghĩa là bị quan bắt, hoàn toàn mang yếu tố khẩu ngữ, không có gì trau chuốt cả. Câu thơ như lời nói, chất văn xuôi tràn vào thơ.

Hoặc trong bài Tảo 1 (Buổi sớm 1) có câu thứ ba: Phiên âm:

Khuyến quân thả ngật nhất cá bão,

Dịch thơ:

Khuyên anh hãy gắng ăn no bụng

Những hô ngữ, câu cảm thán dạng như giao tiếp hằng ngày cũng được đưa vào thơ làm cho lời thơ đầy ắp giọng điệu cảm xúc khác nhau Dạ bán văn

khốc phu (Nửa đêm nghe tiếng khóc chồng) là một ví dụ minh họa cho điều

này.

Phiên âm:

Ô hô phu quân, hề phu quân!

Dịch thơ:

Hỡi ơi! Chàng hỡi, hỡi chàng ơi! Cơ sự vì sao vội lánh đời?

Thứ ba, thành ngữ tiếng Việt cũng được sử dụng nhuần nhuyễn trong thơ chữ Hán của Người.

Điền đông Phiên âm:

Mỗi xan nhất uyển công gia chúc, Đỗ tử thì thì tại thán hu;

Bạch phạn tam nguyên bất câu bão, Tân như quế dã mễ như châu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dịch thơ:

Cháo tù mỗi bữa chia lưng bát, Cái bụng luôn luôn rên rỉ sầu; Cơm nhạt ba đồng ăn chẳng đủ,

Củi thì như quế, gạo như châu.

Hoặc như bài: Quách tiên sinh

Phiên âm:

Bình thủy tương phùng”, đàm phiến khắc, Quách quân đối ngã thậm ân cần;

“Tuyết trung tống thán”tuy nhiên thiểu, Thế giới nhưng tồn giá chủng nhân.

Dịch thơ:

“Gặp nhau bèo nước”, chuyện gần xa, Ông Quách ân cần đối đãi ta;

Đời này người thế vẫn còn mà.

Thứ tư, tiếng lóng cũng được đưa vào thơ. Ví dụ như bài Lai Tân có câu:

Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự” dịch thơ là “Chong đèn, huyện trưởng làm công việc”. Theo một người bạn Trung Quốc nói với Đặng Thai Mai là “thiêu đăng” theo tiếng lóng của Trung Quốc chỉ việc hút thuốc phiện. Trong bài Nạn hữu Mạc mỡ (Bạn tù họ Mạc) có câu “xa đại pháo tài chân vĩ đại”

trong đó “xa đại pháo tài” tiếng lóng có nghĩa là tài nói phét, khoác lác, chém gió.

Thứ năm, là dùng cách viết phiên âm bằng chữ la tinh. Câu đầu trong bài thơ Tân Dương ngục trung hải (Cháu bé trong nhà lao Tân Dương):

Oa…! Oa…! Oaa…!

Tập thơ có hai bài thơ có nhan đề chỉ là dấu hỏi (?) hoặc dấu chấm than (!). Đó là hai bài được xếp ở vị trí số 107 và 108.

Tóm lại, việc đưa các yếu tố ngôn ngữ đời thường như hư từ, khẩu ngữ, thành ngữ, tiếng lóng… vào trong những bài thơ Đường luật trong tập Nhật ký

trong tù có ý nghĩa nhất định của nó. Thứ nhất phù hợp với thể nhật kí của tập

thơ, phù hợp với việc thể hiện một cách sinh động những tình huống, sự kiện, hình ảnh, sự việc… diễn ra trong nhà tù. Thứ hai nữa, nó giúp cho bài thơ phát triển năng lực giao tiếp. Đấy chính là điểm khác biệt với ngôn ngữ thơ cổ điển. Đấy cũng là biểu hiện tinh thần Việt hóa thơ Đường theo phong cách của Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Chuyên đề hội thảo vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong tập thơ nhật kí trong tù (Trang 34)