Tinh thần thép

Một phần của tài liệu Chuyên đề hội thảo vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong tập thơ nhật kí trong tù (Trang 31)

Trong những trang cuối của tập thơ Nhật ký trong tù, Hồ Chí Minh có làm bài thơ “Khán “thiên gia thi” hữu cảm” như sau:

Phiên âm:

Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong; Hiện đại thi trung ưng hữu thiết, Thi gia dã yếu hội xung phong.

Dịch thơ:

Cảm tưởng đọc “Thiên thi gia”

Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông; Nay ở trong thơ nên có thép,

Nhà thơ cũng phải biết xung phong.

Bài thơ trên thể hiện quan điểm của Bác về hai vấn đề: tình cảm thiên nhiên trong thơ và lập trường của người cầm bút trong thời đại mới. Theo Người cái mới cần phải đưa vào trong thơ thời đại là tinh thần chiến đấu, tinh thần cách mạng, là chất “thép”. Mà sau này Bác đã nói: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

Chất thép ở đây chúng ta hiểu trên hai phương diện. Thứ nhất là từ phía người cầm bút phải có ý thức dùng ngoài bút để đấu tranh chính trị vì mục đích hướng tới cái tốt, cái thiện. Thứ hai là từ phía nhân vật trữ tình trong thơ đó là ý chí nghị lực dũng khí để vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt và khắc phục hoàn cảnh của một con người vĩ đại. Trong bài viết này, chúng tôi thiên về tìm hiểu tinh thần thép ở góc độ nhân vật trữ tình trong thơ. Chúng tôi chọn hai tác phẩm sau đây để hiểu rõ hơn về tinh thần thép trong Nhật ký trong tù.

Sơ đáo Thiên Bảo ngục

Phiên âm:

Nhật hành ngũ thập tam công lí, Thấp tận y quan, phá tận hài; Triệt dạ hựu vô an thụy xứ,

Xí khanh thượng tọa đãi triều lai.

Ngày cuốc năm mươi ba cột số, Ướt đầm mũ áo, rách bươm giày; Thâu đêm lại chẳng nơi yên giấc, Ngồi trấn cầu tiêu, đợi sáng ngày.

Bài thơ nói về sự việc Bác bị giải tới nhà lao Thiên Bảo. Trong ngày đó, Người phải đi bộ năm mươi ba cây số, quần áo đẫm ướt, dưới chân đôi giày bị rách nát, chỗ ngủ không có, Người chỉ còn một chỗ duy nhất có thể đặt chân lên: cái hố xí. Bài thơ có bốn câu, trong đó có ba câu rưỡi là nói đến sự việc diễn ra trong ngày. Nếu dừng lại ở đây chưa thể gọi là thơ hay được. Đến ba chữ “đợi ngày mai” (đãi liêu trai) thì mới thật là thơ. Bởi ở đó thể hiện một tâm hồn lạc quan, niềm vui sống ở ngày mai. Con người không vì bị rơi vào hoàn cảnh bĩ cực mà bi quan chán nản. Tuy thân ở trong tù nhưng cánh mộng lại bay trong trời tự do. Niềm tin, lí tưởng vào ngày mai được đặt lên trên hiện thực đen tối, bẩn thỉu. Vẻ đẹp của nhân vật được thể hiện ở ý chí ấy, tinh thần ấy.

Bạn đọc cũng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp tinh thần thép ấy trong những tác phẩm sau: Bán lộ tháp thuyền phó ung (Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh),

Tự miễn (Tự khuyên mình), Vãng Nam Ninh (Đi Nam Ninh), Văn thung mễ thanh (Nghe tiếng giã gạo)…

Không chỉ nói ý chí, nghị lực vượt lên trên hoàn cảnh mới là thép. Chất thép còn thể hiện ở bút pháp trữ tình, bản chất chiến sĩ lồng trong hình ảnh thi sĩ. Bài thơ Vọng nguyệt (Ngắm trăng) là ví dụ tiêu biểu.

Phiên âm:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Dịch thơ:

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Một không gian nhà tù tràn ngập ánh trăng chỉ tiếc không có hoa và rượu cho cảm hứng được trọn vẹn. Người tù nhìn trăng qua khe cửa của nhà lao và trăng cũng như có tâm hồn “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Nội dung toàn bộ tác phẩm là chừng đó. Vậy chất thép ở đâu? Không có hình ảnh mảy may nói đến người chiến sĩ, đến chất thép gì cả nếu như người đọc chỉ dừng lại ở bên ngoài câu chữ. Đặt nhân vật trong hoàn cảnh bị xiềng xích, muỗi, rệp, ghẻ lở, đói, lạnh… mà con người vẫn thả hồn lên với trăng và hồn thơ lại bay bổng. Thép ở chỗ: ung dung tự tại, hoàn toàn đứng trên gian khổ. Gian khổ, thử thách đến mấy vẫn không vướn víu nổi hồn thơ. Thép là ở đó!

Nói như Nguyễn Đăng Mạnh: “… cái phong thái ung dung tự tại của nhân vật trữ tình trước thiên nhiên kia thực ra cũng là một phương diện của chất thép, chất cách mạng trong thơ Hồ Chí Minh, theo ý nghĩa chặt chẽ, chính xác của khái niệm này”.

Một phần của tài liệu Chuyên đề hội thảo vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong tập thơ nhật kí trong tù (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w