Nguồn phát sinh nước thải bệnh viện

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng nước thải tại thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên (Trang 53)

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là khu vực thành phố Thái Nguyên tập trung rất nhiều bệnh viện và cơ sở y tế tuyến tỉnh và trung ương. Quy mô các bệnh viện ngày càng được mở rộng và phát triển cả về chất lượng và chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân không những trong tỉnh mà còn từ các tỉnh lân cận. Chính vì thế mà lượng nước thải các bệnh viện thải ra môi trường ngày càng nhiều hơn. Do điều kiện kinh tế của một tỉnh miền núi nên cơ sở vật chất chưa thực sự hiện đại, các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện chưa đảm bảo được hết các yêu cầu kỹ thuật. Nước thải bệnh viện đổ ra và phát tán vào môi trường nước xung quanh mang theo nhiều nguy cơ nguy hại đến môi trường và sức khoẻ con người.

Theo con số thống kê kiểm soát ô nhiễm do Chi cục bảo vệ môi trường Thái Nguyên cung cấp, lưu lượng nước thải của một số bệnh viện và khu vực như sau:

Bảng 4.5. Lưu lượng nước thải của một số bệnh viện khu vực thành phố Thái Nguyên

STT Tên cơ sở Địa chỉ

Lưu lượng (m3/tháng)

1

Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên

Phường Phan Đình Phùng, TP

Thái Nguyên 6000

2 Công ty CP Bệnh viện Đa khoa Trung tâm

Phường Phan Đình Phung, TP

Thái Nguyên 280

STT Tên cơ sở Địa chỉ

Lưu lượng (m3/tháng)

phố Nguyên

4 Bệnh viện mắt Phường Quang Vinh, TP Thái

Nguyên 600

5

Bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng

Phường Túc Duyên, TP Thái

Nguyên 583

6 Tổng lưu lượng thải 7.913

(Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường Thái Nguyên, 2010)

Đặc tính của nước thải bệnh viện là ngoài những yếu tố ô nhiễm môi trường thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn, còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các phế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hoá học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh.

Đặc trưng của nước thải bệnh viện là sự lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải từ những bệnh viện chuyên về bệnh truyền nhiễm cũng như khoa lây nhiễm của các bệnh viện khác. Những nguồn nước thải này là một trong những nhân tố cơ bản có khả năng gây truyền nhiễm qua đường tiêu hoá và làm ô nhiễm môi trường. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước...

Nhìn chung, nước thải bệnh viện có tính chất và thành phần gần giống nước thải sinh hoạt, tuy nhiên nồng độ thấp hơn. Theo nhiều nghiên cứu nước thải của 25 bệnh viện từ miền Trung và miền Bắc cho thấy hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải bệnh viện có đặc điểm như sau.

Bảng 4.6. Bảng thông số ô nhiễm đặc trưng trong nước thải bệnh viện

STT Chỉ tiêu Đơn vị Khoảng giá trị Giá trị điển

hình

STT Chỉ tiêu Đơn vị Khoảng giá trị Giá trị điển hình 2 SS mg/l 150 - 250 170 3 BOD5 mg/l 120 - 250 200 4 COD mg/l 120 - 350 160 5 Tổng Coliform MNP/100ml 106- 109 106-109

(Nguồn:Trung tâm quan trắc và Công nghệ môi trường Thái Nguyên) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả cho thấy, phần lớn các chỉ tiêu vật lý, hoá học và vi sinh vật trong nước thải bệnh viện đều vượt tiêu chuẩn môi trường TCVN 7382 - 2004: Chất lượng nước thải bệnh viện - Tiêu chuẩn thải và QCVN 40 : 2012/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Từ tính chất nước thải Bệnh viện nói trên cho thấy nước thải bệnh viện nếu không xử lý thải trực tiếp ra ngoài môi trường là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt đối với nguồn nước mặt. Bên cạnh đó, nước thải bệnh viện còn là phương tiện lan truyền các loại dịch bệnh nguy hiểm.

Qua khảo sát thực tế tại các bệnh viện nằm trên địa bàn khu vực thành phố Thái Nguyên cho thấy, hiện tại có 2 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, bằng thiết bị hợp khối, còn lại các bệnh viện khác chưa có hệ thống xử lý.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng nước thải tại thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên (Trang 53)