Giải pháp nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng nước thải tại thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên (Trang 69)

- Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền qua hệ thống thông tin đại chúng như đài phát thanh truyền hình, báo chí Trung ương, địa phương. Tổ chức kỷ niệm và phát động quần chúng tham gia các ngày lễ về môi trường, tuần lề môi trường, nước sạch, giờ Trái đất.

- Cơ quan chức năng hướng dẫn, chỉ đạo, đào tạo cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ quan, đơn vị về các phương pháp, công nghệ, kiến thức về bảo vệ môi trường.

- Tăng cường mối quan hệ giữa các chủ doanh nghiệp, các tổ chức công đoàn, các trường học, Đoàn thanh niên và Hội phụ nữ của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn với cộng đồng xung quanh thực hiện bảo vệ môi trường chung của toàn thành phố.

- Xây dựng khu phố, khu tập thể và khu dân cư tự quản về môi trường. Giữ gìn vệ sinh nguồn nước, không vứt rác xuống ao, hồ, cống rãnh, không xả nước thải chưa qua xử lý vào trực tiếp nguồn tiếp nhận. Tăng cường công tác hoạt động bảo vệ môi trường có sự tham gia của cộng đồng như tổng vệ sinh đường phố, ngõ phố, thu dọn rác thải, khơi thông cống rãnh.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, trong những năm qua quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đang từng bước phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được về kinh tế, xã hội thì thành phố Thái Nguyên còn chịu nhiều ảnh hưởng của vấn đề gia tăng chất thải và lượng nước thải từ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Đối với nước thải công nghiệp: Nguồn phát sinh nước thải chủ yếu là từ nhóm ngành cơ khí và luyện cán thép là chủ yếu. Tuy nhiên với việc nâng cao nhận thức đối với chủ các doanh nghiệp và sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng thì hầu như các chỉ tiêu quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép ở mức B. Duy chỉ có chỉ tiêu Coliform thì ở mức thấp hơn 0,674 lần so với tiêu chuẩn loại A nhưng vẫn trong giới hạn cho phép ở mức B.

Đối với nước thải bệnh viện: Tại Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên và Trung tâm y tế thành phố đã đầu tư được hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường nên kết quả thu được đều nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên cũng cần đặc biết chú ý tới nguồn nước thải phát sinh từ các phòng khám tư nhân, trạm y tế phường, xã trên địa bàn thành phố.

Đối với nước thải sinh hoạt: Do chưa được kiểm soát và xử lý đồng bộ nên kết quả phân tích cho thấy một số chỉ tiêu ở mức khá cao. Đặc biệt phải kể tới Coliform có chỗ vượt 9 lần giới hạn cho phép ở mức B. Hay như chỉ

số TSS vượt giới hạn cho phép và ở mức tương đối cao là 1,12 lần và 1.57 lần so với mức A.

Đối với nguồn nước mặt và thủy vực: Qua kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng nước mặt đã bắt đầu có dấu hiệu của sự ô nhiễm và ngày càng nghiêm trọng. Như chỉ số BOD5 vượt giới hạn cho phép rất nhiều có nơi vượt mức B1 là 0,61 lần và vượt B2 là 0,36 lần. Hay như chỉ số COD tại 2 vị trí đều cho kết quả như nhau và trong giới hạn cho phép ở mức B1. Còn chỉ tiêu Coliform tại 2 vị trí ta thấy kết quả phân tích là như nhau và đều nằm trong giới hạn cho phép ở mức B1 và B2.

Đối với nước ngầm: Các chỉ tiêu phân tích cho kết quả vẫn trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên chúng đang có dấu hiệu của sự ô nhiễm.

5.2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu trên, để nâng cao hiệu quả quản lý cũng như bảo vệ nguồn nước sinh hoạt cũng như nguồn nước mặt tại khu vực thành phố tôi đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Thường xuyên có biện pháp quan trắc đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt khu vực thành phố để kịp thời xử lý những sự cố và hướng dẫn cho bà con sử dụng nguồn nước hợp lý hơn.

- Xây dựng trạm xử lý nước thải tập chung cho toàn thành phố. - Hoàn thiện hệ thống kênh mương kiên cố hóa và đồng bộ.

- Tiến hành xử lý triệt để nước thải từ các nguồn phát sinh trên địa bàn. - Tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng cho người dân.

- Xây dựng hố chứa rác, nước thải tập trung và có trạm xử lý nước thải. Đầu tư hỗ trợ người dân để họ có đủ khả năng xây dựng cống thải hợp vệ sinh.

- Đẩy mạnh hoạt động quan trắc môi trường và thông tin môi trường. Thường xuyên thông báo cho cộng đồng về thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại các khu tái định cư.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong bảo vệ môi trường đối với cộng đồng dân cư, các cấp chính quyền, các nhà ra quyết định; Tăng cường biện pháp quản lý, nâng cao nhận thức quản lý môi trường, đa dạng hóa vốn đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nước; xây dựng các chính sách, thể chế về tài chính nhằm đầu tư giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về môi trường ở các cấp, các ngành. Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Bộ Tài Nguyên & Môi trường (2006), Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc Gia - Hiện trạng môi trường nước 3 lưu vực sông.

2. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2008), Tiêu chuẩn Việt Nam.

3. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2008), QCVN 08:2008/BTNMT, để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nước thải đến chất lượng nước mặt. 4. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2008), QCVN 09:2008/BTNMT, để

đánh giá mức độ ảnh hưởng của nước thải tới nguồn nước ngầm.

5. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2008), QCVN 14:2008/BTNMT, để đánh giá chất lượng nước thải sinh hoạt.

6. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2009), QCVN 40:2012/BTNMT, để đánh giá chất lượng nước thải công nghiệp.

7. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2010), chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT, để đánh giá chất lượng nước thải bệnh viện.

8. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2005), Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945 - 2005, Nước thải công nghiệp - tiêu chuẩn chất lượng. 9. Cục Bảo vệ môi trường (2004), môi trường bệnh viện nhìn từ góc độ

quản lý chất thải, Nxb thế giới.

10. Nguyễn Tuấn Anh, Đỗ Thị Lan, Nguyễn Thế Hùng (2008), Bài giảng Phân tích Môi trường, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

11. Phạm Ngọc Đăng, (2000), Quản lý môi trường Đô thị và khu công nghiệp,Nxb Xây dựng Hà Nội.

12. Hà Bạch Đằng, Lê Trình (2003), Dự án nghiên cứu Quy hoạch môi trường và xây dựng kế hoạch hành động bảo vệ môi trường thành phố Hải Dương giai đoạn 2002 - 2010.

13. Hoàng Văn Hùng (2009), Bài giảng Ô nhiễm Môi trường, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

14. Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (2004), Việt Nam Môi trường và cuộc sống,Nxb chính trị Quốc Gia.

16. Phòng thống kê thành phố Thái Nguyên (2010), Niên giám thống kê thành phố năm 2010.

17. Sở Tài nguyên & Môi trường Thái Nguyên (2006), Báo cáo tóm tắt Quy hoạch Môi trường tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2020.

18. Sở Tài nguyên & Môi trường Thái Nguyên (2010), Báo cáo Hiện trạng Môi trường tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2010.

19. Trịnh Thị Thanh (2006), Hiện trạng Môi trường nước thành phố Hà Nội,UBND thành phố Hà Nội - Sở TNMT & NĐ Hà Nội.

20. Dư Ngọc Thành (2009), Bài giảng Quản lý Tài nguyên Nước, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

21. Lê Trình (1997), Quan trắc và kiểm soát Ô nhiễm Môi trường, Nxb Khoa học kỹ thuật.

22. Hoàng Văn Vy (2007), “Môi trường các khu công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều việc phải làm”, Tạp chí Bộ Tài nguyên & Môi trường (số 9/2007), trang 36.

II. Tiếng Anh

23. Aveirala.S.J (1985), Wastewate Treatmentfor Pollution Control, Tata Mc Grow Hill, New Delhi.

WHO (1993), Assessment of sources of Ải, Water and land pollution, Part 1&2, Edited by Economopoulos

PHỤ LỤC Phụ lục 01

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT (08:2008/BTNMT)

1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi áp dụng

1.1.1. Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt.

1.1.2. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của nguồn nước mặt, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp.

1.2. Giải thích từ ngữ

Nước mặt nói trong Quy chuẩn này là nước chảy qua hoặc đọng lại trên mặt đất: sông, suối, kênh, mương, khe, rạch, hồ, ao, đầm,...

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước mặt được quy định tại Bảng 1.

Bảng 1: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt

TT Thông số Đơnvị AGiá trị giới hạnB

A1 A2 B1 B2

1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9

2 Ôxy hoà tan (DO) mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2

3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100 4 COD mg/l 10 15 30 50 5 BOD5 (20oC) mg/l 4 6 15 25 6 Amoni (NH+4) (tính theo N) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 7 Clorua (Cl-) mg/l 250 400 600 - 8 Florua (F-) mg/l 1 1,5 1,5 2

9 Nitrit (NO-2) (tính theo N) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05

10 Nitrat (NO-3) (tính theo N) mg/l 2 5 10 15

11 Phosphat (PO43-)(tính theo P) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5

TT Thông số Đơnvị AGiá trị giới hạnB A1 A2 B1 B2 13 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1 14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01 15 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05 16 Crom III (Cr3+) mg/l 0,05 0,1 0,5 1 17 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 18 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 19 Kẽm (Zn) mg/l 0,5 1,0 1,5 2 20 Niken (Ni) mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1 21 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2 22 Thuỷ ngân (Hg) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,002 23 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,1 0,2 0,4 0,5

24 Tổng dầu, mỡ (oils & grea se) mg/l 0,01 0,02 0,1 0,3

25 Phenol (tổng số) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,02

26

Hoá chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ Aldrin+Dieldrin Endrin BHC DDT Endosunfan (Thiodan) Lindan Chlordane Heptachlor mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l 0,002 0,01 0,05 0,001 0,005 0,3 0,01 0,01 0,004 0,012 0,1 0,002 0,01 0,35 0,02 0,02 0,008 0,014 0,13 0,004 0,01 0,38 0,02 0,02 0,01 0,02 0,015 0,005 0,02 0,4 0,03 0,05 27 Hoá chất bảo vệ thực vật

phospho hữu cơ Paration Malation mg/l mg/l 0,1 0,1 0,2 0,32 0,4 0,32 0,5 0,4 28 Hóa chất trừ cỏ 2,4D 2,4,5T Paraquat mg/l mg/l mg/l 100 80 900 200 100 1200 450 160 1800 500 200 2000 29 Tổng hoạt độ phóng xạ a Bq/l 0,1 0,1 0,1 0,1 30 Tổng hoạt độ phóng xạ b Bq/l 1,0 1,0 1,0 1,0 31 E. Coli 100mlMPN/ 20 50 100 200 32 Coliform MPN/ 2500 5000 7500 10000

TT Thông số Đơnvị AGiá trị giới hạnB

A1 A2 B1 B2

100ml

Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau:

A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2.

A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2.

B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.

B2- Giao thông thủy lợi và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.

Phụ lục 02

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM (09: 2008/BTNMT)

1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi áp dụng

1.1.1. Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước ngầm.

1.1.2. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và giám sát chất lượng nguồn nước ngầm, làm căn cứ để định hướng cho các mục đích sử dụng nước khác nhau.

1.2. Giải thích từ ngữ

Nước ngầm trong Quy chuẩn này là nước nằm trong các lớp đất, đá ở dưới mặt đất.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước ngầm được quy định tại Bảng 1.

Bảng 1: Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước ngầm

TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn

1 pH - 5,5 - 8,5 2 Độ cứng (tính theo CaCO 3) mg/l 500 3 Chất rắn tổng số mg/l 1500 4 COD (KMnO4) mg/l 4 5 Amôni (tính theo N) mg/l 0,1 6 Clorua (Cl-) mg/l 250 7 Florua (F-) mg/l 1,0

8 Nitrit (NO-2) (tính theo N) mg/l 1,0

9 Nitrat (NO-3) (tính theo N) mg/l 15

10 Sulfat (SO42-) mg/l 400

11 Xianua (CN-) mg/l 0,01

12 Phenol mg/l 0,001

TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn 14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 15 Chì (Pb) mg/l 0,01 16 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,05 17 Đồng (Cu) mg/l 1,0 18 Kẽm (Zn) mg/l 3,0 19 Mangan (Mn) mg/l 0,5 20 Thuỷ ngân (Hg) mg/l 0,001 21 Sắt (Fe) mg/l 5 22 Selen (Se) mg/l 0,01 23 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 24 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 25 E - Coli MPN/100ml Không phát hiện thấy 26 Coliform MPN/100ml 3

Phụ lục 03

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT (14:2008/BTNMT)

1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này qui định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra môi trường.

Không áp dụng quy chuẩn này đối với nước thải sinh hoạt thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ sở công cộng, doanh trại lực lượng vũ trang, cơ sở dịch vụ, khu chung cư và khu dân cư, doanh nghiệp thải nước thải sinh hoạt ra môi trường.

1.3. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1.3.1. Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân.

1.3.2. Nguồn nước tiếp nhận nước thải là nguồn nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ, có mục đích sử dụng xác định, nơi mà nước thải sinh hoạt thải vào.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận nước thải không vượt quá giá trị Cmax được tính toán như sau:

Cmax = C x K Trong đó:

Cmax là nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận, tính bằng miligam trên lít nước thải (mg/l);

K là hệ số tính tới quy mô, loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư quy định tại mục 2.3.

Không áp dụng công thức tính nồng độ tối đa cho phép trong nước thải cho thông số pH và tổng coliforms.

2.2. Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt

Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng nước thải tại thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)