Đặc điểm nước thải thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng nước thải tại thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên (Trang 32)

a. Nguồn nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái nguyên phát sinh từ khu dân cư, hộ gia đình, cơ quan, trường học, nhà hàng, khách sạn; nguồn nước thải này có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng khá cao. Theo tài liệu báo cáo Quy hoạch môi trường tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2020 [17] nếu nước thải sinh hoạt không được xử lý thì trung bình mỗi ngày mỗi người sẽ đưa vào miệng cống thải tải lượng chất ô nhiễm như bảng sau:

Bảng 2.2. Mức nước thải từ mỗi người dân tới hệ thông cống thải

Chất ô nhiễm Mức thải (gam/người/ngày)

Nhu cầu ôxi hóa 5 ngày (BOD5) 45 - 50 Nhu cầu ôxi hóa học(COD) 1,4 - 1,6* BOD5

Tổng các chất rắn (SS) 0,6 - 1* BOD5

Chất béo (dầu mỡ) 10 - 30

Tổng Nitơ 6 - 12

Tổng phôtpho 0,6 - 4,5

Vi khuẩn trong nước thải Tính trong 100 ml

Tổng vi khuẩn 109- 1010

Coliform 106- 109

(Nguồn: Báo cáo Quy hoạch môi trường tỉnh Thái Nguyên)

Từ bảng trên cho thấy tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh do nước thải sinh hoạt đưa vào hệ thống cống thải tương đối cao, làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước, dẫn tới ô nhiễm nguồn nước sông, hồ trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, thực tế khối lượng trung bình của các tác nhân ô nhiễm khác nhau nó phụ thuộc vào điều kiện sống, nhu cầu sử dụng nước, khu vực sông, cũng như hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tại mỗi nguồn phát sinh; nhưng có thể nhận thấy rõ lượng nước thải và tải lượng các chất ô nhiễm tỷ lệ thuận với sự gia tăng dân số và nhu cầu sử dụng nước.

b. Nguồn nước thải công nghiệp

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm thay đổi diện mạo thành phố Thái nguyên, nhiều nhà máy, cơ sở công nghiệp, khu công nghiệp

mọc lên với đủ các ngành nghề sản xuất khác nhau như: cơ khí, may mặc, vật liệu xây dựng, nhà hàng, khách sạn, các cơ sở khám chữa bệnh,… Cùng với quá trình đó là sự gia tăng lượng nước thải và các chất ô nhiễm từ các ngành sản xuất nói trên.

Lượng nước thải, cũng như đặc điểm nước thải và thành phần chất ô nhiễm trong nước thải khác nhau ở các ngành nghề, tùy thuộc vào công nghệ sản xuất và biện pháp xử lý được áp dụng. Các cơ sở sản xuất thuộc ngành chế biến lương thực có lượng nước thải nhiều hơn, hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn so với các ngành khác nhưng trên địa bàn thì đa số ngành nghề là cơ khí, vật liệu xây dựng và may mặc nên nước thải chủ yếu là của những ngành này. Theo Hà Bạch Đằng (2003) [12], có một số tác nhân gây ô nhiễm chính trong nước thải của ngành sản xuất trên địa bàn thành phố Thái nguyên như sau:

- Ngành cơ khí: SS, kim loại nặng (Pb, Cd, Fe,…) - Sản xuất vật liệu xây dựng:

- May mặc: C2H5OH (cồn), SiO2.nH2O (Silicon), CH3COOH (Axit acetic), SA8(chất làm mền vải).

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng nước thải tại thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên (Trang 32)