a. Đẩy mạnh công tác thông tin - giáo dục- tuyên truyền rộng rãi một cách thường xuyên.
Giải pháp này đóng vai trò quan trọng trong cuộc vận động để thực hiện nhiệm vụ của chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, quá trình thực hiện cần xây dựng một chương trình cụ thể. Cần tuyên truyền cho người dân thấy rõ được mối quan hệ chặt chẽ giữa nước sạch và môi trường sức khỏe. Từng bước thay đổi dần tập quá sinh sống và sử dụng nguồn nước của nhân dân. Tuyên truyền gắn với việc đưa ra các dự án đã triển khai, dựa vào đó đi đến quyết định đóng góp để thực hiện dự án cấp nước sạch trên địa bàn.
Nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh
nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội.
b. Huy động vốn đầu tư
Vốn là vấn đề quan trọng nhất, nó quyết định thành công hay thất bại của một dự án. Một trong những nguyên nhân làm cho tỉ lệ cấp nước sinh hoạt thấp là vốn đầu tư. Trước đây nguồn vốn đầu tư cho sinh hoạt là rất ít, chính vì vậy ngày nay cần phải quan tâm đúng đắn đến vấn đề này.
c. Chính sách
- Nhà nước cần quan tâm thỏa đáng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ cung cấp nước sạch sinh hoạt nông thôn cho các cấp như: cấp huyện, cấp xã, thôn, mở các lớp tập huấn tại huyện nhằm nâng cáo trình độ quản lý cho cán bộ cũng như công nhân bảo dưỡng, sửa chữa các công trình cấp nước, đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn kĩ thuật để phục vụ cho việc cấp nước nông thôn có chế độ thỏa đáng với lực lượng này.
- Phát triển nguồn nhân lực: Biện pháp có tính chiến lược lâu dài, bền vững là việc đầu tư vào con người, con người có kiến thức từ giáo dục, kinh nghiệm từ hoạt động thực tế. Vậy phát triển nguồn nhân lực là hết sức quan trọng và không thể thiếu trong chiến lược quốc gia về cung cấp nước sạch sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn cho công tác quản lý và thực hiện dự án.
- Chính sách xã hội: Cần có chính sách xã hội phù hợp với người dân tại những khu tái định cư vì hầu như họ là người dân tộc thiểu số và cuộc sống còn nhiều khó khăn.
- Cung cấp nước sạch kết hợp với vệ sinh môi trường trước hết là chống ô nhiễm nguồn nước, thực hiện tốt chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Sử dụng tiết kiệm, duy trì và phát triển nguồn nước bằng các biện pháp khả thi.
- Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ và phát triển nguồn nước. Thay đổi căn bản phong tục tập quán của người dân về việc sử dụng nước sinh hoạt coi đây là công việc cấp bách, thường xuyên và lâu dài của các cấp ngành, tổ chức xã hội.
- Xây dựng giếng nước và các hệ thống lọc nước hợp vệ sinh.