7. Bố cục khóa luận
2.2.3. Thời gian đồng hiện
Nhân vật kể chuyện nhiều khi đang ở hiện tại bỗng quay ngược về quá khứ rồi trở về hiện tại tạo nên sự đồng hiện. Tác phẩm cứ như một vòng khép kín: cứ hiện tại rồi quay về quá khứ, rồi lại trở về hiện tại, tạo cho người đọc cảm giác của vòng luôn chuyển không ngừng. Những sự kiện đang xảy ra ở hiện tại mang ám ảnh của những câu chuyện trong quá khứ.
Thủ pháp đồng hiện thời gian được Emily Bronte sử dụng rất hiệu quả trong tác phẩm. Từ khi Heathcliff trở về, anh ta gây sự xáo trộn ghê gớm trong cuộc sống của những người ở trại đồi và ấp, Nelly không yên tâm, cô muốn đi qua trại đồi xem tình hình của Hindley: “Một lần trên đường đến Gimmerton, tôi tạt vào đi qua cái cổng cũ. Đó là vào khoảng cái đận tôi đang kẻ tới, một buổi chiều băng giá sáng trời, mặt đất trần trụi, đường rắn cấc và khô ráo. Tôi đến một mô đá nơi đường rẽ vào rải đồng hoang mé tay trái; một cái cột trụ xa thạch có những chữ cái Đ.G.H khắc ở mạn bắc, chữ G ở mạn đông và chữ A.T ở mé tây nam, dùng làm cọc chỉ đường tới Đồi, tới Ấp và vào làng Gimmerton. Nắng lấp lánh vàng trên đầu cột xam xám làm tôi nhớ đến mùa hè, và chẳng hiểu sao bất thần một cơn lốc cuồn cuộn những cảm giác thời thơ ấu vào tim tôi. Hai mươi năm về trước, Hindley và tôi coi đây là một chỗ ưa thích. Tôi đăm đăm hồi lâu nhìn cái cột mòn vẹt vì sương gió; tôi cúi xuống nhìn thấy gần chân cột một cái hốc còn đầy những vỏ ốc sên và sỏi mà chúng tôi tích trữ ở đấy cùng với những vật dễ hỏng hơn. Và, tươi mới khác nào trong thực tế, tôi như thấy rõ cậu bạn chơi hồi nhỏ ngồi trên lớp đất đầy cỏ héo,
46
cái đầu vuông vức, đen nhánh cúi về phía trước, bàn tay bé nhỏ xúc đất bằng một mảnh đá đẽo. “Tội nghiệp Hindley!” bất giác tôi thốt lên.” [2; tr 146]. Thủ pháp đồng hiện thời gian đã cho thấy một quá khứ đẹp, đáng yêu, sự nối tiếc khôn nguôi về quá khứ ấy, tấm lòng của Nelly dành cho người bạn sữa của mình cũng như tình cảnh xuống dốc thảm hại của Hindley. Thủ pháp đông hiện còn được thể hiện qua cuộc nói chuyện của Heathcliff và Nelly sau khi Heathcliff chứng kiến sự thân thiết giữa Cathy và Hareton khiến cho ông ta vô cùng kích động vì từ hai người họ ông đã nhìn ra được một điều gì đó, ông nói: “Cách đây năm phút, Hareton dường như là hiện thân cho thời thanh xuân của tôi, chứ không phải là một con người bằng xương bằng thịt, Tôi cảm nghĩ về nó theo nhiều cách khác nhau, đến nỗi không thể dùng lí trí tiếp cận nó được. Trước hết nó gắn liền với Catherine một cách dễ sợ, bởi nó giống nàng lạ lùng…” [2; tr 420]. Qua hình ảnh vui đùa giữa Hareton và Cathy, hình ảnh đó đã gợi nhớ trong Heathcliff thời quá khứ của mình khi mà ông cùng với Catherine cũng đã như vậy, suốt ngày bám dính lấy nhau cùng vui chơi, đùa nghịch.
Emily Bronte sử dụng thời gian đồng hiện không nhiều nhưng nó vẫn tạo hiệu ứng cao khi cho người đọc thấy và hiểu rõ về bản chất, tính cách của nhân vậ trong truyện. Thời gian đồng hiện cũng được tác giả sử dụng một cách tài tình làm tăng tính hấp dẫn hơn cho câu chuyện.
2.3. Nhịp điệu thời gian
Theo cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học”, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi đã định nghĩa: “Nhịp điệu là một phương tiện quan trọng
để cấu tạo hình thức nghệ thuật trong văn học, dựa trên sự lặp lại có tính chất chu kì, cách quãng hoặc luân phiên của các yếu tố có quan hệ tương đồng trong thời gian hay trong quá trình nhằm chia tách và kết hợp các ấn tượng thẩm mĩ. Trong văn học, nhịp điệu là sự lặp lại cách quãng đều đặn và
47
có thay đổi của ác hiện tượng ngôn ngữ, hình ảnh, môtip… nhằm thể hiện sự cảm nhận thẩm mĩ về thế giới, tạo ra cảm giác vận động của sự sống, chống lại sự đơn điệu, đơn nhất của văn bản nghệ thuật.”[4; tr 205].
Nhịp điệu kể chuyện đóng vai trò quan trọng trong thời gian kể chuyện. Nhịp điệu của truyện phụ thuộc vào thái độ cảm xúc của nhân vật kể chuyện đối với các sự kiện, tình tiết của truyện. Tùy vào mỗi biến cố, sự kiện mà người kể chuyện có thể nhanh hay chậm, tỉ mỉ hay lược thuật. Các thủ pháp rút gọn, tỉnh lược, kéo dài, ngưng nghỉ,… cũng thường được Emily sử dụng để tổ chức thời giân truyện kể. Với cách kể theo dòng hồi tưởng, người kể chuyện có thể vừa kể vừa xen vào những lời bình luận đánh giá có tính triết lí, chiêm nghiệm cao.
Thời gian kể chuyện trong tác phẩm là sáu tháng nhưng thời gian của truyện là ba thế hệ của hai dòng họ Earnshaw và Linton trải qua hơn ba mươi năm. Như vậy thời gian của truyện và thời gian kể chuyện có độ lùi và có khoảng cách trải dài rất xa, trình tự kể và trình tự phát sinh câu chuyện cũng không trùng khít nhau.
Độ căng của truyện tập trung vào các đoạn kể về các sự kiện có tính chất bước ngoặt và quyết liệt trong cuộc đời của nhân vật. Điển hình là những cuộc giáp mặt giữa Edgar, Heathcliff và Catherine từ chương 11 đến chương 15.Thời gian trong các chương này dường như ngừng trôi thể hiện sự căng thẳng đến cực điểm. Cuộc hôn nhân của Edgar và Catherine trước khi có mặt của Heathcliff bình yên, hạnh phúc nhưng kể từ lúc Heathcliff trở về thì mọi thứ bị xáo trộn ghê gớm. Những cuộc viếng thăm của Heathcliff trở thành nỗi ám ảnh đối với Edgar nhưng lại là niềm vui với Catherine. Vì chiều vợ, ban đầu Edgar miễn cưỡng chấp nhận sự qua lại ấp của Heathcliff. Anh tỏ ra lịch sự, khách sáo với vị khách không mời này nhưng càng ngày anh không chịu đựng được vì bênh vực Heathcliff mà Catherine có những lời lẽ coi thường,
48
mỉa mai anh, đặc biệt là thái độ trịnh thượng của Heathcliff nên đã xảy ra
xung đột. Anh yêu cầu Catherine chấm dứt mối quan hệ với Heathcliff: “Sau
đây, cô sẽ từ bỏ Heathcliff hay từ bỏ tôi? Không thể cùng một lúc vừa là vợ tôi, vừa là bạn hắn, và tôi cực lực yêu cầu cô cho biết cô chọn ai.” [2; tr 159]. Trước sự mâu thuẫn gay gắt giữa Edgar và Heathcliff, Catherine lâm vào tình trạng bất an, tâm hồn cô bị giằng xé cộng với khí chất mãnh liệt trong tính cách, cô đã lên cơn điên dại, nửa mê nửa tỉnh. Điều này đã báo trước cái chết của cô. Ở chương 15, với chút sức lực còn lại, Catherine đã cố gắng như muốn níu giữ thời gian, níu giữ Heathcliff bởi cô biết mình chẳng còn cơ hội nào nữa. Người kể chuyện đã kể lại tỉ mỉ cuộc gặp gỡ cuối cùng củ họ đầy xúc động nên càng tô đậm tính bi kịch của câu chuyện tình yêu của hai nhân vật này khiến cho người đọc không tránh khỏi cảm xúc xót thương.
Hay trong một số chương thời gian kể chuyện về các sự kiện của các nhân vật khác cũng được kéo dài ra, kể một cách tỉ mỉ. Trong chương 17 khi Isabella bỏ trốn từ bến Đồi về Ấp để lấy đồ và chuẩn bị xe bỏ trốn đi Gimmerton, khi ngồi ăn nhẹ và để cho Nelly giúp mình băng bó viết thương Isabella đã kể cho Nelly nghe diễn biến ở bên Đồi trong hai ngày kể từ khi Catherine chết cho đến lúc Isabella bỏ trốn: “Chị vừa hỏi là rốt cục đã thôi thúc tôi chạy trốn ư. Tôi buộc phải tẩu thoát, vì tôi đã khích được hắn nổi xung lên tới mức độ cao hơn cả sự thâm hiểm của bản thân hắn…. Rồi, rời bỏ những con đường ngoằn nghèo, tôi lao thẳng qua đồng hoang, lăn qua các bờ đắp, lội qua các đầm lầy, thực tế, tôi săm săm hướng về ánh hải đăng của ấp Thrusherosss. Và tôi thà bị đẩy xuống địa ngục đời đời còn hơn phải một lần nữa ở dưới mái Đồi Gió Hú, dù chỉ một đêm.” [2; tr 230 - 242]. Chỉ hai ngày nhưng Isabella đã kể rất tỉ mỉ từng chi tiết để cho người đọc thấy rõ sự cao trào của xung đột giữa Hidley, Isabella với Heathcliff bên Đồi gió hú. Hay như ở chương 24, trong thời gian ba tuần Nelly ốm, Cathy đã chốn sang Đồi gió hú
49
thăm Linton, Cathy đã kể lại cho Nelly nghe một cách tỉ mỉ, rõ ràng những gì
mình đã làm trong thời gian ba tuần ấy: “Em đã sang Đồi Gió Hú, u Ellen ạ.
Từ bữa u ốm, em không bỏ qua ngày nào không đến đó, trừ ba lần trước khi u dậy được để ra khỏi buồng và hai lần sau đó… Thế đấy, u Ellen, bây giờ u đã nghe hết chuyện rồi. Ngăn em sang Đồi Gió Hú, tức là làm khổ hai người, trong khi đó nếu u không mách ba thì việc này đâu có quấy rối sự yên tĩnh của ai. U không mách chứ? Nếu u mách thì thật là nhẫn tâm đấy.” [2; tr 322 - 332]. Trong ba tuần Cathy đã kể lại từng sự kiện một cách rõ ràng giúp người đọc có thể hiểu rõ hơn về tình cảm của Cathy dành cho Linton.
Emily Bronte thường sử dụng phương thức tỉnh lược thời gian để tập trung vào những điểm nổi bật, những sự kiện quan trọng. Đối với những sự kiện quan trọng thời gian như kéo căng ra, khi không có biến cố quan trọng người kể chuyện có thể kể lướt qua. Chẳng hạn thời gian Catherine chết cho đến năm Cathy mười hai tuổi ít có biến cố quan trong nên Nelly đã kể một
cách vắn tắt: “Mười hai năm tiếp theo thời kì u ám này, bà Dean kể tiếp, là
những năm sung sướng nhất đời tôi. Những lo phiền lớn nhất của tôi trong thời gian đó chỉ do những cơn ốm vặt mà cô bé của chúng tôi phaiir nếm mùi như tất cả trẻ con khác, giàu hay nghèo. Còn thì, sau sáu tháng đầu, nó lớn nhanh như một cây thông rụng lá, và biết đi, biết nói theo cách riêng, trước khi cây thạch nam nở hoa lần thứ hai trên mồ mợ Linton…” [2; tr 250]. Hay trong hai tháng kể từ khi Heathcliff dẫn Isabella bỏ đi và Catherine bị ốm
Nelly đã kể vắn tắt: “Suốt hai tháng những kẻ chạy trốn vẫn vắn mặt, trong
hai tháng ấy mợ Linton đã đọ sức và chiến thắng cơn sốt ác liệt nhất của cái được mênh danh là bệnh viêm nã. Không người mẹ nào cóc thể săn sóc đứacon mmotj của mình tận tâm hơn Edgar đã chăm nom mợ. Ngày đêm cậu theo dõi, kiên nhẫn chịu đựng mọi phiền não mà những dây thần kinh dễ bị kích thích và một lý trí lắt lay có thể gây nên…” [2; tr 179]. Trong thời gian
50
ba năm từ khi Linton chuyển từ Đồi sang Ấp cho đến khi Cathy gặp lại Linton
Nelly kể vắn tắt: “Ở ấp, thời gian tiếp tục trôi qua êm đềm như trước cho đến
khi cô Cathy mười sáu tuổi…” [2; tr 279].
Trong Đồi gió hú, thời gian ngừng nghỉ, ngắt chuyện cũng được tác giả
sắp xếp khéo léo nhằm lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Trong khi kể chuyện cho Lockwood nghe, Nelly thỉnh thoảng dừng mạch hồi tưởng để trò chuyện với Lockwood hay bình luận một sự việc nào đó hoặc vì lí do đã đêm khuya… Chẳng hạn khi kể đến đoạn anh em Edgar và Isabella đến Đồi thăm Catherine, bà Nelly cảm thấy mình kể chuyện này thật nhảm nhí: “Nhưng, thưa ông Lockwood, tôi quên mất là những chuyện này không mua vui được cho ông. Tôi lấy làm ân hận là sao mình lại rông dài đến mức ấy, để cháo của ông nguội lạnh và ông thì gà gật buồn ngủ rũ ra! Lẽ ra, tất cả những gì ông cần nghe về chuyện của Heathcliff, tôi có thể nói trong dăm, bảy chữ thôi.” [2; tr 82]. Hay khi kể đến đoạn đám cưới của Catherine và Edgar, bà Nelly phải dọn sang Ấp theo mong muốn của Catherine vì thời gian quá khuya và tình trạng sức khỏe
của Lockwood nên Nelly phải tạm ngừng câu chuyện kể: “Kể đến đoạn này,
bà quản gia tình cờ liếc về phía chiếc đồng hồ trên lò sưởi và sửng sốt thấy kim phút đã chỉ một giờ rưỡi. Bà không chịu lưu lại thêm một giây nào nữa, tình thật, chính tôi cũng có phần cảm thấy muốn hoãn nghe đoạn sau câu chuyện. Và giờ đây khi bà đã về nghỉ, còn tôi đã ngồi suy tưởng thêm một hai tiếng đồng hồ nữa, tôi đã thu hết cam đảm để cũng đi nghỉ, mặc dầu đầu và chân tay ê ẩm không muốn nhấc.” [2; tr 121]. Cách ngắt chuyện như thế này càng làm cho người đọc nóng lòng muốn biết tiếp sự việc thiếp theo là gì, liệu Catherine và Edgar có hạnh phúc, sóng gió nào sẽ xảy ra với gia đình họ… Hoặc đoạn Heathcliff bắt Nelly cầm thư về cho Catherine, Nelly ngắt:
“Nhưng mà ông Kennteth đến rồi kìa, tôi phải xuống báo cho ông ấy biết là ông đỡ lắm rồi. Chuyện của tôi lê thê theo chữ chúng tôi thường nói, và sẽ
51
giúp ông tiêu đi một buổi sáng nữa.” [2; tr 206]. Phần cuối truyện khi mà Nelly kể cho Lockwood về chuyện của Cathy vs Hareton và chuyện kì lạ về cậu bé nhìn thấy “…Heathcliff với một người đàn bà ở ngoài kia kìa, dưới mổm đất ấy…”, câu chuyện quá khứ được ngắt để trở về hiện tại bằng câu hỏi
của Locdwood: “Vậy là họ sắp sang bên ấp, tôi nói.”[2; tr 437].
Có đôi khi sự ngắt đoạn trở về hiện tại chỉ là như là ngắt nhịp của một cuộc đối thoại, là sự nhận xét mà người nghe góp ý với người kể tạo cho đọc giả cảm giác đỡ nhàn chán, rông dài mà làm tăng tính chân thật của những lời kể ấy hơn như trong câu chuyện của Isabella kể cho Nelly về cuộc xung đột bên Đồi giữa cô, Hindley và Heathcliff. Khi Isabella đang nói đến mong ước sao cho Heathcliff bị Chúa trừng phạt thích đáng với những tội ác của mình thì Nelly đã ngắt lời Isabella: “Xấu hổ, xấu hổ cho cô! Tôi ngắt lời. Cứ như là cả đời cô chưa bao giờ mở cuốn Kinh Thánh ấy. Nếu Chúa bắt kẻ thù của ta đau khổ, như thế ắt phải là đủ cho ta rồi. Bồi thêm vào sự hành hạ của chúa vừa là nhỏ nhen vừa là ngạo ngược!” [2; tr 239]. Hay đoạn Cathy kể cho Nelly nghe về việc cô sang Đồi thăm Linton. Đến đoạn Cathy kể về Hareton và cười cợt về sự kém hiểu biết của cậu thì Nelly đã nói chen vào với ý kiến
củ riêng mình: “Dừng lại, cô Catherine thân mến! Tôi ngắt lời.U không mắng
đâu nhưng u quả không ưa thái độ ấy của cô. Nếu cô nhớ rằng Hareton cũng là anh em họ với cô như cậu Heathcliff, cô sẽ cảm thấy cư xử cách ấy là thất thố biết mấy. Chí ít, đối với anh ta, ý muốn được hoàn hảo như Linton cũng là một tham vọng đáng khen và có lẽ anh ta khôngphải chỉ đơn thuần để trưng trổ…” [2; tr 326]. Hoặc đoạn Nelly kể cho Lockwood nghe về việc Cathy cố gắng làm lành với Hareton, bà đã nói với Lockwood: “Ông thấy đấy, ông Lockwood, chinh phục được trái tim mợ Heathcliff cũng khá dễ. Nhưng bây giờ, tôi lấy làm mừng là ông đã không thử làm điều ấy. Ước tột cùng của tôi là đổi trẻ này nên vợ nên chồng. Đến ngày cưới họ, tôi sẽ không còn phải
52
ghen tị với ai trên đời này nữa, sẽ không có người đàn bà nào hạnh phúc hơn tôi trong cả nước Anh!”[2; tr 410].
Có thể thấy bằng tài năng của mình Emily Bronte đã làm cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn bằng cách tạo nhịp điệu thời gian cho truyện bằng cách kéo dài, miêu tả cụ thể, sinh động những chi tiết, tình huống đắt giá để người đọc hiểu rõ hơn về tính cách nhân vật hay là giảm lược, nói qua một số chi tiết không quan trọng để cho người đọc đỡ cảm thấy nhàm chán hoặc là ngắt nghỉ một số đoạn kể tạo cảm giác như đang hội thoại để cho người đọc không cảm thấy dài dòng, kể lể. Với cách tạo nhịp điệu cho thời gian câu