Không gian ngoại cảnh

Một phần của tài liệu Không gian và thời gian trong tiểu thuyết Đồi gió hú của Emily Bronte (KL07164) (Trang 29)

7. Bố cục khóa luận

1.2.2. Không gian ngoại cảnh

Luôn song hành với không gian nội thất, không gian ngoại cảnh cũng là một không gian rất quan trọng không thể thiếu. Ngoại cảnh là môi trường sống bao gồm tất cả những nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những ảnh hưởng khác của sinh vật.

Tuy không gian ngoại cảnh trong câu chuyện được nhắc đến ít hơn không gian nội thất nhưng không vì điều đó mà nó lép vế, chỉ nhắc đến vài

25

lần nhưng bằng tài năng miêu tả thiên nhiên của mình Emily Bronte đã cho

độc giả thấy một khung cảnh tuyệt đẹp của Đồi gió hú. Không gian chủ đạo

làm bối cảnh cho câu chuyện Đồi gió hú là không gian cánh đồng hoang mênh mông bạt ngàn của miền Bắc nước Anh. Đó là những giải đồng hoang sơ hiu hắt gắn liền với các cơn gió thổi qua đầm lầy. Có thể nói với tâm hồn nhạy cảm, tinh tế cùng với tình yêu thiên nhiên đằm thắm, Emily Bronte đã khắc họa nên hình ảnh không gian miền Yorkshire tuyệt đẹp. Mỗi cảnh sắc, sự vật, lời nói, màu sắc âm thanh,… được lặp lại trong tác phẩm đều có chủ ý của nhà văn. Trong Đồi gió hú, mùa hè được nhà văn miêu tả: “Đó là một ngày oi bức, ngột ngạt, tuy không nắng, nhưng bầu trời lốm đốm mây trắng, xám và mù sương, chẳng có dấu hiệu gì báo sẽ mưa.”[2; tr 339]. Nhưng mùa đông dù được miêu tả hay chỉ nhắc qua đều có có sự lặp lại với tần suất lớn. Và mùa đông hay mùa hè đều đi liền với đêm tối, với những khắc nghiệt của thời tiết như bão tuyết, gió lốc. Với việc xuất hiện bão tuyết, gió lố trong từng hoàn cảnh cũng bộc lộ một ý nghĩa nhất định nào đó. Như trong chương 2 có

đoạn miêu tả: “…Thấy một cảnh buồn thảm: đêm tối buông xuống sớm, bầu

trời và đồi núi hòa quyện trong một trận gió lốc dữ dội và mưa tuyết dày đến ngạt thở.”[2; tr 23]; ở đoạn này với sự xuất hiện của bão tuyết nó như một cản trở muốn Lockwood ở lại bên Đồi lại cũng như thôi thúc, dẫn đường Lockwood đến với giấc mơ về Catherine qua chi tiết cành cây lim đập vào cửa sổ vì bão tuyết. Cơn bão tuyết như muốn dẫn dắt cho Lockwood nổi lêtn ính tò mò và tìm hiểu về chuyện quá khứ ở bên Đồi và Ấp. Hay trong chương 9 khi mà Heathcliff bỏ nhà đi vì hiểu lầm Catherine ghét mình và là vật cản

trở giữa Catherine và Edgar, Emily Bronte viết: “Khoảng nửa đêm, khi chúng

tôi vẫn còn thức, cơn giông đến lồng lộn ầm ầm trên Đồi. Gió cuồng, sấm dữ, và không biết gió hay sét đã chẻ đôi một cái cây ở góc tòa nhà, một cành cây lớn rời ngang mái, đánh gục một phần ống khói đằng đông, làm đá và mồ

26

hóng rơi rào rào xuống bếp. Chúng tôi tưởng một luồng sét đánh vào giữa nhà,…” [2; tr 115]; ở đây cơn giông bão như là sự trừng phạt dành cho Catherine khi đã nói những điều quá đáng và không biết chân trọng tình cảm với Heathcliff đồng thời nó cũng như minh chứng cho tình cảm của Catherine đối với Heathcliff khi mà biết Heathcliff nghe thấy cuộc trò chuyện và bỏ đi, Catherine đã đợi cậu thật lâu bất chấp ngoài trời đang mưa giông sấm chớp. Hoặc như đoạn Heathcliff trở về do bão tuyết quá lớn sau khi đứng bên mộ của Catherine, cơn bão tuyết như minh chứng cho tình yêu mà Heathcliff dành cho Catherine khi Heathcliff bất chấp mọi thứ để có thể ở bên cô. Sau đó chính cơn bão tuyết cũng đã khiến cho câu chuyện trở nên xấu đi khi Heathcliff về và xảy ra xung đột với Hindley nhưng cũng may thay khi chính điều đó lại là thứ giải thoát cho Isabella, nhân cơ hội đó cô đã chạy trốn khỏi Đồi và trở về Ấp, cơn bão tuyết như là khắc tinh của Hindley khiến anh ta gần như chết hẳn nhưng lại là phúc tinh đối với Isabella khi chính nó đã giúp cô, tạo cơ hội cho cô có thể thoát khỏi cuộc sống địa ngục và có một cuộc sống an nhàn, hạnh phúc bên đứa con trai cho đến lúc chết. Có thể thấy mùa đông, mùa hè trong tiểu thuyết được tác giả miêu tả hết sức dữ dội, bên cạnh đó người đọc đều cảm nhận thấy một bầu không khí u tối, lạnh lẽo, thê lương tang thương bao trùm lên toàn bộ tác phẩm. Ngay từ đầu câu chuyện, người đọc hoàn toàn bị choáng ngợp trước sự dữ dội của các trận gió lớn và bão tuyết xối xả bao trùm lấy không gian vùng Yorkshie. Bầu không khí ấy dự báo cho những điều không hay sẽ xảy ra cho các nhân vật trong truyện. Các nhân vật trong tác phẩm có số phận ngắn ngủi và cái chết xảy ra liên tiếp, dồn dập. Cái chết đầu tiên là cái chết của bà Earnshaw, bà chết trong khi Hindley và Catherine vẫn còn nhỏ, chính cuộc sống thiếu sự quan tâm chăm sóc của người mẹ cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến tính cách của hai đứa trẻ này.Tiếp đến là cái chết của ông Earnshaw, người yêu thương Heathcliff nhất,

27

cái chết của ông là mốc đánh dấu cho những chuỗi ngày hạnh phúc đã hết và mở ra một thời kì đầy tăm tối của đứa con nuôi mà ông yêu thương. Sau đó là đến Frances, cái chết của cô ảnh hưởng rất lớn đến Hindley, nó khiến Hindley rơi vào khủng hoảng và trượt dốc không phanh không thể cứu vãn được. Ông bà Linton vì chăm sóc cho Catherine mà cũng lây bênh ốm rồi chết. Catherine - nhân vật chính của truyện tiếp nối ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, cái chết của cô làm cho mối căm hờn của Heathcliff đối với Edgar càng thêm sâu sắc. Catherine ra đi chưa được bao lâu thì người anh trai ruột Hindley nối tiếp ra đi. Sau những tháng ngày trốn chạy Heathcliff, một mình nuôi con, Isabella cũng từ giã cõi trần và bỏ lại đứa con ốm yếu. Mấy năm sau Liton Heathcliff cũng đi theo mẹ. Cái chết thứ mười và cũng là cuối cùng của tác phẩm là cái chết của Heathcliff.

Cái không gian ngoại cảnh dữ dội, u ám, tối tăm ấy như là một phần cuộc đời của nhân vật trong truyện. Cuộc đời của họ chính là một không gian tối tăm không có lối thoát, con người như bị cuốn vào bên trong không gian ấy không thể thoát ra được. Emily đã cho thấy tài năng miêu tả không gian ngoại cảnh của mình khi không gian ngoại cảnh vừa hiện lên mang màu sắc của mùa đông lạnh giá, u tối vừa là điềm dự báo về cuộc đời nhân vật trong tác phẩm. Song bên cạnh đó sự dữ dội, u tối của bão tuyết và giông tố là những chi tiết nhỏ nhưng cũng đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao khi tạo nên không gian nghệ thuật không chỉ đẹp mà còn vô cùng ý nghĩa.

Không gian ngoại trong tác phẩm Đồi gió hú đã được Emily Bronte miêu tả một cách sinh động và vô cùng đẹp đẽ dù là mang màu sắc tươi sáng, ấm áp của mùa hè hay màu sắc u tối, lạnh giá của mùa đông. Bà đã cho ta thấy một bức tranh cảnh sắc đẹp đẽ đặc trưng của vùng Yorkshine.

Tóm lại Emily Bronte đã xây dựng vô cùng thành công không gian nghệ thuật trong tác phẩm được biểu hiện ở cả không gian nội thất và không

28

gian ngoại cảnh. Không gian hiện lên với một nét đẹp, một nét riêng biệt mà chỉ có vùng Yorkshine mới có. Không gian nghệ thuật không chỉ hiện lên qua ngòi bút miêu tả đặc sắc của nhà văn mà còn qua những chi tiết, qua những hình ảnh nhỏ nhặt nhưng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần mang lại giá trị biểu hiện tư tưởng cao khiến cho người đọc phải suy tưởng, hình dung, tự tưởng tượng nên cảnh sắc, khung cảnh của không gian đó. Chính điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt cho câu chuyện. Đây là điểm mới lạ của tác phẩm khi nhà văn Emily Bronte đã đi trước thời đại với những thủ pháp riêng biệt mà ở thời bấy giờ chỉ có rất ít người có thể làm được như bà.

29

CHƢƠNG 2: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT

TRONG TIỂU THUYẾT “ĐỒI GIÓ HÚ” CỦA EMILY BRONTE

2.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật

Cũng giống như kh ông gian nghê ̣ thuâ ̣t , thời gian nghê ̣ thuâ ̣t là hình thức tồn ta ̣i bên trong của hình tượng nghê ̣ thuâ ̣t thể hiê ̣n tính chỉnh thể nghê ̣ thuâ ̣t của nó . Thời gian nghê ̣ thuâ ̣t không phải là thời gian khách quan , vâ ̣n đô ̣ng theo trâ ̣t tự mô ̣t chiều, trước sau và không thể đảo ngược mà là thời gian được soi sáng bởi tư tưởng , tình cảm của nhà văn , được nhào nă ̣n và sáng ta ̣o để trở thành hình tượng nghệ thuật , phù hợp với quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người và thế giới . Vì thế thời gian nghệ thuật có thể nhanh hay châ ̣m, dài hay ngắn , liên tu ̣c hay đứt quãng theo mô ̣t logic riêng không hoàn toàn trùng khớp với thời gian khách quan . Tuy nhiên không phải mo ̣i thứ liê ̣n quan đến thời gian trong tác phẩm văn học đều là thời gian nghệ thuâ ̣t, mà thời gian chỉ có thể chuyển thành thời gian nghệ thuật khi nó cùng với yếu tố khác như kết cấu , cốt truyê ̣n... thể hiê ̣n quan niê ̣m của nhà văn về con người và cuộc đời . Là hình thức của hình tượng nghệ thuật , thờ i gian nghê ̣ thuâ ̣t là mô ̣t trong những pha ̣m trù quan tro ̣ng nhất của thi pháp ho ̣c , bởi nó thể hiện thực chất của người nghệ sĩ . Thời gian trong tác phẩm phu ̣ thu ộc vào điểm nhìn của tác giả , vì vậy nó được sử dụng một cách mềm dẻo , linh hoạt hơn và có thể quay ngược trở về quá khứ hoặc hướng tới tương lai , có thể dồn nén mô ̣t khoảng thời gian dài trong chốc lát , lại có thể kéo dài cái chốc lát thành vô tâ ̣n. Thời gian nghê ̣ thuâ ̣t được đo bằng nhiều thước đo khác nhau: bằng sự lă ̣p la ̣i đều đă ̣n của các hiê ̣n tượng đời sống được ý thức , sự sống, cái chết, gă ̣p gỡ, chia tay, mùa này, mùa khác... tạo nên nhịp điêu trong tác phẩm. Như vâ ̣y, thời gian nghê ̣ thuâ ̣t gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật . Khi nào ngòi bút của người nghê ̣ sĩ cha ̣y theo diễn

30

biến sự kiê ̣n thì thời gian trôi nhanh , khi nào dừ ng la ̣i mô tả chi tiết thì thời gian trôi châ ̣m.

Khoa học và thực tiễn cho thấy: Có một thời gian vật lý tuyệt đối vận đông không theo ý muốn của con người. Đó là thời gian diễn ra từng giây, từng phút, từng giờ và được đo bằng mặt trời, bằng đồng hồ… Thời gian này được hiểu là hình thái tồn tại của vật chất diễn biến theo ba trạng thái: Quá khứ, hiện tại, tương lai. Nó vận động và phát triển một chiều tuyến tính và khách quan không theo ý muốn của con người.

Tuy nhiên, đó chưa phải là thời gian nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật chỉ có trong thế giới nghệ thuật và mang tính chủ quan của người nghệ sĩ.

Cũng như không gian ngh ệ thuâ ̣t, có rất nhiều quan niệm khác nhau về thời gian nghê ̣ thuâ ̣t trong tác phẩm văn ho ̣c . Song có sự thống nhất ch ung là thời gian nghê ̣ thuâ ̣t trong tác phẩm văn ho ̣c chính là hình thức nô ̣i ta ̣i của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó.

Theo cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” của các tác giả Lê Bá Hán,

Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử xác định: “Thời gian nghệ thuật trong tác

phẩm văn học chính là hình thưc nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó”; “... sự miêu tả, trần thuật trong văn học bao giời cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất đi ̣nh trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian , được biết đến qua thời gian t rần thuật. Sự phối hợp c ủa hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghê ̣ thuật , một hiê ̣n tượng ước lê ̣ chỉ có t rong thế giới nghê ̣ thuật” [4; tr 272]. Hay các tác

giả còn nhận xét: “Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của

con người trong từng thời kì lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả và phương thức tồn tại của con người trong thế giới” [4; tr 273]. Như vậy , theo quan niê ̣m này , thời gian nghê ̣ thuâ ̣t được ta ̣o thành từ sự phối hợp của điểm nhìn và thời gian trần thuâ ̣t . Đó là một hiện tượng mang tính ước lệ.

31

Tác phẩm văn học biến sự cảm thụ thời gian mang tính chất khách quan thành một trong những hình thức phản ánh hiện thực. Tuy nhiên, tác phẩm văn học cũng thể hiện cả thế giới khách quan, có khi nó tuân thủ triệt để nguyên tắc thống nhất giữa thời gian của truyện và thời gian của người đọc. Có khi nó lại phá bỏ nguyên tắc ấy, tô đậm sự khác nhau giữa các dạng thời gian bằng cách dấu mạch trần thuật chủ yếu theo dòng thời gian chủ quan.

Cũng theo “Từ điển thuật ngữ văn học”, đặc trưng của thời gian nghê ̣ thuâ ̣t: “Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và li ̣ch , thờ i gian nghê ̣ thuật có thể đảo ngược , quay về quá khứ hay vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian trong chốc lát, lại có thể kéo dài cái chốc lá t thành vô tận . Thời gian nghê ̣ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau (...) tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm” [4; tr 273].

Thời gian nghê ̣ thuâ ̣t thể hiê ̣n sự tự cảm thấy của co n người trong thế giới. Nó phản ánh sự cảm nhận thời gian của con người trong từng thời kì lịch sử, từng giai đoa ̣n phát triển. Nó cũng thể hiện sự thụ cảm độc đáo của tác giả về phương thức tồn ta ̣i của con người trong thế giới.

Gắn với phương thức , phương tiê ̣n biểu hiê ̣n , mỗi thể loa ̣i văn ho ̣c có kiểu thời gian nghê ̣ thuâ ̣t riêng . Phạm trù thời gian nghệ thuật cung cấp một cơ sở để ohân tích cấu trúc bên trong của hình tượng văn ho ̣c.

Đặc biệt , thời gian nghê ̣ thuâ ̣t còn gắn liền với sự thu ̣ cảm của người đo ̣c. Thiếu sự thu ̣ cảm, tưởng tượng của người đo ̣c về đo ̣ dài , nhịp điệu, trình tự... của thời gian thì thời gian nghệ thuật không xuất hiện . Nhưng đây cũng không phải là mô ̣t hiê ̣n tượng của tâm l í cá nhân người đọc mà là một sáng tạo khách quan trong chất liệu.

Thời gian nghê ̣ thuâ ̣t là hình thức của hình tượng nghê ̣ thuâ ̣t thể hiê ̣n tài năng và cá tính sáng ta ̣o của nghê ̣ sĩ . Như trong “Dẫn luận thi pháp học”

32

có thẻ chọn điểm bắt đầu và kết thúc , có thể kể nhanh hay chậm , có thể kể xuôi hay đảo ngược, có thể chọn điểm nhìn từ quá khứ, thực tại, tương lai; có thể chọn độ dài một khoảnh khắc hay nhiều thế hệ , nhiều cuộc đời. Thời gian thể hiê ̣n ý thức sáng tạo nghê ̣ thuật” [5; tr 33].

Cũng trong cuốn “Dẫn luận thi pháp học”, Giáo sư Trần Đình Sử đưa

ra cách hiểu: Thời gian nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật… là thời gian

mà ta có thể chiêm nghiêm được trong tác phẩm nghệ thuật với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều dài thời gian là quá khứ, hiện tại hay tương lai.”[5; tr 77]. “Thời gian nghê ̣ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiê ̣n phương thức tồn tại và triển khai của thế gi ới nghê ̣ thuật”. “Thời gian nghê ̣ thuật là cái được cảm nhận bằng tâm lí , qua chuỗi liên tục các biến đổi (biến cố) có ý nghĩa thẩm mĩ xảy ra trong thế giới nghê ̣ thuật” , “... thời gian nghê ̣ thuật được xây dựng theo cách cảm nhận thời gian của con người”.

Thời gian nghệ thuật là sáng tạo của tác giả trên cơ sở tổ chức chất liệu. Nó có thể trùng khớp với “thời gian vật chất” nhưng cũng có thể biến dạng để chuyển tải tư tưởng, cảm nhận cảu tác giả về thế giới về đời sống xã hội Cả chiều dài, quy mô hướng vận động của thời gian trong tác phẩm nghệ thuật

Một phần của tài liệu Không gian và thời gian trong tiểu thuyết Đồi gió hú của Emily Bronte (KL07164) (Trang 29)