Quản lý đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện vùng cao tràng định tỉnh lạng sơn trong giai đoạn hiện nay luận văn ths giáo dục học (Trang 28)

Tóm lại: Quản lý và nêu cao hiệu quả của hoạt động quản lý phụ thuộc vào cơ chế quản lý và chính sách phát triển đội ngũ, vấn đề là đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường có được tiếp cận theo nhiều cách và có thể tìm ra nhiều giải pháp khác nhau để thực hiện hay không. Trong xu thế hội nhập và với sự phát triển công nghệ hiện đại, đội ngũ cán bộ có trình độ cao là hết sức quan trọng. Chính vì thế, quản lý ĐNGV có vị trí quan trọng trong việc duy trì các hoạt động dạy và học trong nhà trường.

1.3. Trƣờng trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.3.1. Trường trung học phổ thông

1.3.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của trường trung học phổ thông

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt

Hoạch định nguồn nhân lưc Đánh giá năng lực thực hiện Tuyển dụng Đãi ngộ Lựa chọn người đáp ứng yêu cầu công việc

Đào tạo-bồi dưỡng và phát triển

Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục THCS hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

THPT là cấp học cuối cùng của ngành học phổ thông, là nơi hoàn thiện kiến thức cơ bản toàn diện cho học sinh

Học sinh THPT là lớp người có độ tuổi từ 15 đến 18. Hầu hết học sinh trong lứa tuổi này đều thể hiện ước mơ hoài bão của mình. Họ có nhiều nỗ lực cá nhân nhằm giải quyết các mâu thuẫn giữa năng lực bản thân với yêu cầu của xã hội.

Đặc điểm về bậc học, độ tuổi, gia đình, việc làm đã phân hóa nguyện vọng của học sinh THPT theo 2 hướng chính.

Một là: Đa số học sinh có nguyện vọng tiếp tục học cao hơn vào các trường Đại học, Cao đẳng.

Hai là: Tham gia vào thị trường lao động để kiếm sống sau đó có điều kiện sẽ học lên.

Vì vậy, trường THPT là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển, áp dụng các phương pháp, các biện pháp quản lý để thực hiện kế hoach giáo dục, nhiệm vụ năm học và xa hơn là thực hiện mục tiêu giáo dục lâu dài của nhà trường.

Trường THPT có nhiệm vụ:

a- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của chương trình giáo dục phổ thông;

b- Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên, tham gia vào quá trình tuyển dụng và điều động giáo viên, cán bộ, nhân viên;

c- Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo quy định của BGD và ĐT;

d- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; e- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa; g- Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục;

h- Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội

i- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

1.3.1.2. Vai trò của trường trung học phổ thông

THPT là cấp học nối tiếp cấp trung học cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông. Trường THPT có vai trò hết sức quan trọng trong việc trang bị kiến thức tương đối toàn diện ở cấp THPT giúp các em có cơ sở vững chắc để tiếp tục học đại học, cao đẳng, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Để đạt được những nhiệm vụ trên, thì nhân tố có tính chất quyết định và cũng là động lực của sự phát triển giáo dục chính là nhân tố con người, là đội ngũ các thầy, cô giáo mà trong đó có đội ngũ các thấy cô THPT.

1.3.2. Đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Luật Giáo dục 2005 khẳng định:

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp [8, tr 56].

Điều 30 – Chương IV điều lệ trường trung học ghi: Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên phụ trách đoàn đội. Vì thế, ta có thể hiểu ĐNGV THPT là tập hợp những giáo viên được tổ chức thành một lực lượng có tổ chức, chung lý tưởng, mục đích, nhiệm vụ, đó là: thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra cho lực lượng của tổ chức mình. Họ làm theo một kế hoạch thống nhất và gắn bó với nhau thông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật.

1.3.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên THPT

Đội ngũ giáo viên THPT là những người có trình độ đại học hoặc sau đại học về chuyên môn giảng dạy và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

+ Tiêu chuẩn giáo viên trung học phổ thông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phẩm chất đạo đức trong sáng;

- Đạt trình độ chuẩn về đào tạo chuyên môn; - Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; - Lý lịch bản thân rõ ràng.

+ Chức năng, nhiệm vụ:

- Giáo dục, giảng dạy theo đúng chương trình, kế hoạch, soạn bài, chuẩn bị thí nghiệm, kiểm tra đánh giá quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục, tham gia các hoạt động giáo dục, các hoạt động bộ môn;

- Rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;

- Thực hiện nghĩa vụ công dân, pháp luật của nhà nước và điều lệ nhà trường;

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo;

- Phối hợp với các đoàn thể, tổ chức xã hội trong các hoạt động giáo dục, tham gia các hoạt động giáo dục;

- Thực hiện nghĩa vụ công dân, pháp luật của nhà nước và điều lệ nhà trường; - Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo;

- Phối hợp với các đoàn thể, tổ chức xã hội trong các hoạt động giáo dục.

1.3.2.2. Vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên THPT

Đội ngũ giáo viên là nhân tố quan trọng quyết định sự nghiệp GD&ĐT. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn đánh giá cao công lao của các thầy giáo, cô giáo, của nhà trường đối với việc đào tạo thế hệ trẻ.

Đội ngũ giáo viên THPT có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Họ là những người trực tiếp giảng dạy và giáo dục học sinh ở trường THPT, trang bị kiến thức toàn diện, phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh.

Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt của chương trình cải cách và đổi mới giáo dục. ĐNGV là người trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục”. Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII đã khẳng định: “Giáo viên là khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục và phải biết chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cũng như đội ngũ quản lý giáo dục”.

Luật Giáo dục điều 15 ghi rõ: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng”.

Bảng 1.1. Vai trò năng lực nhà giáo hiện đại

TT Vai trò Năng lực 1 Là người phát

triển cộng đồng

Hiểu rõ các đặc trưng kinh tế - xã hội, văn hóa của cộng đồng, tham gia cùng cộng đồng trong quá trình phát triển

2 Là người điều tra nghiên cứu

Tìm hiểu các vấn đề thực tiễn nảy sinh trong cộng đồng. Thu thập thông tin, phân tích các sự việc và các vấn đề cần giải quyết

3 Là người thúc đẩy học tập

Tạo các tình huống hoạt động có hiệu quả. Đặt kế hoạch và tổ chức các hoạt động ngoài nhà trường. Xác định các chủ đề và hoạt động thích hợp, xây dựng các biểu đồ, đồ dùng dạy học hiệu quả

4 Là người triển khai kế hoạch giảng dạy

Diễn giải mục đích, mục tiêu và lý do của các tài liệu giảng dạy. Đánh gía nhận xét, phê phán tài liệu giảng dạy và liên hệ với tình hình thực tiễn, biết sửa đổi cần thiết.

5 Là người học Thu thập và học tập cách trình bày thông tin thích hợp cho học sinh và cộng đồng. Sử dụng các nguồn tài liệu có thể được, duy trì và học tập suốt đời.

6 Là người đánh giá

Chỉ định, phân tích các kỹ năng đánh giá, xác định các hành vi mong muốn.

7 Là người giới thiệu công nghệ

Giúp đỡ cộng đồng nhận thức và am hiểu các công nghệ mới. Giới thiệu chúng với h/s và cộng đồng. Xây dựng các tài liệu kỹ thuật công nghệ, liên hệ với các cơ sở công nghệ và kỹ thuật ở địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ sự phân tích trên, ta thấy rõ: ĐNGV có nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển GD&ĐT của mỗi quốc gia. Vì vậy cần phải đổi mới công tác quản lý đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục.

1.4. Các mô hình và phƣơng pháp quản lý đội ngũ giáo viên

1.4.1. Các mô hình quản lý

1.4.1.1. Mô hình quản lý hành chính (mệnh lệnh tập trung)

Theo mô hình này, hiệu trưởng nhà trường được xem như người chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra ĐNGV trên cơ sở nhiệm vụ của nhà trường. Đặc trưng của mô hình này là ở cấp dưới khả năng chuyên môn là điểm quan trọng nhất, ở cấp trên khả năng quản lý hành chính là chủ chốt.

Ưu điểm: Mô hình quản lý hành chính lấy mục tiêu của tổ chức nhà trường làm căn cứ trong việc xác định nội dung quản lý ĐNGV. Vì vậy, nó bám sát nhiệm vụ chính trị nhà trường, đảm bảo tính thống nhất từ trên xuống.

Hạn chế: Nếu tuyệt đối hóa mô hình này, sẽ dẫn đến các quyết định mang tính mệnh lệnh áp đặt: gây ra tâm lý phục tùng gò bó, giảm sức sáng tạo, tính chủ động trong thực hiện các nhiệm vụ học tập và tự nghiên cứu. Vorke Smith đã lưu ý: “Nhược điểm của mô hình quản lý này là thường coi nhẹ sự đóng góp của cá nhân giáo viên vào việc phát triển nghề nghiệp của mình, và hơn thế nữa, nó còn nguy hiểm hơn ở chỗ chỉ những gì tương đối để đánh giá sẽ được coi là có giá trị, còn những gì tầm thường ít quan trọng lại ít được chú ý tới” [21, tr 53].

1.4.1.2. Mô hình quản lý dựa trên cơ sở tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Theo mô hình, các tổ chuyên môn, được xem như chịu trách nhiệm chính trên cơ sở nhiệm vụ mà ban giám hiệu giao cho. Đặc trưng của mô hình này là cấp dưới khá linh hoạt là điểm quan trọng nhất, cấp trên có khả năng tổng quát là chủ yếu. Quyền tự chủ là quyền quản lý của các cơ sở mà không có sự can thiệp bên ngoài.

Ưu điểm: Mô hình này lấy công tác chuyên biệt làm căn cứ trong việc xác định nội dung quản lý ĐNGV. Tăng tính chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ. Mỗi cá nhân và mỗi nhóm đều muốn có sự độc lập ở mức độ nào đó đối với lãnh đạo cấp trên.

Hạn chế: Mô hình này, nếu tuyệt đối hóa sẽ dẫn đến tình trạng cục bộ, địa phương chủ nghĩa có thể gây ra tâm lý “ly khai” giảm sức mạnh tập thể trong việc thực hiện mục tiêu chung.

Tóm lại “Trong mỗi một tổ chức đều có sự phân quyền nào đó, nhưng cũng không thể có sự phân quyền tuyệt đối vì nếu những người quản lý phải giao phó hết quyền lực của mình, vị thế quản lý của họ sẽ mất đi, vị trí của họ sẽ bị loại bỏ, vậy sẽ không có cơ cấu tổ chức” [20, tr. 36].

1.4.1.3. Mô hình quản lý quan tâm đến mỗi con người

Với mô hình này, các nhà quản lý nhượng bộ, quan tâm nhiều đến quan hệ con người trong đơn vị của mình. Điều đặc biệt quản lý của mô hình này là các mối quan hệ cấp dưới, cấp trên, ranh giới công việc và tình cảm đan xen lẫn nhau với tư cách: “thực thể của tự nhiện và xã hội”, mỗi cá nhân giáo viên đều chịu sự chi phối của những quy luật tâm lý.

Ưu điểm: lấy tình cảm làm cơ sở trong việc xác định nội dung quản lý, tăng sự nhiệt tình trong việc thực nhiện nhiệm vụ.

Hạn chế: nếu tuyệt đối hóa mô hình quản lý này sẽ dẫn tới tình trạng “gia đình chủ nghĩa”, đồng thời gây ra tâm lý bè phái, các chỉ tiêu có tính pháp lệnh của nhà trường khó thực hiện.

Song để phát huy sức mạnh của nó một cách hiệu quả, các cấp quản lý phải biết thống nhất sự khác biệt của cấp dưới: Hiểu biết thấu đáo và có lòng tin vào tương lai, đồng thời hiểu được vị trí của mỗi giáo viên trong tập thể nhà trường luôn biến đổi. Với nhà quản lý, người lãnh đạo và chỉ huy cần hội tụ những phẩm chất cá nhân như: Kiên trì, rèn luyện năng lực thuyết phục, sự khéo léo trong ứng xử.

1.4.1.4. Mô hình quản lý dựa trên cơ sở kết hợp các mô hình trên

Theo York (1997) “Mô hình hợp tác thu hút cả người quản lý lẫn người giáo viên, mà trong đó mỗi bên đều biết nhượng bộ. Cán bộ quản lý thì hạn chế sự can thiệp, ra lệnh mà bảo đảm điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên hoạt động một cách độc lập, sáng tạo. Về phía mình, người GV biết tiếp nhận điều đó ngoài việc đáp ứng các nhu cầu đó cho bản thân cá nhân mình thì cần tích cực tham gia hoạt động phát triển ĐNGV vì lợi ích nhà trường” [25, tr. 54]

Theo Piper và Glatter thì: “Phát triển ĐNGV là một nỗ lực mang tính chất thường xuyên nhằm hòa hợp các lợi ích, mong muốn và các đòi hỏi mà GV đã cân nhắc kỹ để tiếp tục phát triển sự nghiệp của mình trên cơ sở có tính đến các yêu cầu của nhà trường nơi họ công tác” [25 tr. 51].

Nhu cầu phát triển của một GV để họ tiến thân có lúc khác với nhu cầu để thực hiện mục tiêu chung của nhà trường và của hệ thống. Chính vì vậy mà công tác quản lý ĐNGV cần phân tích kỹ nhu cầu cá nhân của GV thông qua nhu cầu tổ chức, từ đó xây dựng kế hoạch chiến lược cho việc quản lý ĐNGV của các nhà trường.

1.4.2. Các phương pháp quản lý

1.4.2.1. Nhóm phương pháp hành chính tổ chức

Đây là nhóm hình thức, biện pháp mà chủ thể quản lý dùng quyền trực tiếp đưa ra các mục tiêu, nhiệm vu, yêu cầu để khách thể quan lý thực hiện.

Hình thức biểu hiện của nhóm phương pháp này là dùng các văn bản thông báo, chỉ thị, nghị quyết, thông tư, qui chế, qui định trong nội bộ như thời khóa biểu, phân công công tác, và chỉ thi bằng lời …các hình thức có thể tác động đến cá nhân, tổ chức. Quản lý hành chính về phương pháp không thể xem nhẹ, nó cần thiết trong một số lĩnh vực hoạt động.

Về mặt ưu điểm của phương pháp này: Có căn cứ pháp lý, trên cơ sở các văn bản chính xác, cụ thể và tạo ra sự thống nhất đồng loạt trong tổ chức

là sức mạnh của tập thể. Trực tiếp tác động đến đối tượng nên có hiệu quả nhanh chóng, có tính bắt buộc phải chấp hành, đồng loạt.

Tuy nhiên phương pháp này cũng có hạn chế: dễ lạm dụng và tuyệt đối hóa dẫn đến quan liêu độc đoán, mất dân chủ, dễ gây cho đối tượng quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện vùng cao tràng định tỉnh lạng sơn trong giai đoạn hiện nay luận văn ths giáo dục học (Trang 28)