STT Môn học Trình độ đào tạo
Sau đại học Đại học Cao đẳng Tổng số
1 Toán 0 12 0 12 2 Vật lý 0 7 0 7 3 Hóa học 0 5 0 5 4 Sinh học 0 5 0 5 5 KT- Công nghệ 0 2 1 3 6 Ngữ văn 0 10 0 10 7 Lịch sử 0 7 0 7 8 Địa lý 0 5 0 5
9 Giáodục công dân 0 3 0 3
10 Ngoại ngữ 0 8 0 8
11 Thể dục- QP 0 6 0 6
12 Tin học 0 3 0 3
13 Cộng 0 74 1 75
14 Tỷ lệ 0 98,67% 1,33% 100%
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn)
Phân tích bảng số liệu trên cho ta thấy 100% giáo viên đều đạt chuẩn về trình độ đào tạo (đại hoc), số giáo viên trên chuẩn (sau đại học) ở trường THPT Tràng Định còn vắng bóng chưa có một giáo viên nào (0%) điều này đã nói lên công tác quản lý đội ngũ còn nhiều bất cập, chưa thật sư quan tâm tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ. Một bộ phận giáo viên bằng lòng với tấm bằng cử nhân không có chí tiến thủ. Một số ít có nguyện vọng được đi học nâng cao nghiệp vụ chuyên môn nhưng không có điều kiện (tài chính) hạn hẹp. So với các trường trong tỉnh Lạng Sơn trường THPT Tràng Định là một
trường được thành lập sớm (1961), nhưng thành tích còn rất khiêm tốn. Giáo viên có trình độ sau đại học đến nay chưa có ở các môn học.
Tóm lại: Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên THPT trên địa bàn huyện Tràng Định là 100% đạt chuẩn về trình độ đào tạo, nhưng do nhiều nguồn đào tạo khác nhau, (một số giáo viên được đào tạo theo chế độ cử tuyển), năng lực và nghiệp vụ sư phạm còn nhiều hạn chế, sự nỗ lực của mỗi cá nhân chưa đều, chưa liên tục, ý thức tự bồi dưỡng chưa cao, mặt khác do nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn mới ở địa phương và của tỉnh. Cho nên chất lượng đội ngũ GV THPT hiện nay còn nhiều bất cập, so với nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. Do đó, tính cấp thiết là: cải tiến, đổi mới công tác quy hoạch cán bộ quản lý đồng thời đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường phổ thông, đáp ứng sự phát triển của địa phương của xã hội.
2.4.3. Kiến thức liên quan đến chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông
- Về trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh)
Trình độ ngoại ngữ của ĐNGV trường THPT Tràng Định có tỷ lệ như sau: Giáo viên có trình độ đại học (dạy tiếng Anh) năm học 2009 -2010 tại nhà trường là: 8/71 chiếm 11,27%, số còn lại có chứng chỉ A cũng rất ít, 3/4 số giáo viên trong hội đồng chưa có chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh nhưng khi học đại học họ đã được học một ngoại ngữ.
Có thể nói, trình độ ngoại ngữ của ĐNGV trên địa bàn huyện Tràng Định còn rất hạn chế so với các trường ở các thành phố và các tỉnh đồng bằng. Với đặc điểm là một trường miền núi 95% dân số là người dân tộc thiểu số, giáo viên giảng dạy tại trường chủ yếu là người dân tộc thiểu số, chiếm khá đông khoảng 3/4 số thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường, do vậy, mặc dù đã được học một ngoại ngữ trong trường đại học nhưng ở môi trường phổ thông ít được sử dụng, nên không tránh khỏi sự mai một, quên lãng.
Theo thông kê cuối năm học 2009-2010 giáo viên có trình độ đại học tin học là 3người (giáo viên dạy tin). Những giáo viên có tuổi đời trên 50, kỹ năng tin học chậm (không biết sử dụng máy vi tính, giáo án điện tử) dạy học theo hình thức truyền thống (phấn trắng bảng đen). Bộ phận giáo viên này chậm đổi mới phương pháp, tính thích nghi trong môi trường dạy học thân thiện học sinh tích cực hiệu quả chưa cao. Số giáo viên có tuổi đời trên 35 dưới 40 có hiểu biết tin học tương đương trình độ A, họ sử dụng công nghệ thông tin tương đối hiệu quả, 100% giáo viên trẻ dưới 30 tuổi số này rất thành thạo trong việc sử dụng công nghệ thông tin, áp dụng tin học vào giảng dạy, trong việc khai thác tài nguyên mạng. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong ở trường trung học phổ thông Tràng Định chủ yếu là giáo viên tự học, thực tế họ chưa được học qua một lớp đào tạo chính thức nào.
Bảng 2.7. Trình độ tin học của ĐNGV THPT năm học 2009-2010
Tổng số Chưa có chứng chỉ tin Trình độ tin học Trình độ A Trình độ B Trình độ C 71 SL % SL % SL % SL % 45 63,4% 14 19,7% 8 11,3% 4 5,6%
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn)
2.5. Thực trạng về công tác quản lý đội ngũ giáo viên trƣờng trung học phổ thông huyện Tràng Định
(Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý đội ngũ tại trường THPT Tràng Định trên địa bàn huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn)
2.5.1. Thực trạng về cơ cấu tổ chức và phân cấp quản lý ở nhà trường trưng học phổ thông học phổ thông
BGD&ĐT ban hành quyết định 07/2007/QĐ/BGD&ĐTngày2/4/ 2007 về việc ban hành điều lệ trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học đã quy định:
- Vị trí của trường trung học (điều2), nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học (điều 3).
- Những quy định về tổ chức bộ máy và nhiệm vụ của các bộ phận trong trường trung học phổ thông (từ điều 13 đến điều 20).
- Những quy định về hoạt động giáo dục và công tác quản lý các hoạt động trong trường học (chương III- điều 24,25,26).
- Những quy định về nhiệm vụ quyền hạn của các thành viên trong trường trung học (điều 18,19, 30, 31,32,35).
- Việc bổ nhiệm ban giám hiệu nhà trường (điều 18) theo phân cấp quản lý, từ năm 2008 đên nay việc bổ nhiệm ban giám hiệu trường THPT do Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm. Nhiệm vụ quyền hạn của hiệu trưởng và phó hiệu trường được quy định tại (điều 19). Tổ chuyên môn và
nhiệm vụ của tổ chuyên môn (điều 16).
Sơ đồ 2.2. Quản lý và bộ máy tổ chức trong nhà trường THPT
Hiệu trưởng Chi bộ Đảng Công đoàn Đoàn TN Hội đồng GD Các P.Hiệu Trưởng Tổ chuyên môn Tổ hành chính Tổ Hành chính GV bộ môn GV chủ nhiêm Nhân viên Lớp học sinh Ban thi đua giáo viên Ban thanh tra Thư kí hội đồng Thường trực hội cha mẹ học sinh Chi hội cha mẹ học sinh các lớp
Hiệu trưởng là người xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; thực hiện các Nghị quyết, Quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 2 Điều 20 của điều lệ trường THPT; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; quản lý hồ sơ tuyển dụng giáo viên, nhân viên; quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình, quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; quản lý tài chính, tài sản của nhà trường; thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với giáo viên nhân viên, học sinh, tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục; chịu trách nhiệm trước cáp trên về toàn bộ các nhiệm vụ được quy định trong khoản 1 điều 20.
- Phó hiệu trưởng thực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về nhiệm vụ được hiệu trưởng phân công (khoản 2 điều 19). Từng phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp các hoạt đông của tổ chuyên môn, và các bộ phận khác trong nhà trường: bảo vệ, y tế, bảo hiểm, văn phòng… Hội đồng trường thực tế trường THPT Tràng Định chưa có hội đồng trường chỉ có Hội đồng giáo dục là tổ chức tư vấn sư phạm cho hiệu trưởng trong các hoạt động theo quy định của Điều lệ trường trung học.
Thư ký hội đồng làm nhiệm vụ thư ký ghi chép các hoạt động nhà trường trong các cuộc họp, giúp hiệu trưởng nắm bắt và phân tích các thông tin hai chiều để hiệu trưởng trực tiếp điều hành, trong trường hợp ban giám hiệu đi công tác (vắng), thư ký hội đồng có thể điều hành theo sự phân công của hiệu trưởng .
Tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng hành chính do hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học; tổ trưởng chuyên môn có nhiệm vụ xây
dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, phê duyệt kế hoach cá nhân; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, đề xuất khen thưởng hoặc kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên.
Vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong quản lý ở trường là: xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi phụ đạo học sinh yếu kém; lập kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng đủ theo các tiết trong phân phối chương trình.
Việc quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vị cho công tác dạy và học do một phó hiệu trưởng trực tiếp phụ trách cùng với tổ hành chính văn phòng, nhân viên thiết bị trường học.
Tổ chức Đảng trong nhà trường là tổ chức lãnh đạo, định hướng cho các hoạt động nhà trường theo chủ trương đường lối của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước. Các tổ chức khác như: Công Đoàn là tổ chức bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động, theo Luật Lao động, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội cha mẹ học sinh là những tổ chức phối hợp với hiệu trưởng thống nhất các hoạt động giáo dục trong nhà trường qua các buổi họp giao ban hoặc hội nghị liên tịch họp trong các tháng của năm học.
Để các tổ chức, cá nhân trong nhà trường làm việc có hiệu quả, người hiệu trưởng phải biết phối hợp các tổ chức đoàn thể trong nhà trường xây dựng quy chế phối hợp: chi tiết, sát thực, ngoài ra cần có hỗ trợ về tài chính, sự hỗ trợ đó cần kịp thời đảm bảo tính động viên, từ đó GV sẽ cống hiến, phát huy hết khả năng, tận tâm cho công việc, hiểu quả công việc sẽ cao.
Qua việc thăm dò về mô hình phân cấp quản lý ĐNGV trong nhà trường THPT phần đông các hiệu trưởng cho rằng chưa thật sự hợp lý, với việc bố trí giáo viên như hiện nay. Các nhà trường sẽ không chủ động được trong việc tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên, số giáo viên được điều động về trường chủ yếu là do Sở Giáo dục và Đào tạo tuyển dụng và điều động công tác, nhà trường chỉ là đơn vị sử dụng người lao động. Do vậy, xuất hiện môn thừa môn thiếu. Nhiều ý kiến cho rằng nên phân quyền cho các nhà trường tự
chủ từ khâu tuyển dụng, đến khâu sử dụng, thay đổi hình thức tuyển dụng biên chế bằng hình thức ký hợp đồng giáo viên dạy.
2.5.2. Thực trạng về lập kế hoạch, quy hoạch phát triển đội ngũ
Trên cơ sở chiến lược của Đảng và nhà nước về phát triển Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2010 -2020, Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phát triển giáo dục của tỉnh trong giai đoạn mới là: Xây dựng, thành lập một số trường THPT mới ở những vùng khó khăn tạo cơ hội được học tập nhiều hơn cho những học sinh người dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa (đưa trường về gần dân).
Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng khóa IX về công tác tổ chức cán bộ đã chỉ rõ: “Công tác tổ chức cán bộ còn nhiều yếu kém. Đội ngũ cán bộ xét cả về số lượng, chất lượng cơ cấu còn nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu cả trước mắt và lâu dài chưa ngang tầm với thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Thực tế cho thấy, công tác lập kế hoạch, quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THPT phần lớn là dựa theo quy trình từ phía đơn vị cơ sở trường làm căn cứ chính, chủ yếu của công tác quy hoạch: dựa vào quy mô học sinh, trong tổng số 10 người được hỏi 8 người đồng ý chiểm 80% ; cơ cấu giáo viên và chất lượng đào tạo chiểm 20%. Như vậy các nhà trường đã xây dựng dự kiến phát triển nhân lực của trường mình ít nhất là 2 đến 3 năm.
Hiệu trưởng làm công tác dự báo, định hướng phát triển cho những năm kế tiếp, cần có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Có thể nói, hiệu trưởng các nhà trường THPT nói chung và trường Tràng Định nói riêng đã làm công tác dự báo, định hướng phát triển giáo dục của đơn vị cho những năm trước mắt. Điều đó đòi hỏi kế hoạch phải chi tiết, cụ thể, có tính giai đoạn, có tính khả thi, nếu lập kế hoach sơ sài sẽ là nguyên nhân thất bại trong quản lý. Theo kết quả khảo sát CBQL và ĐNGV về công tác quản lý ĐNGV như sau:
- 45% ý kiến cho các cán bộ quản lý cho là có kế hoạch;
- 4.0% ý kiến cho rằng có giải pháp chiến lược; - 42,9% ý kiến cho là kế hoạch làm tốt;
- 38,5% ý kiến giáo viên cho rằng cơ cấu, kế hoạch trung bình. - 20,5% ý kiến giáo viên cho rằng quy hoạch cơ cấu chưa tốt.
2.5.3. Thực trạng về công tác tuyển chọn, sử dụng đội ngũ
Công tác tuyển chọn giáo viên là công tác quan trọng nhằm phát triển về số lượng, cơ cấu và chất lượng ĐNGV trong hệ thống các trường THPT.
Những năm qua, công tác tuyển chọn ĐNGV các trường THPT ở tỉnh Lạng Sơn thực hiện theo các hướng sau:
Hàng năm vào tháng 3 các nhà trường có kế hoạch khái quát, dự kiến cho năm học mới nộp Sở GD&ĐT bao gồm (dự kiến số lớp học sinh và số giáo viên cần bổ sung), trên cơ sở đó Sở Giáo dục, tuyển chọn và điều động công tác đối với giáo viên.
Việc tuyển dụng cán bộ và giáo viên từ năm học 2007-2008 trở lại đây có những thay đổi đối với cấp THPT, tuyển chọn, bổ nhiệm giáo viên ở cấp học này do Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo quyết định không cần trình Sở Nội vụ như trước đây (giảm bớt thủ tục hành chính). Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi tuyển giáo viên và phân công giáo viên năm học 2009 – 2010 như sau:
Bảng 2.8. Hình thức tuyển dụng giáo viên
Nơi thi tuyển, phân công Tỷ lệ Hình thức thi tuyển Tỷ lệ Sở Giáo dục và Đào tạo 100% Thi viết : - Nhận thức
- Vấn đáp
100%
Thi giảng 100%
Nhà trường tuyển dụng 0% Không 0
Nhìn vào bảng ta thấy, tuyển dụng giáo viên của nhà trường 100% người dự thi phải trải qua các bước: thi viết về nhận thức, soạn giáo án, thi giảng trên lớp và bằng cấp phải phải đảm bảo chuẩn nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Nơi thi tuyển: 100% ĐNGV THPT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được phân công giảng dạy tạm thời tại các nhà trường đều phải tham gia dự thi tại Sở Giáo dục và Đào tạo để được tuyển dụng chính thức. Đội ngũ này 100% là giáo sinh mới ra trường hoặc tỉnh khác đến liên hệ công tác trong ngành giáo dục Lạng Sơn, Sở Giáo dục là nơi tổ chức thi và điều động còn đối với các nhà trường là nơi tiếp nhận và sử dụng giáo viên, các nhà trường phổ thông không có quyền lựa chọn đội ngũ giáo viên (trừ trường chuyên Chu Văn An).
Công tác sử dụng ĐNGV.Như đã nói ở trên giáo viên THPT trên địa bàn huyện Tràng Định 100% là do sự tuyển dụng và phân công, điều động của Sở Giáo dục và Đào tạo, nhiều giáo viên được phân công về trường chưa đáp ứng được công việc và nhiệm vụ của một giáo viên giảng dạy. Thực tế trong năm học 2009-2010 trong 5 giáo viên trẻ được điều động công tác tại trường,