Nghiên cứu khả năng hoà tan của furosemid ra khỏi viên nén sử dụng HPTR

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ phân tán rắn của furosemid và ứng dụng vào dạng thuốc viên (Trang 49)

B: HHVL furosemid/PVP D: HPTR furosemid/PVP

2.2.5. Nghiên cứu khả năng hoà tan của furosemid ra khỏi viên nén sử dụng HPTR

dụng HPTR

Từ những kết quả khảo sát đã được trình bày trên đây, chúng tôi thấy rằng HPTR của furosemid với PVP, HP ß- cyd chế tạo bằng pp dung môi cải thiện tốt độ hoà tan của furosemid. Tuy nhiên, khi ứng dụng HPTR vào dạng thuốc viên nén, chúng tôi thấy rằng:

- Mặc dù hệ với tỷ lệ dược chất- chất mang trong khoảng 1:5 đến 1:15 cải thiện độ hoà tan của furosemid tốt nhất, song sẽ làm viên có khối lượng lớn.

- Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy hệ tỷ lệ 1:3 vừa cải thiện tốt độ hoà tan, vừa ổn định và đảm bảo khối lượng viên không quá lớn. Do đó chúng tôi chọn HPTR furosemid/PVP= 1:3, furosemid/ HP ß- cyd =1:3 chế tạo bằng pp dung môi để ứng dụng vào thuốc viên.

Bảng 12: Thành phần tính cho một viên nén Thành phần C T l CT2 CT3 HPTR furosemid/PVP (1:3) 160 mg HPTR furosemid/HP ß-cyd(l:3) 160 mg HHVL furosemid/HP ß-cyd(l:3) 160 mg Lactose 135 mg 135 mg 135 mg Tinh bột mỳ 90 mg 90 mg 90 mg

Sodium starch glycolat (SSG) 6% 6% 6%

Croscarmelose (rã trong) 2% 2% 2%

Croscarmelose (rã ngoài) 3% 3% 3%

Talc 1,5% 1,5% 1,5%

Magnesi stearat 1% 1% 1%

Tạo viên nén theo pp xát hạt ướt đã được trình bày ở mục 2.1.3.6. Đánh giá độ hoà tan của viên theo pp ghi trong mục 2.1.3.3. Kết quả được trình bày ở bảng 13 và minh hoạ trong hình 17.

Viên tạo ra từ CT 1 không đạt tiêu chuẩn viên nén về độ rã (thời gian rã >15 phút), nên chúng tôi chỉ đánh giá độ hoà tan của viên bào chế theo CT 2 và CT3:

Bảng 13: Mức độ hoà tan của furosemid từ viên nén sử dụng HPTR vàHHVLýurosemỉd! HP ß-cyd{\'3)

Thời gian (phút)

% furosemid hoà tan

Nguyên liệu CT2 CT3 Viên đối

chiếu 10 7,1 43,9 36,7 12,0 20 16,5 71,1 65,0 21,2 30 26,3 83,2 81,7 33,0 40 35,2 88,9 89,5 43,6 50 45,2 91,7 90,2 49,7 60 53,4 91,7 91,4 55,5 tí Cd 100 80 (U 60 ị-i ã 40 20 0 0 10 20 30 40 50 60 thời gian (phút)

nguyên liệu CT2 - ^ C T 3 viên đối chứng

Hìnhl 7: Đồ thị biểu diễn tốc độ hoà tan của furosemid từ viên nén sử dụng HPTR và HHVL furosemid/HP ß-cyd (1:3)

Kết quả từ bảng 13 và hình 17 cho thấy:

so với nguyên liệu và viên đối chiếu (sản xuất tại CTCP hoá-dược phẩm Mekophar). Sau 60 phút chỉ có khoảng 53% furosemid được giải phóng ra khỏi nguyên liệu và có khoảng 55% giải phóng ra khỏi viên đối chiếu. Trong khi đó, có hơn 90% furosemid được giải phóng ra khỏi viên sử dụng HPTR và HHVL furosemid/ HP ß-cyd.

- Tốc độ hoà tan của furosemid từ viên có sử dụng HPTR lớn hơn viên sử dụng HHVL. Tuy nhiên sự khác nhau này chỉ thấy ở 20 phút đầu. Mức độ furosemid hoà tan từ 2 viên CT 2, CT 3 gần bằng nhau: sau 60 phút có khoảng 91,7 % furosemid hoà tan từ viên CT 2 (HPTR) và có khoảng 91,4% từ viên CT 3 (HHVL).

- Độ hoà tan của furosemid từ viên CT 2 (sử dụng HPTR furosemid/HP ß-cyd) và CT 3 (sử dụng HHVL furosemid/HP ß-cyd) kém rất nhiều so với các hệ tương ứng. Đó có thể là do, trong quá trình dập viên, do bị ảnh hưcmg của nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, lực nén, các tá dược sơ nước nên đã ảnh hưởng tới độ rã của viên và độ hoà tan của furosemid.

- Trong một số công trình nghiên cứu trước đây, một số tác giả đã sử dụng HPTR của furosemid với PVP hoặc với HP ß-cyd để ứng dụng vào dạng thuốc viên nén bao và thấy rằng dạng chế phẩm này làm tăng SKD của furosemid [43,51].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ phân tán rắn của furosemid và ứng dụng vào dạng thuốc viên (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)