Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học phổ thông của sở giáo dục và đào tạo tỉnh điện biên luận văn ths giáo dục học (Trang 115)

2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo cụ thể, sâu sát hơn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường PTDTNT THPT.

- Sớm ban hành các chính sách về chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ quản lý trường PTDTNT THPT tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và trách nhiệm của họ.

- Cần xây dựng một cơ chế chính sách phân cấp quản lý theo ngành dọc để đảm bảo sự phát triển đồng bộ từ bậc học mầm non đến Đại học. Việc phân cấp chưa triệt để là không phù hợp với sự phát triển chung.

Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Nội vụ cần quan tâm, quyết liệt chỉ đạo việc thực hiện phân cấp quản lý giáo dục theo tinh thần của Nghị định số 115/2010/NĐ-CP và Thông tư 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV.

2.2. Với Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên

- Cần phân cấp cho Sở GDĐT quyền chủ động trong công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ quản lý các đơn vị trực thuộc Sở.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã bổ sung quỹ đất cho các trường PTDTNT THPT từ đó làm cơ sở cho việc đầu tư xây dựng các hạng mục theo tiêu chuẩn trường phổ thông đạt chuẩn Quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Ban hành chế độ, chính sách ưu đãi của địa phương đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các trường PTDTNT THPT.

Tăng biên chế cán bộ chuyên trách cho Sở GDĐT để trực tiếp theo dõi, phụ trách mảng giáo dục dân tộc.

- Quy định tiêu chuẩn tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ quản lý các trường PTDTNT THPT; bố trí kinh phí và có chế độ hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên học tiếng dân tộc thiểu số.

- Kiến nghị với Hội đồng nhân dân tỉnh quan tâm, giám sát, chỉ đạo việc thực hiện phân cấp đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo tại Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo quy định tại Nghị định 115/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục và Thông tư số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ Hướng dẫn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, đảm bảo thực hiện triệt để công tác phân cấp quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế đến các đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng lao động. Tiếp tục nghiên cứu, thực hiện phân cấp quản lý bộ máy, biên chế đến cấp cơ sở nhằm tăng cường hơn nữa tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với thủ trưởng đơn vị.

2.3. Với Sở Giáo dục và Đào tạo

- Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ quản lý các trường PTDTNT THPT tham quan học tập kinh nghiệm ở các trường PTDTNT THPT trong và ngoài tỉnh. Kịp thời cung cấp thông tin quản lý, phổ biến những kinh nghiệm quản lý trong thực tiễn.

- Tăng cường công tác thanh kiểm tra, đánh giá sàng lọc hàng năm về công tác cán bộ, để có sự điều chỉnh kịp thời những sai lệch trong công tác quản lý.

- Tập trung rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý để có hướng quy hoạch; nhanh chóng bổ sung Phó Hiệu trưởng các trường PTDTNT THPT: huyện Tủa Chùa, huyện Mường Chà.

Sớm xây dựng, tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số”. - Xây dựng kế hoạch, chương trình dạy tiếng dân tộc Mông cho giáo viên và học sinh các trường PTDTNT THPT.

- Tổ chức triển khai, thực hiện công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường Phổ thông DTNT theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.4. Với cán bộ quản lý các trường PTDTNT THPT

Trước yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và yêu cầu phát triển giáo dục ở địa phương, người cán bộ quản lý cần xác định đúng tinh thần trách nhiệm, phải tích cực tự giác học tập, rèn luyện, nêu cao tinh thần tự bồi dưỡng, rèn luyện.

Cập nhật những thông tin mới và vận dụng sáng tạo trong hoạt động quản lý, phát huy được các nguồn lực cho nhiệm vụ phát triển nhà trường, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục ở địa phương.

Có ý thức học tập tiếng dân tộc thiểu số; nghiên cứu để hiểu rõ tâm lý, phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2011), Chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2020;

3. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2012), Kết luận số 51-KL/TW, ngày 29/10/2012 về Đề án đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo;

4. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 42-NĐ/TW, ngày 30/11/2004 về quy hoạch cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Kết luận số 24-KL/TW, ngày 05/6/2012 về đẩy mạnh công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020;

5. Bộ Chính trị (1989), Nghị quyết 22-NQ-TW ngày 27-11-1989 về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi, Nhà xuất bản

Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

6. Bộ Chính trị (2012), Thông báo số 242-TB/TW ngày 20/8/2012 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII);

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/8/2008 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư 06/2009/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 3 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung Điều 10, Điều 13 của Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Phổ thông DTNT ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT;

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGD ĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học;

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Thông tư số 59/2008/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 10 năm 2008 về hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập;

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Chương trình hành động của ngành Giáo dục thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ban hành kèm theo Quyết định số 1215/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội;

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 về việc ban hành Chuẩn Hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT- BGDĐT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định 115/2010/NĐ-CP;

14. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2002), Một số vấn đề lý luận, phương pháp luận, phương pháp xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia;

15. Chính phủ (2009), Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới công tác cán bộ và quản lý cơ sở giáo dục;

16. Chính phủ (2010), Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

17. Chính phủ, Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của DTTS trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về Định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000;

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

20. Đặng Thị Thanh Huyền (2012), Nhu cầu học tập của trẻ em gái dân tộc thiểu số, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam;

21. Học viện hành chính Quốc gia (2008), Tổ chức Hành chính Nhà nước;

22. Nguyễn Hữu Thân (2000), Quản trị nhân sự - NXB. TP Hồ Chí Minh;

23. Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Văn Điềm (chủ biên), Giáo trình Quản trị nhân lực; Bộ môn Quản trị nhân lực, Trường Đại học kinh tế Quốc dân,

NXB Giáo dục, Hà Nội. 2002;

24. Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

25. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục,

Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội;

26. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12; Luật Viên chức số 58/2010/QH12;

27. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội;

28. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Giáo dục, Luật giáo dục sửa đổi, bổ sung, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà

Nội;

29. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 về Chiến lược Phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020;

30. Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

31. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg về Chương trình phát triển KT-XH ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa;

32. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 85/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 về Quy định một số chính sách đối với học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú;

33. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 phê duyệt Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người;

34. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

35. UNESCO, Quản lý tài năng và phát huy tối đa năng suất đội ngũ, Tài liệu

khóa tập huấn cho Lãnh đạo cấp Vụ và tương đương Bộ GD&ĐT, Hà Nội 11/2011;

36. Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 14/01/2009, về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2008-2015, định hướng đến năm 2020;

37. Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, Quyết định số 986/QĐ-UBND ngày 31/10/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2020;

38. Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, Quyết định số 11/QĐ-UBND, ngày 10/01/2011 về việc ban hành Chương trình giải pháp chỉ đạo, điều hành thưc hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và dự toán ngân sách năm 2014;

39. Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, Quyết định số 793/QĐ-UBND, ngày 21/5/2009 về việc phê duyệt Đề án mở rộng quy mô và nâng cấp hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, tỉnh Điện Biên;

40. Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 05/4/2012 về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo;

41. Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 31/5/2010 về việc ban hành quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Xin ông (bà) vui lòng cho biết một vài thông tin cá nhân dưới đây:

1. Họ và tên: ...

2. Chức vụ – Nơi công tác: ...

3. Địa chỉ liên hệ: ...

4. Điện thoại (nếu có): ...

Nhằm đánh giá đúng thực trạng về phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý các Trường Phổ thông DTNT cấp THPT tỉnh Điện Biên, để từ đó đề xuất được các giải pháp khắc phục những hạn chế trong công tác này. Xin ông (bà) vui

lòng cho biết ý kiến của mình theo các tiêu chí đánh giá trong bảng dưới đây (đánh

dấu X vào cột tương ứng với ý kiến đánh giá của mình): Đánh giá chung:

TT Nội dung Mức độ cho điểm

4 3 2 1

1 Phẩm chất chính trị đạo đức 2 Năng lực chuyên môn 3 Năng lực quản lý Đánh giá cụ thể: Stt Các tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá cho điểm từng tiêu chí 5 4 3 2 Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị

- Có lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng, hiểu biết về nhiệm vụ của Giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

- Nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Phụ lục 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho cán bộ Sở GDĐT, CBQL và giáo viên Trường Phổ thông DTNT cấp THPT)

- Có ý thức tổ chức, kỷ luật; ý thức chấp hành pháp luật và tinh thần trách nhiệm cao trong công viêc.

Tiêu chí 2. Đạo đức nghề

nghiệp

- Am hiểu cuộc sống của đồng bào dân tộc tại địa phương. Biết cách gắn kết giữa nhiệm vụ giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số với nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

- Yêu nghề, mến trẻ, biết khoan dung, độ lượng, quý trọng học sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc ít người.

- Công bằng, trung thực, liêm khiết, không tham ô, tham nhũng.

Tiêu chí 3. Lối sống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quan tâm chăm lo đến cuộc sống học sinh nội trú. Biết cách tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh nội trú.

- Sống lạc quan, thường xuyên tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao trong nhà trường.

- Có ý chí, nghị lực vượt khó; dám nghĩ, dám làm; bình tĩnh, chín chắn, cẩn trọng trong công việc.

Tiêu chí 4. Tác phong

- Tác phong cởi mở, thẳng thắn, mẫu mực, mô phạm với đồng nghiệp; hòa nhã, hoà nhập với cuộc sống của học sinh nội trú.

- Có uy tín với tập thể và cấp trên, được học sinh các dân tộc kính trọng. Quan điểm thắng thắn, rõ ràng trong công việc.

- Thái độ làm việc nghiêm túc, trung thực trong báo cáo đối với cấp trên, đánh giá cấp dưới công bằng vô tư, linh hoạt và chấp nhận sự thay đổi.

Tiêu chí 5. Giao tiếp, ứng

xử

- Biết cách vận dụng quan điểm đường lối của Đảng về chính sách dân tộc vào công tác huy động xã hội hóa giáo dục.

- Quan tâm, chăm lo đời sống của học sinh nội

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học phổ thông của sở giáo dục và đào tạo tỉnh điện biên luận văn ths giáo dục học (Trang 115)