Thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các Trường Phổ thông

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học phổ thông của sở giáo dục và đào tạo tỉnh điện biên luận văn ths giáo dục học (Trang 75)

Phổ thông DTNT cấp THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên

2.5.1. Thực trạng công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các Trường phổ thông DTNT THPT

Thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị khóa XI về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, căn cứ Hướng dẫn số số 50-HD/BTCTW, Hướng dẫn số 22-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương, Hướng dẫn số 1727/HD-UBND, ngày 20/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, trên cơ sở tiêu chuẩn, điều kiện giới thiệu quy hoạch cán bộ và ý kiến tham gia giới thiệu quy hoạch của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ Sở, Phòng Tổ chức Cán bộ đã chủ động tham mưu giới thiệu danh sách nhân sự có triển vọng dự kiến đưa vào quy hoạch, tổ chức Hội nghị giới thiệu bổ sung quy hoạch năm 2014 các chức danh từ Phó hiệu trưởng và tương đương trở lên cho giai đoạn 2010-2015, 2016-2020 khối các đơn vị trực thuộc và các phòng ban chuyên môn thuộc cơ quan Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo. Kết quả đã có 280 cán bộ quản lý, giáo viên được tín nhiệm đủ điều kiện đưa vào diện quy hoạch (trong đó cơ cấu nữ chiếm 35%, dân tộc chiếm 5,6 %). Trong đó, khối các trường Phổ thông DTNT THPT với 08 đơn vị đã có 56 cán bộ, giáo viên được tín nhiệm giới thiệu đưa vào diện quy hoạch các chức danh Phó hiệu trưởng, Hiệu trưởng, cụ thể:

- Quy hoạch chức danh Hiệu trưởng: 14 người; - Quy hoạch chức danh Phó hiệu trưởng: 42 người; - Quy hoạch cả 2 chức danh: 02 người.

Về độ tuổi:

- Dưới 30 tuổi: 16 người; - Từ 30 đến 40 tuổi: 34 người; - Từ 40 đến 50 tuổi: 6 người. Về trình độ chuyên môn:

- Đại học 56 người. Về cơ cấu dân tộc:

- Dân tộc Kinh: 54 người; - Dân tộc Thái: 02 người.

Tác giả đã chọn ra 06 tiêu chí để tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý các trường Phổ thông DTNT THPT qua phiếu hỏi đối với 68 cán bộ quản lý và giáo viên các Trường Phổ thông DTNT THPT, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.21. Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý các Trường Phổ thông DTNT THPT của Sở

GDĐT tỉnh Điện Biên

STT Nội dung các tiêu chí Mức độ giá trị

Điểm trung bình Tốt Khá Trung bình Kém 1 Xác định đúng mục tiêu phát triển đội ngũ CBQL các Trường Phổ thông DTNT THPT vùng tây bắc đến năm 2020. 23 12 28 5 2,78 2

Xây dựng Quy hoạch ngũ CBQL các Trường Phổ thông DTNT THTP có tính khả thi cao.

21 23 11 13 2,76

3

Xây dựng được bộ tiêu chuẩn cán bộ, giáo viên vùng dân tộc thiểu số đủ điều kiện đưa vào quy hoạch CBQL các Trường Phổ thông DTNT THPT

10 34 20 4 2,74

4 Xây dựng quy hoạch đảm bảo cơ

cấu về thành phần dân tộc. 45 23 1,66

sung, điều chỉnh hằng năm, đảm bảo thúc đẩy sự cố gắng vươn lên của cán bộ, giáo viên.

6 Việc bổ nhiệm cán bộ quản lý mới

đảm bảo đã nằm trong quy hoạch. 21 31 12 4 3,01

Điểm bình quân các tiêu chí 2,45

Nhận xét:

Theo kết quả khảo sát cho thấy, công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý tại các Trường Phổ thông DTNT THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên còn rất nhiều bất cập và cần được quan tâm đúng mức. Điểm trung bình các tiêu chí tác giả đưa ra đánh giá đều đạt ở mức trung bình. Thậm chí có tiêu chí đạt dưới mức trung bình. Điểm trung bình chung cho các tiêu chí là 2,45 đã phản ánh phần nào chất lượng công tác quy hoạch chưa cao.

Mặc dù quá trình thực hiện quy hoạch đã thực hiện đầy đủ các bước cơ bản về quy hoạch, bảo đảm thẩm quyền của các cấp ủy Đảng, tập thể lãnh đạo trong quyết định quy hoạch cán bộ, trên cơ sở phát huy tối đa dân chủ trong giới thiệu, phát hiện cán bộ nguồn. Từ đó giúp ngành chủ động hơn trong công tác quy hoạch cán bộ, khắc phục tình trạng thiếu cán bộ trong công tác bổ nhiệm, đặc biệt là tại các cơ sở giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý Trường Phổ thông DTNT THPT hiện nay còn chưa quan tâm đến các yếu tố về cơ cấu, thành phần dân tộc, điều đó thể hiện ở Tiêu chí 4 chỉ đạt 1,66 điểm. Vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý là người dân tộc thiểu số tại một tỉnh miền núi, có đông thành phần dân tộc đang sinh sống, cộng với các bất ổn về chính trị tại khu vực vùng biên giới trong thời gian qua là hết sức quan trọng và có ý nghĩa. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch cán bộ quản lý trường Phổ thông DTNT THPT hằng năm gần như không được xem xét bổ sung, điều chỉnh, đã vô tình làm giảm sự cố gắng vươn lên của cán bộ, giáo viên. Công tác xây dựng bộ tiêu chuẩn cán bộ, giáo viên để đưa vào quy hoạch cũng được đánh giá ở mức thấp. Điều đó cho thấy ngoài các tiêu chí, nguyên tắc chung để xây dựng quy hoạch cán bộ, thì các tiêu chí riêng

của cán bộ quản lý Trường Phổ thông DTNT THPT (có khả năng sử dụng 01 tiếng dân tộc trong giao tiếp, hiểu biết văn hóa dân tộc tại địa phương...) chưa được xem xét, xây dựng ở hầu hết các đơn vị. Do đó, trong thời gian tới, công tác quy hoạch cán bộ quản lý Trường Phổ thông DTNT THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo.

2.5.2. Thực trạng công tác bổ nhiệm, luân chuyển, sử dụng cán bộ quản lý các Trường Phổ thông DTNT THPT

Bổ nhiệm, luân chuyển, sử dụng cán bộ quản lý được coi là khâu quan trọng trong công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý. Chỉ có bổ nhiệm và sử dụng đúng những cán bộ quản lý có năng lực, luân chuyển cán bộ quản lý theo năng lực, sở trường, điều kiện hoàn cảnh gia đình, kịp thời miễn nhiệm những cán bộ quản lý không còn động lực phấn đấu đi lên, hoặc có biểu hiện tiêu cực... thì mới có thể nâng cao được hiệu quả công tác quản lý.

Tác giả đã chọn ra 05 tiêu chí để tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng công tác bổ nhiệm, luân chuyển, sử dụng cán bộ quản lý các trường Phổ thông DTNT THPT qua phiếu hỏi đối với 68 cán bộ quản lý và giáo viên các Trường Phổ thông DTNT THPT, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.22. Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng công tác bổ nhiệm, luân chuyển, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý các Trường Phổ thông DTNT

THPT của Sở GDĐT tỉnh Điện Biên

STT Nội dung các tiêu chí Mức độ giá trị

Điểm trung bình Tốt Khá Trung bình Kém 1

Công tác bổ nhiệm, luân chuyển, sử dụng cán bộ quản lý các Trường Phổ thông DTNT THPT được thực hiện trên cơ sở quy hoạch cán bộ.

23 32 13 2,15

2 Quy trình bổ nhiệm, luân chuyển, bố trí

PT DTNT THPT đảm bảo theo quy định.

3

Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển CBQL đảm bảo theo cơ cấu, thành phần dân tộc tại địa phương.

35 33 1,51

4

Việc bổ nhiệm, luân chuyển, sử dụng cán bộ quản lý Trường PT DTNT THPT thực sự tạo động lực, kịp thời động viên, khích lệ đối với CBQL.

45 23 3,66

5

Luân chuyển cán bộ quản lý các Trường Phổ thông DTNT THPT hợp lý, đúng nguyện vọng và yêu cầu về tình hình chính trị tại địa phương.

13 42 13 3,00

Điểm bình quân các tiêu chí 2,83

Nhận xét:

Theo kết quả khảo sát cho thấy, công tác bổ nhiệm, luân chuyển, sử dụng cán bộ quản lý các Trường Phổ thông DTNT THPT mặc dù đã đảm bảo đủ về số lượng cán bộ, quy trình thực hiện từ khâu cấp Ủy xem xét giới thiệu, lấy phiếu tín nhiệm, trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định đã được thực hiện một cách bài bản, đúng theo quy định tại Nghị Quyết định số 27/2003/QĐ-TTG ngày 19/2/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo, song cũng vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Cụ thể như việc bổ nhiệm cán bộ quản lý các Trường Phổ thông DTNT THPT đôi lúc còn không theo quy hoạch, có những cán bộ quản lý được bổ nhiệm nhưng thực tế chưa được đưa vào danh sách quy hoạch tại đơn vị. Bên cạnh đó, việc bổ nhiệm cán bộ quản lý gần như chưa xem xét đến cơ cấu về thành phần dân tộc. Điều này được thể hiện ngay trên thực tế hiện tại trong số 25 cán bộ quản lý trường Phổ thông DTNT mới chỉ

có 06 cán bộ là người dân tộc địa phương (đạt 24 %), trong khi đây được xem là khâu quan trọng trong công tác cán bộ vùng biên giới.

2.5.3. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Phổ thông DTNT THPT

Thực hiện Quyết định số 1158/QĐ-UBND ngày 23/11/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011-2015 và các văn bản hướng dẫn của các cấp, các ngành có liên quan, trong những năm trở lại đây công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý các Trường Phổ thông DTNT THPT cũng đã tiếp tục được Sở Giáo dục và Đào tạo quan tâm chú trọng, đặc biệt là đối với cán bộ quản lý là người dân tộc thiểu số. Hằng năm việc xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện các nhiệm vụ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý các Trường THPT nói chung và Trường Phổ thông DTNT THPT nói riêng đã được Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện thống nhất theo hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên.

Tuy nhiên, để đánh giá sâu hơn thực trạng công tác này, tác giả đã chọn ra 06 tiêu chí để tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường Phổ thông DTNT THPT qua phiếu hỏi đối với 68 cán bộ quản lý và giáo viên các Trường Phổ thông DTNT THPT, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.23. Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các Trường Phổ thông DTNT THPT

của Sở GDĐT tỉnh Điện Biên

STT Nội dung các tiêu chí Mức độ giá trị

Điểm trung bình Tốt Khá Trung bình Kém 1

Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng CBQL các Trường Phổ thông DTNT THPT được xác định rõ ràng, phù hợp với các đặc thù của Trường Phổ thông DTNT.

3 43 13 9 2.59

2

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng có tính khả thi cao, có các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng mang tính đặc trưng của trường DTNT.

65 3 3.96

3

Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn trong đó có đào tạo tiếng dân tộc.

56 12 1.82

4

Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Trường Phổ thông DTNT THPT.

56 11 1 3.81

5

Sử dụng hợp lý cán bộ quản lý Trường Phổ thông DTNT THPT sau khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng

61 7 3.90

6

Đối tượng cán bộ, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nằm trong quy hoạch, dự nguồn.

24 12 32 2.88

Nhận xét:

Theo kết quả khảo sát cho thấy, công tác đào tạo, bồi dưỡng hằng năm mặc dù đã được Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và cử cán bộ quản lý đi học, nhưng việc thực hiện chủ yếu mang tính bị động, chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền mở lớp, sau đó mới thực hiện đăng ký, cử cán bộ quản lý đi học (Học viện Quản lý năm 2014 có 05 cán bộ cử đi học, Cao cấp Lý luận chính trị có 04 cán bộ cử đi học, Quản lý nhà nước có 02 cán bộ cử đi học...). Số các lớp do Sở Giáo dục và Đào tạo độc lập đứng ra tổ chức là rất ít.

Bên cạnh đó, theo yêu cầu về khả năng biết sử dụng ít nhất một thứ tiếng dân tộc đối với cán bộ quản lý, thì hiện tại Sở Giáo dục và Đào tạo gần như chưa quan tâm đến công tác này. Việc cán bộ quản lý đăng ký đi học lại do cá nhân tự liên hệ đăng ký, không có sự dẫn dắt từ cơ quan quản lý.

2.5.4. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý Trường Phổ thông DTNT THPT

Thực hiện Kế hoạch hằng năm, công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý các Trường Phổ thông DTNT THPT đã được Sở Giáo dục và Đào tạo quan tâm, thực hiện thường xuyên, định kỳ. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, đánh giá được xây dựng và thông báo rộng dãi đến các Trường Phổ thông DTNT THPT trước khi bước vào năm học. Trong đó nội dung thanh kiểm tra, đánh giá tập trung chủ yếu vào việc thực hiện nhiệm vụ năm học, quản lý hoạt động dạy và học, công tác đánh giá xếp loại cán bộ quản lý trong năm học (xây dựng hồ sơ minh chứng đánh giá cuối năm) và các hoạt động giáo dục khác của cán bộ quản lý.

Cũng để đánh giá sâu hơn thực trạng công tác này, tác giả đã chọn ra 05 tiêu chí để tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá cán bộ quản lý các trường Phổ thông DTNT THPT qua phiếu hỏi đối với 68 cán bộ quản lý và giáo viên các Trường Phổ thông DTNT THPT, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.24. Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý các Trường Phổ thông DTNT THPT

của Sở GDĐT tỉnh Điện Biên

STT Nội dung các tiêu chí Mức độ giá trị

Điểm trung bình Tốt Khá Trung bình Kém 1

Sở có kế hoạch cụ thể, chi tiết về công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá cán bộ quản lý Trường PT DTNT THPT trước khi bước vào năm học.

65 3 3.96

2

Nội dung thanh tra, kiểm tra, đánh giá được Sở xây dựng phù hợp với đặc thù của cán bộ quản lý Trường PT DTNT THPT.

10 45 13 1.96

3

Sau thanh tra, kiểm tra, đánh giá Sở có những điều chỉnh bằng các quyết định quản lý cho phù hợp với đặc thù Trường Phổ thông DTNT THPT.

10 23 17 18 2.37

4

Kết quả thanh tra, kiểm tra, đánh giá CBQL trường PT DTNT THPT được đưa vào tiêu chí xét thi đua khen thưởng, kỷ luật của đơn vị.

45 19 4 3.60

5

Sau thanh tra, kiểm tra, đánh giá CBQL trường PT DTNT THPT đã kịp thời có những điều chỉnh theo hướng tích cực nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý.

54 14 3.79

Nhận xét:

Theo kết quả khảo sát cho thấy, việc xây dựng kế hoạch thanh kiểm tra là khá chi tiết, cụ thể và mang tính khả thi cao. Tuy vậy, hằng năm mặc dù Sở Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá cán bộ quản lý các Trường Phổ thông DTNT THPT định kỳ, đúng quy định, song việc thanh tra, kiểm tra, đánh giá mới chỉ mang tính chất hình thức, chưa đi sâu vào kiểm tra các đặc thù công tác quản lý tại các Trường Phổ thông DTNT THPT (như công tác quản lý học sinh nội trú, quản lý ngoài giờ lên lớp, quản lý công tác giáo dục

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học phổ thông của sở giáo dục và đào tạo tỉnh điện biên luận văn ths giáo dục học (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)