Yêu cầu về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Phổ thông DTNT

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học phổ thông của sở giáo dục và đào tạo tỉnh điện biên luận văn ths giáo dục học (Trang 30)

DTNT cấp THPT trong giai đoạn hiện nay

1.5.1. Nhiệm vụ của cán bộ quản lý trường PT DTNT cấp THPT

Cán bộ quản lý trường PT DTNT cấp THPT phải thực hiện tốt những quy định trong Điều lệ trường trung học, đồng thời phải chú ý đến tính chất dân tộc và đặc điểm nội trú khi tiến hành các hoạt động.

Theo điều 19, Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định:

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng

- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường Phổ thông DTNT THPT;

- Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ;

- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

- Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

- Quản lý học sinh trong giờ lên lớp và các hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh, quan tâm chăm lo tổ chức đời sống cho học sinh nội trú; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

- Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường Phổ thông DTNT THPT;

- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh dân tộc; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục;

- Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;

- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng

- Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công;

- Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao; - Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền;

- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Cán bộ quản lý trường PTDTNT THPT đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước tới cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường. Đồng thời, có trách nhiệm phản hồi toàn bộ tình hình Giáo dục và Đào tạo của nhà trường về những mặt tích cực cũng như những việc chưa làm được và kết quả Giáo dục và Đào tạo tới cơ quan quản lý giáo dục cấp trên.

Vì vậy, để đảm bảo tốt công tác quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường PT DTNT cấp THPT thì cần phải chú ý những yêu cầu sau:

1.5.2. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường PT DTNT cấp THPT bảo đảm yêu cầu đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu

Chiến lược Phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020, ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định“...Củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015” [21].

Như vậy, nội dung công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý liên quan đến quy mô, cơ cấu và chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý:

- Về quy mô: thể hiện bằng số lượng, mục tiêu của phát triển đội ngũ cán bộ quản lý về quy mô là đảm bảo đủ số lượng cán bộ quản lý theo quy định.

- Về cơ cấu: thể hiện ở độ tuổi, giới tính, thành phần dân tộc, bộ môn, chuyên môn, thâm niên quản lý, vùng miền,… Mục tiêu của phát triển cơ cấu đội ngũ là tạo ra sự hợp lý, đồng bộ của độ ngũ.

- Về chất lượng:

Trong từ điển Tiếng Việt, chất lượng là “cái tạo nên chất, giá trị của một con người, sự vật, hiện tượng”.

Theo quan điểm của các nhà giáo dục học Việt Nam, chất lượng là cái tạo nên phẩm chất giá trị một con người với tư cách một nhân cách, một chủ thể có trình độ phát triển về phẩm chất, năng lực. Cụ thể hơn, chất lượng từng cán bộ quản lý thể hiện bởi trình độ, phẩm chất, năng lực của bản thân họ thông qua hoạt động quản lý.

Việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cần chú trọng đến tính đồng bộ giữa từng thành viên quản lý và toàn bộ đội ngũ cán bộ quản lý. Chất lượng mỗi cán bộ quản lý thể hiện bởi trình độ, phẩm chất, năng lực của họ; đồng thời, các cán bộ quản lý trong hệ thống thông qua hiệu quả hoạt động quản lý sẽ thể hiện được chất lượng của hệ thống quản lý.

Như vậy, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý là nâng cao chất lượng cho từng cán bộ quản lý, đồng thời là sự phát triển của đội ngũ cán bộ quản lý về mặt chất lượng, số lượng và cơ cấu. Có thể nói, ba vấn đề: quy mô, cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý có liên quan chặt chẽ và ràng buộc nhau trong việc bảo đảm cho phát triển đội ngũ cán bộ quản lý vững mạnh.

1.5.3. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường PTDTNT THPT đảm bảo tính dân tộc

Mỗi cán bộ quản lý trường PTDTNT THPT cần phải hiểu rõ các phong tục tập quán của đồng bào dân tộc, từ đó có ý thức bảo tồn di sản văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số. Tại các Trường Phổ thông DTNT cấp THPT có trên 95% là học sinh dân tộc ăn, ở, sinh hoạt theo chế độ nội trú tại nhà trường, mỗi em học sinh là một đại diện tiêu biểu cho dân tộc mình, do đó là người cán bộ quản lý cần đi sâu tìm hiểu, tâm tư, nguyện vọng của mỗi em, từ đó giúp các em hòa nhập với môi trường giáo dục và môi trường sinh hoạt đa dạng các màu sắc dân tộc tại nhà trường.

Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc cũng đã nhấn mạnh: “Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc”, “Tiếng nói, chữ viết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường phổ thông, trường PTDTNT THPT, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng,...phù hợp với địa bàn vùng dân tộc”.

1.5.4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường PT DTNT cấp THPT đảm bảo yêu cầu phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh miền núi

Khi phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường PTDTNT THPT phải cụ thể hóa theo các đối tượng, gắn mục tiêu giáo dục với hoạt động thực tiễn địa phương, phân định rõ ràng thẩm quyền và trách nhiệm của người Hiệu trưởng; có chính sách thu hút những người được đào tạo chuyên môn và năng lực QL về công tác; làm tốt công tác luân chuyển cán bộ quản lý hợp lý bảo đảm tính cân đối giữa các địa phương. Từng bước phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ quản lý tại chỗ, người địa phương vùng dân tộc kết hợp với việc phát huy vai trò tích cực của các già làng, trưởng bản, những người có uy tín cao trong cộng đồng. cán bộ quản lý người địa phương, cán bộ dân tộc thiểu số là những người am hiểu rõ phong tục tập quán, tâm lý, tín ngưỡng, ngôn ngữ của đồng bào dân tộc, gắn bó với họ hàng, bà con quê hương, họ là những người có ưu thế lớn trong việc tuyên truyền, phổ biến, thuyết phục, vận động và tổ chức đồng bào trong công tác

huy động học sinh dân tộc đến lớp, đóng góp tích cực cho việc phát triển giáo dục vùng dân tộc.

1.5.5. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường PTDTNT THPT đáp ứng xu hướng đổi mới và phát triển giáo dục phổ thông

Quá trình giáo dục phải hướng tới người học: Nghĩa là tính cá thể của người học được đề cao; coi trọng trong mối quan hệ giữa lợi ích của người học với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển cộng đồng, xã hội.

Nội dung giáo dục phải sáng tạo, theo nhu cầu người học.

Phương pháp giáo dục là cộng tác, hợp tác giữa người dạy và người học, công nghệ hóa và sử dụng tối đa tác dụng của công nghệ thông tin.

Hình thức tổ chức giáo dục đa dạng, linh hoạt phù hợp với kỷ nguyên thông tin và nền kinh tế tri thức nhằm tạo khả năng tối ưu cho người học lựa chọn hình thức học.

Đánh giá kết quả học tập trong trường học phải đổi mới để thật sự có những phán quyết chính xác về kiến thức, kỹ năng và thái độ người học.

Thực hiện có hiệu quả các trụ cột của giáo dục và thực hiện được triết lý học suốt đời: “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người, học suốt đời”.

1.5.6. Vai trò của người cán bộ quản lý trường học theo quan điểm mới

Người cán bộ quản lý trường Phổ thông DTNT THPT ngoài vai trò là người lãnh đạo và quản lý cơ sở giáo dục, còn phải có những vai trò cụ thể sau:

- Lãnh đạo, điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao để đảm bảo học sinh Trường Phổ thông DTNT THPT luôn theo kịp sự phát triển chung về giáo dục với các tỉnh vùng thuận lợi.

- Quản lý để các hoạt động đặc thù của trường phổ thông DTNT THPT có sự ổn định nhằm đạt được mục tiêu.

Những yêu cầu cơ bản trong đổi mới đối với đội ngũ cán bộ quản lý các trường PTDTNT THPT trong giai đoạn hiện nay:

- Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi nhà trường;

- Lập kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường; (trường phổ thông nói chung, trường PTDTNT THPT nói riêng);

- Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường Phổ thông DTNT THPT trong bối cảnh có nhiều thành phần dân tộc cùng chung sống và học tập;

- Phát triển toàn diện giáo dục học sinh vùng dân tộc thiểu số.

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường PTDTNT cấp THPT

Giáo dục PTDTNT THPT là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân nên trong quá trình phát triển luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Việc xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong thực tế, không thể tính toán hết tất cả các yếu tố ảnh hưởng mà chỉ xem xét, tính toán một số yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của Giáo dục và Đào tạo nói chung, đến việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nói riêng, trong đó có đội ngũ cán bộ quản lý các trường PTDTNT THPT. Mặt khác, mỗi địa phương, vùng miền lại có những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau tạo ra những yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau tác động, ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý. Có thể có các yếu tố sau:

1.6.1. Các nhân tố bên ngoài của giáo dục Các yếu tố về kinh tế - xã hội

Yếu tố kinh tế - xã hội bao gồm dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, tổng sản phẩm xã hội, phân phối xã hội và thu nhập của dân cư, việc làm và cơ cấu việc làm, các quan hệ về kinh tế, chính trị.

Dân số tăng hay giảm đều có ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục. Dân số tăng, số học sinh của các cấp, bậc học sẽ tăng và yêu cầu về trường lớp, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý … đều tăng. Cơ cấu dân số, phân bổ dân cư, phong tục tập quán, truyền thống văn hoá, trình độ dân trí đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của Giáo dục và Đào tạo, trong đó có giáo dục PTDTNT THPT.

Tổng mức thu nhập bình quân đầu người (GDP) cao sẽ tạo điều kiện cho việc đầu tư trong giáo dục. Nền chính trị ổn định, tiến bộ, quan điểm của những nhà lãnh đạo về Giáo dục và Đào tạo đúng đắn, chính sách đầu tư cho Giáo dục và Đào tạo thoả đáng,… sẽ tạo điều kiện cho Giáo dục và Đào tạo phát triển. Trong đó, giáo dục PT DTNT cấp THPT cũng có cơ hội phát triển mạnh mẽ.

Văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Nền kinh tế - xã hội nói chung, giáo dục nói riêng không thể phát triển nếu thiếu nền tảng văn hoá. Nền văn hoá Việt Nam được tạo lập qua hơn 4.000 năm đã trở thành động lực cho sự phát triển của giáo dục. Truyền thống, phong tục, tập quán dân tộc của từng địa phương cũng ảnh hưởng đến công tác giáo dục, ảnh hưởng đến việc bổ nhiệm cán bộ quản lý. Người cán bộ quản lý trường PTDTNT THPT phải là người am hiểu truyền thống, phong tục tập quán của địa phương, của đồng bào dân tộc thiểu số nơi nhà trường đứng chân mới có thể làm tốt công tác giáo dục, vì mỗi học sinh đều gắn bó với gia đình, họ tộc, địa phương,...

Khoa học - công nghệ có tác dụng to lớn trong công tác quản lý. Trình độ khoa học công nghệ càng cao càng có điều kiện để vận dụng vào công tác quản lý nhằm sớm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Những tiến bộ của khoa học công nghệ tạo ra các phương tiện hiện đại sẽ làm tăng hiệu quả của việc tổ chức và thực hiện quá trình Giáo dục và Đào tạo. Đặc biệt, công nghệ thông tin đã tạo ra những thay đổi lớn trong quản lý hệ thống Giáo dục và Đào tạo, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy sự đổi mới phương pháp dạy và học. Đây là các yếu tố khách quan, là môi trường rất quan trọng cần được quan tâm khai thác trong quá trình quy hoạch, đề bạt và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và cụ thể hóa tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nói chung, đội ngũ cán bộ quản lý các trường PT DTNT cấp THPT nói riêng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

1.6.2. Các nhân tố bên trong của giáo dục

Các nhân tố bên trong hệ thống giáo dục như quy mô học sinh; số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục; mạng lưới

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học phổ thông của sở giáo dục và đào tạo tỉnh điện biên luận văn ths giáo dục học (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)