Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học phổ thông của sở giáo dục và đào tạo tỉnh điện biên luận văn ths giáo dục học (Trang 66)

Nhận xét:

Với kết quả điểm trung bình đánh giá về năng lực đạt  = 3.46 (mức Tốt), thì nhìn chung, đội ngũ cán bộ quản lý các trường PT DTNT cấp THPT tỉnh Điện Biên có quan điểm, lập trường, tư tưởng vững vàng, tuyệt đối trung thành và luôn có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Luôn có ý thức giữ gìn tu dưỡng đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của người cán bộ làm công tác quản lý giáo dục, tích cực trong đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực. Trong quá trình công tác luôn nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đoàn kết, trung thực trong công tác; thái độ phục vụ nhân

dân tận tình, chu đáo. Tuy nhiên, ở tiêu chí Trung thực trong báo cáo đối với cấp trên, đánh giá cấp dưới công bằng vô tư, linh hoạt và chấp nhận sự thay đổi,

được đánh giá ở mức thấp, điều này lý giải tình trạng nhiều đơn vị cán bộ quản lý còn có biểu hiện dấu dốt, ít chịu học hỏi, việc báo cáo lãnh đạo cấp trên đôi lúc còn chưa trung thực, đối xử với cấp dưới còn mang tính cục bộ, chưa thể hiện sự công bằng vô tư khách quan.

68

2.4.3.2. Thực trạng về năng lực chuyên môn

Bảng 2.19. Đánh giá về năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý các trường PTDTNT THPT Các tiêu chí đánh giá Mức độ giá trị ∑  Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Kém SL % SL % SL % SL % Tiêu chí 6. Hiểu biết chương trình giáo dục

- Hiểu biết về nội dung chương trình giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số.

89 70.6 21 16.7 13 10.3 3 2.4 448 3.56 3

- Nắm vững mục tiêu giáo dục và quy chế chuyên môn

đặc thù của Trường Phổ thông DTNT cấp THPT. 93 73.8 24 19 7 5.6 2 1.6 460 3.65 1

Tiêu chí 7. Trình độ chuyên môn

- Có trình độ chuyên môn, năng lực quản lý vững vàng. 91 72.2 26 20.6 6 4.8 3 4.8 457 3.63 2 - Biết cách vận dụng đặc điểm văn hóa các dân tộc của

địa phương vào nội dung giảng dạy chuyên môn. 88 69.8 22 17.5 13 10.3 3 2.4 447 3.55 4

Tiêu chí 8.

- Biết cách phân hóa đối tượng học sinh theo dân tộc để

69

Nghiệp vụ sư phạm

- Am hiểu và vận dụng thành thạo nghiệp vụ quản lý của Trường Phổ thông DTNT THPT.

83 65.9 25 19.8 14 11.1 4 3.2 439 3.48 5

Tiêu chí 9. Tự học và

sáng tạo

- Nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo trong quản lý để khắc

phục mọi khó khăn của một trường DTNT. 75 59.5 29 23 19 15.1 3 2.4 428 3.4 6

- Tự học hỏi, nâng cao hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, đặc điểm văn hoá dân tộc của học sinh người dân tộc thiểu số. 89 70.6 22 17.5 12 9.5 3 2.4 449 3.56 3 Tiêu chí 10. Năng lực ngoại ngữ và CNTT

- Biết sử dụng ít nhất một thứ tiếng dân tộc thiểu số ở

địa phương trong giao tiếp. 9 7.1 37 29.4 47 37.3 33 26.2 274 2.17 9

- Có khả năng ứng dụng CNTT một cách hiệu quả vào

công tác quản lý. 71 56.3 30 23.8 20 15.9 5 4 419 3.33 7

Nhận xét:

Mặc dù tuổi đời còn trẻ (tuổi đời 31 đến 40 chiếm 28%), song nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý các Trường phổ thông DTNT cấp THPT có trình độ chuyên môn đạt chuẩn cao (96%), phần đông đã qua các khóa bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý các Trường Phổ thông DTNT cấp THPT (60%), hầu hết đã qua 1 nhiệm kỳ làm công tác quản lý nên có kinh kinh nghiệm giải quyết và xử lý các tình huống về công tác quản lý trong trường Phổ thông DTNT THPT. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý còn luôn làm tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường đi đôi với việc động viên khuyến khích mọi cá nhân và tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, phối hợp với Công đoàn và các tổ chức đoàn thể trong cơ quan xây dựng tập thể đoàn kết nhất trí cao, lãnh đạo nhà trường thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, một trong những yêu cầu, nhiệm vụ với cán bộ quản lý trường Phổ thông DTNT cấp THPT là khả năng sử dụng ít nhất một thứ tiếng dân tộc trong giao tiếp (theo điểm 2, Điều 20, của Quyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/8/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú) và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý còn nhiều khó khăn và bất cập, dặc biệt lại là một tỉnh miền núi như Điện Biên. Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, tại các trường này công tác quản lý, chỉ đạo việc đổi mới phương pháp giảng dạy chưa thực sự nhạy bén và linh hoạt, còn biểu hiện lúng túng khi triển khai thực hiện nhiệm vụ. Một số cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn hạn chế, một số không tham gia giảng dạy, xa dời thực tế công tác dạy và học tại nhà trường nên không có khả năng chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn đối với đội ngũ giáo viên. Do đó thường né tránh việc dự giờ, góp ý để nâng cao tay nghề cho giáo viên…

71

2.4.3.2. Thực trạng về năng lực quản lý

Bảng 2.20. Đánh giá về năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý các trường PTDTNT cấp THPT tỉnh Điện Biên

Các tiêu chí đánh giá Mức độ giá trị ∑  Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Kém SL % SL % SL % SL %

Tiêu chí 11. Có khả năng phân tích và dự báo xu hướng phát triển

của giáo dục vùng dân tộc thiểu số. 19 15,1 35 27,8 42 33,3 30 23,8 295 2,34 9

Tiêu chí 12. Có tầm nhìn chiến lược đối với sự nghiệp phát triển

giáo dục vùng dân tộc thiểu số. 38 30,2 41 32,5 27 21,4 20 15,9 349 2,77 1

Tiêu chí 13. Có năng lực thiết kế vào định hướng phát triển Trường

PT DTNT THPT cho phù hợp với địa phương vùng dân tộc. 31 24,6 34 27 39 31 22 17,5 326 2,59 4 Tiêu chí 14. Quyết đoán, có bản lĩnh, sẵn sàng đổi mới công tác

quản lý cho phù hợp với đặc điểm của trường DTNT. 35 27,8 33 26,2 29 23 29 23 326 2,59 4 Tiêu chí 15. Năng lực lập kế hoạch hoạt động cho Trường PT

72

Tiêu chí 16. Có năng lực tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ. 29 23 29 23 38 30,2 30 23,8 309 2,45 5 Tiêu chí 17. Có năng lực quản lý hoạt động dạy và học trong

trường Phổ thông DTNT THPT. 25 19,8 32 25,4 40 31,8 29 23 305 2,42 7

Tiêu chí 18. Có năng lực quản lý, sử dụng hiệu quả tài chỉnh và tài

sản của nhà trường theo yêu cầu phát triển của trường PT DTNT. 32 25,4 39 31 30 23,8 25 19,8 330 2,62 3 Tiêu chí 19. Phát triển môi trường giáo dục có nhiều thành phần

dân tộc thiểu số cùng tham gia học tập. 17 13,5 39 31 26 20,6 44 34,9 281 2,23 11

Tiêu chí 20. Có năng lực quản lý hành chính, nhằm nâng cao hiệu

quả lao động của vị trí việc làm trong trường Phổ thông DTNT. 27 21,4 20 15,9 36 28,6 43 34,1 283 2,25 10 Tiêu chí 21. Quản lý và vận dụng tốt công tác thi đua, khen thưởng

trong việc động viên cán bộ, giáo viên và học sinh phấn đấu đi lên. 33 26,2 27 21,4 28 22,2 38 30,2 307 2,44 6 Tiêu chí 22. Xây dựng hệ thống thông tin đa dạng, phong phú của

trường DTNT THPT. 29 23 27 21,4 33 26,2 37 29,4 300 2,38 8

Tiêu chí 23. Thường xuyên kiểm, đánh giá các mặt công tác của

nhà trường. 19 15,1 28 22,2 39 31 40 31,7 278 2,21 12

2,45

Nhận xét:

Thực trạng về năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý các trường PT DTNT cấp THPT tỉnh Điện Biên được đánh giá ở mức trung bình, với điểm trung bình đạt  = 2.45.

Từ kết quả khảo sát năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý các trường PT DTNT cấp THPT tỉnh Điện Biên cho thấy, hầu hết cán bộ quản lý chưa chủ động, sáng tạo trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục mà bản thân đang phụ trách. Phần lớn cán bộ quản lý thực hiện nhiệm vụ theo kinh nghiệm chủ quan, chưa có sự sáng tạo, đổi mới trong quản lý. Thiếu tính chuyên nghiệp, việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện nhiệm vụ còn mang tính thụ động, chưa linh hoạt.

2.4.4. Đánh giá chung về đội ngũ cán bộ quản lý các trường PTDTNT cấp THPT tỉnh Điện Biên

2.4.4.1. Về số lượng và cơ cấu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về số lượng: Số lượng cán bộ quản lý các trường PT DTNT THPT trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã đảm bảo đúng theo định mức quy định tại Thông tư số 59/2008/TT-BGDĐT, ngày 31/10/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập.

- Về cơ cấu: Đội ngũ cán bộ quản lý hầu hết có tuổi đời còn trẻ (tuổi đời từ 31 đến 40 chiếm 28%), kinh nghiệm làm công tác quản lý chưa nhiều (từ 6 đến 10 năm chiếm 72%). Song, với sự nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, đội ngũ cán bộ quản lý các trường phổ thông DTNT cấp THPT luôn gắn bó trường lớp, quyết tâm thực hiện thắng lợi mọi mục tiêu giáo dục đã đề ra.

2.4.4.2. Về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý

- Ưu điểm: 100% cán bộ quản lý các trường PT DTNT cấp THPT là đảng viên, lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy và nhiệt tình trong công việc; yêu ngành, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách và pháp luật của nhà nước.

Nhìn chung, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý hiện nay đều đảm bảo yêu cầu đặt ra đối với Trường phổ thông DTNT cấp THPT, đa số là những cán bộ có trình độ đào tạo đạt chuẩn, có kinh nghiệm và kết quả công tác chuyên môn vững vàng, luôn có ý thức học hỏi nâng cao trình độ; có quan hệ tốt với cộng đồng, biết động viên khuyến khích các cá nhân và tập thể đoàn kết để hoàn thành nhiệm vụ.

- Hạn chế: Năng lực của một số cán bộ quản lý chưa đáp ứng được những yêu cầu và nhiệm vụ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Việc xác định các mục tiêu cụ thể, phù hợp của đơn vị do mình phụ trách trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch chưa được khả thi; việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật chưa được khoa học và thường xuyên; quản lý theo kinh nghiệm, chưa chuyên nghiệp; trình độ tin học và đặc biệt là khả năng giao tiếp bằng một thứ tiếng dân tộc còn hạn chế. Đặc biệt, một bộ phận cán bộ quản lý còn chưa thật sự gương mẫu, chưa chuyên tâm với nghề nghiệp nên chưa làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; vẫn còn một số ít vi phạm đạo đức nhà giáo như: chưa chấp hành nghiêm quy chế tuyển sinh, thi cử, quy định về thu chi, quản lý giáo viên không chặt chẽ,… dẫn đến đơn thư khiếu kiện, phải xử lý. Trong 5 năm qua, đã có 02 cán bộ bị xử lý kỷ luật, trong đó có 01 trường hợp bị kỷ luật với hình thức giáng chức, 01 trường hợp bị khiển trách.

Đặc biệt, sau khi triển khai thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, đã có một số cán bộ thực hiện sai nguyên tắc, đặc biệt là quản lý về tài chính (thực hiện thu, chi sai chế độ…). Mặc dù đã được nhắc nhở, xử lý kịp thời, song phần nào cũng đã ảnh hưởng chung đến chất lượng công tác quản lý chung của ngành.

Một số cán bộ chưa thực sự chủ động trong công tác tham mưu, báo cáo Sở để đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Một số cán bộ quản lý còn thể hiện sự yếu kém trong công tác quản lý học sinh nội trú, chưa chủ động sáng tạo trong việc tạo sân chơi, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú.

Tại một số đơn vị, mặc dù đã được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại (phòng lab, phòng máy tính…) song việc đưa vào khai thác sử dụng còn thiếu hiệu quả. Công tác bảo quản thiết bị, đồ dùng dạy học còn yếu.

2.5. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các Trường Phổ thông DTNT cấp THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên Phổ thông DTNT cấp THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên

2.5.1. Thực trạng công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các Trường phổ thông DTNT THPT

Thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị khóa XI về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, căn cứ Hướng dẫn số số 50-HD/BTCTW, Hướng dẫn số 22-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương, Hướng dẫn số 1727/HD-UBND, ngày 20/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, trên cơ sở tiêu chuẩn, điều kiện giới thiệu quy hoạch cán bộ và ý kiến tham gia giới thiệu quy hoạch của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ Sở, Phòng Tổ chức Cán bộ đã chủ động tham mưu giới thiệu danh sách nhân sự có triển vọng dự kiến đưa vào quy hoạch, tổ chức Hội nghị giới thiệu bổ sung quy hoạch năm 2014 các chức danh từ Phó hiệu trưởng và tương đương trở lên cho giai đoạn 2010-2015, 2016-2020 khối các đơn vị trực thuộc và các phòng ban chuyên môn thuộc cơ quan Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo. Kết quả đã có 280 cán bộ quản lý, giáo viên được tín nhiệm đủ điều kiện đưa vào diện quy hoạch (trong đó cơ cấu nữ chiếm 35%, dân tộc chiếm 5,6 %). Trong đó, khối các trường Phổ thông DTNT THPT với 08 đơn vị đã có 56 cán bộ, giáo viên được tín nhiệm giới thiệu đưa vào diện quy hoạch các chức danh Phó hiệu trưởng, Hiệu trưởng, cụ thể:

- Quy hoạch chức danh Hiệu trưởng: 14 người; - Quy hoạch chức danh Phó hiệu trưởng: 42 người; - Quy hoạch cả 2 chức danh: 02 người.

Về độ tuổi:

- Dưới 30 tuổi: 16 người; - Từ 30 đến 40 tuổi: 34 người; - Từ 40 đến 50 tuổi: 6 người. Về trình độ chuyên môn:

- Đại học 56 người. Về cơ cấu dân tộc:

- Dân tộc Kinh: 54 người; - Dân tộc Thái: 02 người.

Tác giả đã chọn ra 06 tiêu chí để tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý các trường Phổ thông DTNT THPT qua phiếu hỏi đối với 68 cán bộ quản lý và giáo viên các Trường Phổ thông DTNT THPT, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.21. Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý các Trường Phổ thông DTNT THPT của Sở

GDĐT tỉnh Điện Biên

STT Nội dung các tiêu chí Mức độ giá trị

Điểm trung bình Tốt Khá Trung bình Kém 1 Xác định đúng mục tiêu phát triển đội ngũ CBQL các Trường Phổ

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học phổ thông của sở giáo dục và đào tạo tỉnh điện biên luận văn ths giáo dục học (Trang 66)