7. Cấu trúc luận văn
1.4.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua miêu tả nội tâm
Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật là một phƣơng diện trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn, gắn liền với miêu tả ngoại hình, hành
động của nhân vật. Ở đây khái niệm “nội tâm” chỉ toàn bộ cuộc sống bên trong
27
ứng tâm lý của bản thân nhân vật trƣớc tình huống, cảnh ngộ mà nhân vật chứng kiến hoặc thể nghiệm trên bƣớc đƣờng đời của mình. Nhà văn có thể trực tiếp biểu hiện nội tâm của nhân vật bằng ngôn ngữ của chính mình với tƣ cách ngƣời
kể chuyện. Những biện pháp mà nhà văn hay dùng nhất là biểu hiện “độc thoại
nội tâm” và “đối thoại nội tâm”. Những đoạn này đƣợc thể hiện bằng chính ngôn
ngữ nhân vật, chúng “vang lên” một cách thầm lặng trong tâm tƣ của nhân vật.
Nhân vật tự biểu hiện, phơi bày những diễn biến tâm trạng của mình qua những suy nghĩ, cảm xúc cụ thể. Có thể nói để đạt đƣợc sự thành công trong miêu tả tâm lý nhân vật nhà văn phải thực sự nhập thân vào nhân vật, đồng cảm với từng niềm vui, nỗi buồn của nhân vật. Có nhƣ vậy ngƣời sáng tạo mới có thể thể hiện hết những cung bậc trạng thái cảm xúc, những thay đổi của diễn biến tâm lý phức tạp. Đó chính là điều mà một nhà văn cần đạt tới.
Tất cả những điều đó đã đƣợc Nguyễn Hông Thái thể hiện rõ qua từng nhân vật ông xây dựng.
Nguyễn Hồng Thái thƣờng đặt nhân vật vào những tình huống bộc lộ tâm
trạng. Nhƣ anh Bình trong Một truyện kể qua đêm đã kể cho nhân vật tôi những
tâm sự ngổn ngang mà anh dấu kín bao lâu. Nhân vật tôi cảm nhận đƣợc nỗi đau,
nỗi uất hận bấy lâu nay của anh Bình, “Anh Bình lặng đi một lúc lâu”, “Tôi nghe rõ
anh Bình đang nuốt ực nước bọt vào họng như nuốt một tiếng khóc dài” [9, tr.134]. Tác giả nhƣ đặt mình vào nhân vật để cảm nhận nỗi đau, nỗi mất mát lớn nhất khi anh Bình mất đi ngƣời cha kính yêu của mình.
Rồi đó còn là những dòng tâm sự ngổn ngang của “hắn” trong Bà mẹ Cao
Lan, khi nghe gia đình bà cụ nói tới chuyện mừng thọ “Suýt nữa hắn reo lên.
Giọng này khác, thì ra anh này là người con khác, không phải ông công an hôm nọ về. Con cái nhà này có hiếu thật, toàn bàn chuyện thượng thọ. Chả bù cho mình, chưa hề biết ngày sinh của ông bô bà bô là ngày nào. Mình cũng là đứa mất dạy, lần đầu tiên hắn tự mắng mình” [9, tr.83]. Rồi còn “Về lại ổ rơm, lần đầu tiên hắn thấy buồn. Buồn khủng khiếp… Lần đầu xa ngôi nhà giữa phố, tự
28
nhiên thấy thương mẹ quá. Mình đã dại lắm rồi. Hắn thao thức, nước mắt chảy ấm nóng cả mặt…” [9, tr.85]. Và ở cuối truyện là sự ân hận, xót xa “Hay là mình cũng đi, đi về với mẹ. Vừa nghĩ, hắn vừa gọi thầm tên mẹ trong nóng hổi của giàn giụa nước mắt…” [9, tr.90]. Nhƣng dòng độc thoại nội tâm của hắn cho thấy sự cô đơn ngập trong hắn và cũng cho thấy chiều kích tính cách nhân vật là hƣớng về cái thiện, khát vọng sống lƣơng thiện của một tên tội phạm đang phải sống lẩn trốn từng ngày.
Còn là tâm trạng của bà Thùy Trang, của ông Tịnh khi bất ngờ gặp lại nhau
sau bao năm chia cách. Bà Trang thì “lặng im trên ghế, mắt xa xăm, đỏ lựng như
người xấu hổ vì bị bắt quả tang như làm điều gì đó không phải” [9, tr.209]. Bà cũng
sẽ không bao giờ biết ông Tịnh cũng “buồn bã”, cúi đầu tập tễnh đi những bƣớc
“nặng nề”. Vơi ông giữ cho nhau những kỉ niệm đẹp để mà sống là điều nên làm. Miêu tả nội tâm nhân vật luôn đƣợc Nguyễn Hồng Thái chú ý tới để khắc họa nhân vật của mình đậm nét hơn. Bởi thế truyện của ông thƣờng đầy ắp những kỉ niệm dẫu vui, dẫu buồn nhƣng đều đẹp, đều có sức mạnh thanh lọc tâm hồn con ngƣời. Những trang viết đậm tình ngƣời luôn là cách mà nhà văn thu hút bạn đọc.
Nghệ thuật xây nhân vật đƣợc thể hiện qua tình huống có vấn đề, ngoại hình, hành động và nội tâm nhân vật đã khắc họa rõ nét về cuộc đời cũng nhƣ con ngƣời. Thế giới ấy hiện cụ thể qua từng trang viết đã làm rung động bao trái tim bạn đọc để có thể thấy nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Hồng Thái khá độc đáo và đặc sắc.
29
CHƢƠNG 2
THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TẬP TRUYỆN
NGẮN NGÔI NHÀ BÊN TRIỀN SÔNG CỦA NGUYỄN HỒNG THÁI
Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là khái niệm của Thi pháp học hiện đại. Không gian trong văn học là một hiện tƣợng nghệ thuật, là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, vì không có hình thức nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật nào không có một nền cảnh của nó. Không gian nghệ thuật là hình tƣợng không gian có tính chủ quan và tƣợng trƣng, là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con ngƣời và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống. Nó biểu hiện mô hình thế giới của con ngƣời, là quan niệm về trật tự thế giới và sự lựa chọn của con ngƣời. Thời gian nghê thuật là một phạm trù nghệ thuật, là thời gian có thể nghiệm đƣợc trong tác phẩm với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian là hiện tại, quá khứ, tƣơng lai. Thời gian nghệ thuật - sản phẩm sáng tạo của nhà văn.
Giáo sƣ Trần Đình Sử cũng đã từng viết: “Nếu hiểu thơ ca là sự cảm nhận
thế giới và con người thì thời gian, không gian chính là hình thức để con người cảm nhân thế giới và con người”
(http://yume.vn/thaygiaovanchuong/article/khong-gian-nghe-thuat-trong- van-hoc-35C6FDD9.htm).
Nhà thơ Thanh Thảo đã quan niệm: “Sáng tạo là chấp nhận sự mất đi của
những thời gian đằng dẵng để đổi lấy cái chớp mắt của những thời gian cô đặc" (http://yume.vn/thaygiaovanchuong/article/khong-gian-nghe-thuat-trong- van-hoc-35C6FDD9.htm).
Bởi vậy thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn luôn đƣợc chú trọng để tạo nên nét riêng biệt trong tác phẩm của mỗi nhà văn.
2.1. Thời gian nghệ thuật trong tập truyện ngắn Ngôi nhà bên triền sông của Nguyễn Hồng Thái
2.1.1. Khái niệm về thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật chính là một hình tƣợng thời gian đƣợc sáng tạo nên trong một tác phẩm nghệ thuật. Nó chính là một phƣơng tiện để phản ánh đời
30
sống và nó đƣợc rong ruổi ngƣợc xuôi, đảo chiều một cách tự do, không hoàn toàn phụ thuộc vào thời gian vật lý.
Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học chính là hình thức nội tại của hình tƣợng nghệ thuật thể hiên tính chỉnh thể của nó. Từ điển thuật ngữ văn học
xác định: “…sự miêu tả, trần thuật trong văn học bao giờ cũng xuất phát từ một
điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết đến qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một đối tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật”
(http://doc.edu.vn/tai-lieu/luan-van-thoi-gian-va-khong-gian-nghe-thuat- trong-tieu-thuyet-song-mon-cua-nam-cao-40311).
Viện sĩ X.Likhatrốp trong thi pháp văn học Nga cổ nhận xét: “Thời gian
với tư cách là sự kiện nghệ thuật. Chính việc nghiên cứu thời gian nghệ thuật có ý nghĩa lớn để hiểu bản chất thẩm mĩ của nghệ thuật ngôn từ” [Phạm Thu Yến,
Những thế giới nghệ thuật ca dao, NXB KHXH, Hà Nội, 1998, tr 135].
Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm dƣờng nhƣ không giống với thời gian khách quan, ngay cả khi tác phẩm đƣợc kể với thời gian một chiều, vì quy trình vận hành của nó không trùng với thời gian tự nhiên. Đặc điểm của thời gian nghệ thuật là nó luôn mang tính cảm xúc và ý nghĩa nhân sinh, quan niệm nhân văn do đó nó mang tính chủ quan. Tính chất chủ quan giúp ta phát hiện đƣợc thực tại đối với con ngƣời. Nó chính là thời gian của thế giới hình tƣợng, vì thế nó là
hình tƣợng thời gian. Trần Đình Sử viết: “Thời gian nghệ thuật là hình tượng
thời gian được sáng tạo nên trong tác phẩm nghệ thuật”. [Trần Đình Sử, Thi
pháp học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP. HCM, 1993, tr.39].
Ở đây thời gian nghệ thuật là sự phản ánh đời sống, tâm tƣ, tình cảm, kể cả tƣ tƣởng của con ngƣời trong tác phẩm. Do đó việc khám phá thời gian nghệ
thuật trong tác phẩm Ngôi nhà bên triền sông của Nguyễn Hồng Thái sẽ giúp
31
cái đẹp ở những thứ nhỏ bé nhất trong cuộc sống mƣu sinh hàng ngày đang diễn ra đầy thúc bách, hối hả hiện nay.
2.1.2. Thời gian nghệ thuật trong tập truyên ngắn Ngôi nhà bên triền sông của
Nguyễn Hồng Thái
Thời gian vốn là cái trừu tƣợng, con ngƣời chỉ cảm thấy mà không nhìn thấy. Trong văn chƣơng nghệ thuật, mọi cái không nhìn thấy vẫn phải đƣợc hiện hình một cách cụ thể, kể cả thời gian... Thời gian trong văn chƣơng nghệ thuật đƣợc hiện hình một cách cụ thể cảm tính dƣới nhiều hình thức:
- Hoặc là sự vận hành của vũ trụ.
- Hoặc là sự biến đổi của cảnh sắc thiên nhiên. - Hoặc là sự thay đổi tính tình, tuổi tác con ngƣời.
Bởi vì: “Người ta chỉ có thể phát hiện ra các vật thể đang vận động chứ
không thể nhìn thấy các vật thể đứng im. Phát hiện ra sự vận động cũng có nghĩa phát hiện ra đối tượng đang vận động...” [Đ.X. Likhachốp: Thời gian
nghệ thuật của tác phẩm văn học, Tạp chí Văn học, số 3-1989, tr.60]. Mà phát
hiện ra đối tƣợng đang vận động tức là phát hiện ra thời gian. Ngƣời ta có thể nhận biết thời gian qua sự vận động của các sự vật, hiện tƣợng. Nhƣ vậy, những hình thức tồn tại cụ thể của thời gian lại chính là ý thức của con ngƣời về thời gian: ý thức của tác giả, ý thức của nhân vật, ý thức của độc giả.
Thời gian là một tồn tại khách quan, không thể nói con ngƣời có làm chủ đƣợc, hay không làm chủ đƣợc thời gian. Chỉ có thể nói con ngƣời đã nhận thức thế nào về thời gian, đã ý thức đƣợc gì về thời gian. Nhân vật của Nguyễn Hồng Thái hiểu thời gian là gì? Họ lấy gì để đo lƣờng thời gian? Phải chăng là cuộc đời, là những gì họ chiêm nghiệm đƣợc trong những năm tháng ngắn ngủi của cuộc sống này.
Qua khảo sát tập truyện Ngôi nhà bên triền sông, chúng tôi thấy hiện lên
trong đây hai kiểu thời gian chính đó là: thời gian tự nhiên và thời gian tâm trạng.
32
2.1.2.1. Thời gian tự nhiên
Thời gian tự nhiên có thể đo, đếm bằng ngày, tháng cụ thể hoặc đƣợc cảm nhận qua những thay đổi của sự vật, hiện tƣợng, sự nếm trải của cuộc sống. Thời gian tự nhiên có thể ngƣng đọng, trì trệ, xoay quanh những quỹ đạo của thiên nhiên, vũ trụ.
Qua khảo sát tập truyện ngắn thấy có 6/11 tác phẩm đã sử dụng kiểu thời gian này.
Ở truyện Bức ảnh bị đánh cắp những tình tiết gắn liền với thời gian hiện
lên sống động, gắn với các trạng từ chỉ thời gian: “Nhà hàng lá cọ bỗng vài
tháng gần đây xuất hiện một cô gái lạ” [9, tr.3], rồi đó là những lần Tiến xuống
kiểm tra “vào một buổi sáng Tiến đến kiểm tra nhân viên mới của nhà hàng Lá
Cọ...” [9, tr.4]. “Độ tuần sau, buổi sáng Tiến được cử xuống tìm hiểu về chuyện
các hộ xung quanh phản ánh nhà hàng Lá Cọ mở nhạc Karaoke quá cỡ sau 24
giờ” [9, tr.6]. “Đúng 22 giờ các anh bí mật đột nhập vào các phòng nghỉ khiến
cánh bảo vệ không kịp trở tay”, “vài ngày sau...”. Không chỉ là thời gian của
hiện tại mà con là thời gian kí ức của Thơm kể cho Tiến nghe “chuyện rằng,
cách đây 9 năm”, “rồi một năm sau nữa, bỗng lúc học sinh ra chơi...tíu tít xem”.
Và là thời gian của thực tại “sáng nay, Tiến nhận được tin gia đình nhà văn
Nguyễn Hiên, công dân của tổ 61, mất trộm”, [9, tr.15], “ đêm ấy không rõ trời xui đất khiến thế nào, Hiên gặp một cô em ngực vừa, mông nở, chân dài, rủ đi là đi ngay”, [9, tr.16]. Dƣờng ấy khoảng thời gian hiện lên sống động và chân thực biết bao, khoảng thời gian ấy đủ làm nhân vật Thơm hiện lên rõ nét với những thăng trầm, bất biến, đổi thay của cuộc đời cô. Thời gian của chuỗi sự kiện là khá dài song đƣợc tác giả trần thuật lại tƣơng đối ngăn gọn nhƣng vẫn không kém phần hấp dẫn.
Trong khi đó, thời gian tự nhiên trong Hiệu sách miền đất đỏ lại diễn ra
theo chiều hƣớng khác. Đó là chuỗi thời gian từ quá khứ đến hiện tại kể về lão Bản - chủ một hiệu sách nhỏ ở một huyện hẻo lánh mang tên Nghĩa Đình với
33
những mốc thời gian khá cụ thể “những năm bay mươi, những ai đi qua huyện
vùng cao Nghĩa Đình của tỉnh Nghệ An thế nào cũng lấy làm thích thú trước cảnh một hiệu sách nhân dân bề thế trụ ngang nơi ngã Tư” [9, tr.23]. Đó còn là thời
gian của những lần lão Bản khi cho lũ trẻ Đông Hiếu mƣợn sách đọc “đã đến giờ
nghỉ trưa, anh Bản xua bọn trẻ để đóng cửa... Anh quyết định không về nữa và bảo lũ trẻ...” [9, tr.29], “phút chốc, lũ trẻ bật dậy, reo lên, nhốn nháo” [9, tr.29],
rồi là “chuyện cũ đã mấy chục năm”, “chiều nay, người xe ôm trở đến nhà tôi
một vị khách đặc biệt”. Thời gian chân thực hiện lên để thấy đƣợc nhũng cống hiến lớn lao mà lão Bản mang đến cho cái huyện nhỏ này để khi về già lão vẫn cố gắng giữ gìn sự quý báu đó.
Thời gian tự nhiên trong tập truyện ngắn của Nguyễn Hồng Thái không chỉ đƣợc đo đếm bàng những thời gian cụ thể, mà sự trôi chảy ấy của thời gian
còn là sự tiếp nối của các sự kiện trong cuộc đời. Trong truyện ngắn Một truyện
kể qua đêm, tác giả không cho chúng ta biết thời gian cụ thể là bao lâu để anh
Bình có thể gặp và thực hiện quyết định “trả thù” ấy nhƣng mỗi bạn đọc cũng
đều nhận ra sự biến đổi của thời gian thông qua những sự kiện diễn ra với cuộc đời của anh Bình rồi cuộc đời của con anh sau này.
Ở Ngôi nhà bên triền sông lại là thời gian của những sự kiện cụ thể về
cuộc đời bà cụ Lanh, nó hiện ra rõ nét qua sự hồi tƣởng của anh con rể tên Đức
với lòng kính mến, cảm thƣơng vô bờ. “Đức nhớ những lần đưa bà cụ từ quê ra
chữa bệnh, đêm đêm tại nhà anh, những cơn ho kéo dài của bà, những cơn ho khan không khốc kêu ran lên tàn phá hai lá phổi của bà” [9, tr.159], “nhiều đêm rất khuya dần về sáng, trời nhiều hơi lạnh, bà ho liên tục hàng tiếng đồng hồ...”,
rồi còn là “nhiều hôm trời miền núi mưa ròng rã,...”. Đó là những kí ức đẹp đẽ,
trân trọng nhất mà Đức cả đời này dành cho mẹ vợ. Qua đây ta thấy đƣợc tấm lòng yêu thƣơng, sự hy sinh thầm lặng của bà cụ Lanh để nuôi bảy đứa con nên ngƣời, đó không phải là một điều dễ dàng. Rồi đó còn là tấm lòng kính trọng, sự biết ơn của một ngƣời con rể đối với mẹ vợ. Đức quả là một ngƣời con có hiếu.
34
Và đó còn là thời gian gợi nhớ kỉ niệm của ông Tịnh về bà Thùy Trang
của biết bao nhiêu năm về trƣớc. Bà Thùy Trang đã “tìm tớ bao nhiêu năm”
nhƣng run rủi thay lại không gặp đƣợc. Các trạng từ chỉ thời gian cụ thể dần dà
trên trang giấy “hơn một năm sau”, “vụ việc đã xảy ra năm năm”. Những kỉ