7. Cấu trúc luận văn
1.4.2. Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình
Nếu nhƣ văn học cổ thƣờng xây dựng ngoại hình nhân vật với những chi tiết ƣớc lệ tƣợng trƣng thì văn học hiện đại thƣờng đòi hỏi những chi tiết chân thực và cụ thể sinh động. M. Gorki khuyên các nhà văn phải xây dựng nhân vật của mình đúng nhƣ những cin ngƣời sống và phải tìm thấy, nêu lên, nhấn mạnh những nét riêng độc dáo, tiêu biểu trong dáng điệu, nét mặt, nụ cƣời, khóe mắt... của nhân vật.
Trong tập truyện ngắn Ngôi nhà bên triền sông Nguyễn Hồng Thái đã
24
những nét về diện mạo, hình dáng, trang phục, cử chỉ, tác phong của nhân vật
đƣợc biểu hiện trong tác phẩm. Với tài năng của mình, nhà văn chỉ cần “phác
họa” qua vài nét vẽ đã giúp ngƣời đọc thấy đƣợc tính cách, số phận của nhân vật
trong cuộc sống.
Trong truyện Bức ảnh bị đánh cắp hình ảnh Thơm hiện lên trong sáng
nhƣ một thiên thần: “Da trắng hồng, mịn dịu, khuôn mặt thanh thoát cao sang,
đôi hàng mi dài đều tăm tắp, lông mày đen trải cong dài trên khóe mắt dưới cái nhìn bao dung, ươn ướt mà sâu thẳm. Cái nhìn ấy còn trong trẻo, ngơ ngác như bầu trời miền sơn cước lúc tinh mơ…” [9, tr.3]. Vẻ đẹp ấy khiến bao cô gái tuổi mới lớn phải ao ƣớc ấy chứ? Vẻ đẹp vừa hồn nhiên, vừa thánh thiện biết bao. Qua miêu tả ngoại hình một phần nào hé mở về tính cách Thơm: hiền dịu và cũng thật chân thật. Nhƣng rồi cũng chỉ vì muốn tìm lại một quá khứ trinh nguyên, đẹp đẽ mà cô đã lao vào trốn thành thị đầy cạm bẫy. Chỉ vì muốn tìm lại
ngƣời đã chụp bức ảnh năm nào “Nhưng trong sâu xa, Thơm vẫn muốn ở đây để
tìm chú ấy cho kỳ được. Đến hôm nay Thơm vẫn còn thấy lo lo,người như chú ấy không bao giờ quên lời hứa, nhỡ chú ấy bị làm sao…” [9, tr.14]. Chẳng nhẽ con ngƣời ta muốn tìm lại quá khứ mà phải trả giá đắt thế sao? Liệu có đáng không? Là ngƣời xấu đã đành đằng này lại là một cô gái đang trong độ tuổi đẹp nhất thì những gì Thơm phải trải qua để tìm lại quá khứ that không đáng mà.
Còn với Hiệu sách miền đất đỏ thì lại là một câu chuyện khác. Bạn đọc
khó có thể quên đƣợc hình ảnh lão Bản chủ một hiệu sách, “khoảng gần bốn
mươi tuổi, trán cao, mắt đen và sâu, khi đã nhìn ai thì đôi con ngươi cứ thẳng đứng. Dân quê cứ gọi anh là hoe Bản vì anh có con gái đầu lòng. Hoe Bản người cao lại gầy nên trông cứ lêu đêu, có khi phải gần tới mét tám” [9, tr.24]. Cái vẻ bề ngoài không mấy đẹp đẽ của lão đã cho thấy vẻ khắc khổ trong cuộc sống của lão. Lão làm chủ hiệu sách nhỏ ở một vùng quê nghèo, hiệu sách là
niềm vui lớn nhất của lão. Ban đầu ngƣời ta nhớ lão nhƣ “một vị thần” mang đến
25
dân” đƣợc treo ngang, lúc ấy trông lão Bản thật “oách”, “sơ vin trong chiếc quần
xi ống tuýp, trông anh Bản như một cái cây bạch đàn khẳng khiu đang muốn cao nữa lên” [9, tr.26]. Có lúc trong lão niềm vui dâng lên tràn đầy “Lúc ấy trông mặt anh Bản đỏ lựng, mắt long lanh, đi lại nhẹ thênh, người say nắng dễ nhầm anh với một chớp sáng”. Vốn dĩ lão Bản đã gầy ấy thế lại còn gặp tai nạn đâm ra nhìn lão
lại càng “xanh xao như tàu lá chuối”. Rồi khi thời cuộc thay đổi, cái hiệu sách cũ
của ông đã bị phá đi để chuyển đổi chức năng, thì giờ đây “lão Bản già khọm. Lão
bước vào nhà tôi với cái cặp da to nhẹ thênh, trông lão nhỏ thó và tất cả trong bộ complê nhạt màu, áo sơ mi kín cổ, không đeo ca vát, nhìn cái cổ của lão như dài ra dính với cái đầu ngất ngư bạc đã đến hai phần tóc” [9, tr.38].
Tác giả đã sử dụng những hình ảnh rất đỗi quen thuộc dễ dàng có thể tìm kiếm ở đâu đó ở con ngƣời. Từ ngữ gần gũi không hề xa lạ đối với cách nhà văn
miêu tả ngoại hình lão Bản vơi những từ láy nhƣ mắt “long lanh” làm tăng lên
niềm vui trong lão khi lão mang tri thức đến cho mọi ngƣời, niềm vui ấy còn
đƣợc ví nhƣ “người say nắng dễ nhầm anh với một chớp sáng”, kiểu ví von ấy
thật lạ nên mang đến sự thích thú cho bạn đọc. Rồi là thân hình thì nhƣ “cây
bạch đàn khẳng khiu”, rồi “xanh xao” nhƣ “tàu lá chuối” làm tăng thêm cái thân hình gầy ruộc thiếu sức sống của lão. Chỉ bấy nhiêu thôi tác giả đã làm nổi bật những đặc điểm riêng của lão Bản mà ta không thể lẫn vào đâu đƣợc.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngoại hình đã làm nổi bật vẻ bề ngoài của mỗi nhân vật qua đó ngoại hình nhân vật hiện lên sắc nét qua đây ta cũng phần nào hiểu đƣợc công việc và cuộc sống của họ. Và chúng ta cùng đi tìm hiểu tiếp nghệ thuật xây dƣng qua hành động để càng hiểu rõ hơn về mỗi nhân vật trong tập truyện.