7. Cấu trúc luận văn
1.4.3. Xây dựng nhân vật qua miêu tả hành động
Nguyễn Hồng Thái trong xây dựng nhân vật ngoài việc tập trung miêu tả ngoại hình nhân vật, ông cũng rất quan tâm đến việc miêu tả hành động nhân vật. Hành động nhân vật thƣờng đƣợc nhà văn miêu tả rất chậm rãi, kĩ lƣỡng, tƣờng
26
tận nhƣ hành động của anh Đức châm một nén hƣơng lòng lẩm nhẩm: “Mẹ sống
khôn, chết thiêng hãy phù hộ để chúng con đưa mẹ vào nhà mình. Mẹ hãy giúp chúng
con!” [9, tr.165], rồi “Đức giơ tay ra hiệu cho người nhà bình tĩnh”, “Đức cùng số
thanh niên và mấy em trai vợ bí mật đưa quan tài cụ ra khỏi xe…” [9, tr.172]. Bằng ấy những hành động thôi đã cho thấy Đức kính trọng mẹ vợ nhƣ thế nào, anh rất mực yêu thƣơng bà bởi vậy anh làm tất cả để khi bà cụ nhắm mắt xuôi tay để đƣợc an nghỉ nơi chôn rau cắt rốn của bà.
Rồi đó còn là anh Tuấn với những hành động hết sức nhã nhặn đã thuyết
phục đƣợc gia đình bị nạn “Như có ai sai khiến như có ai dịch hộ chân, Tuấn cúi
xuống lục túi tìm ba thẻ hương từ từ tiến vào bàn thờ. Khi đi qua bà cụ, Tuấn như nén thở. Từ lúc nào ông lão bán quán bước cạnh tiếp sau. Anh thắp hương chờ cháy một lúc, dùng tay kia vẩy nhẹ cho hương tắt lửa rồi đỡ hai tay cắm vào bình hương. Tuấn lùi lại vái lạy ba lần, đầu cúi xuồng một luc lâu” [9, tr.192]. Hành động ấy của anh có lẽ những ai có mặt tại đám tang cũng phải nể phục, xót xa bởi
anh chân thành, “tâm phúc” quá. Chính điều ấy mà mẹ nạn nhân động lòng. Và
cũng chính hành động ấy đã khiến thằng em trai anh phần nào giảm nhẹ tội.
Để có đƣợc nhƣng cảnh quay chân thực ấy chứng tỏ khả năng quan sát tinh tế, sắc sảo của nhà văn Nguyễn Hồng Thái. Ông nắm đƣợc cái thần, bắt trúng cái huyệt của nhân vật để khai thác trệt để điểm mạnh của nhân vật.
Qua việc miêu tả hành động nhân vật hiện lên chân thực, sinh động nhƣ ngoài đời thục vậy khiến bạn đọc không khỏi ngƣỡng mộ và ấn tƣợng. Không chỉ dừng lại ở đó Nguyễn Hồng Thái còn xây dựng nhân vật thông qua nội tâm nhân vật.