Nhân vật được đặt vào tinh huống có vấn đề

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tập truyện ngắn ngôi nhà bên triền sông của nguyễn hồng thái (Trang 25)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Nhân vật được đặt vào tinh huống có vấn đề

Nếu nhƣ cấu tứ, mạch cảm xúc là điểm tựa để ngƣời đọc khám phá và tìm hiểu một bài thơ thì tình huống truyện chính là yếu tố tạo những bất ngờ và làm nên nét độc đáo cho câu chuyện. Tình huống truyện là hoàn cảnh bất bình thƣờng mà con ngƣời buộc phải bộc lộ bản lĩnh, tính cách của mình.Trong tác phẩm tự sự tình huống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thể hiện số phận và tính cách.

Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Với truyện ngắn và với một tác

giả có kinh nghiệm viết, tôi nghĩ rằng đôi khi người ta nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra chuyện, thế là coi như xong một nửa…Những nhà văn có tài đều là những người có tài tạo ra những tình thế xảy ra chuyện vừa rất cá biệt vừa mang tính phổ biến hoặc tượng trưng” và “…những người cầm bút có biệt tài có thể chọn ra trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sống nhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại” [Nguyễn Minh Châu, Trang giấy

trước đèn, NXB KHXH, H. 1994, tr.258].

Nhƣ vậy, tình huống còn đƣợc gọi là tình thế và các nhà văn Việt Nam quen dùng tình thế hơn là tình huống. Nhà văn Nguyễn Khiên đã hơn một lần nói

về bản chất và vai trò của tình huống: “Theo quan niệm của tôi, mỗi truyện ngắn

20

hơn một tình thế thì truyện ngắn đó lập tức bị phá vỡ”. [Nhiều tác giả, Nghệ

thuật viết truyện ngắn và ký, NXB Thanh niên, H.2000, tr.44].

Nhà văn Nguyên Ngọc khi bàn về truyện ngắn đã đặc biệt chú ý đến vấn

đề tình huống: “Truyện ngắn dẫu sao cũng phải ngắn, do đó thủ thuật điểm

huyệt (…). Truyện ngắn điểm huyệt thực hiện bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong muôn mặt cuộc sống hàng ngày”. [Bùi Việt Thắng, Truyện ngắn - những vấn đề lý thuyết

và thực tiễn thể loại, NXBĐHQGHN, H.2000, tr.114].

Từ một số ý kiến trên, có thể khái quát tình huống truyện nhƣ sau: Đối với truyện ngắn tình huống giữ vai trò hạt nhân của cấu trúc thể loại, nó chính là cái hoàn cảnh riêng đƣợc tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đâm đặc nhất và ý đồ tƣ tƣởng của tác giả cũng đƣợc bộc lộ sắc nét nhất.

Nhà văn Nguyễn Kiên cũng cho rằng: “Điều quan trọng đối với truyện

ngắn là phải lựa chọn được tình thế” [Bùi Việt Thắng, bình luận truyện ngắn, NXB VH, H. 1999, tr.43]. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng quan niệm truyện ngắn phải “tạo ra các tình huống để nhân vật bộc lộ tính cách” [Bùi Việt Thắng, Bình

luận truyện ngắn, NXB VV.H. 1999, tr.42].

Nhƣ vậy, ta có thể thấy đƣợc vai trò quan trọng của tình huống truyện đối với sự thành công của một truyện. Tình huống truyện chính là lát cắt của cuộc sống, là vực xoáy trên dòng sông, tình huống gắn liền với cốt truyện và chue đề tƣ tƣởng của tác phẩm. Nếu nhƣ đi khai thác một bài thơ chúng ta đi khai thác một hình ảnh, cấu tứ, nhịp điệu,… thì khai thác một tác phẩm tự sự phải chú ý tới nhân vật ở các góc cạnh từ đó mà phát hiện ra chân giá trị cuộc sống, cùng thong điệp mà nhà văn muốn gửi tới bạn đọc.

Khảo sát tập truyện ngắn Ngôi nhà bên triền sông của Nguyễn Hồng Thái

tôi nhận thấy nhà văn thƣờng tạo nên những tình huống éo le, bất ngờ trong cuộc sống nhằm thúc đẩy hành động tâm lý, bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của các nhân vật. Đó là tình huống hành động, là loại sự kiện đặc biệt mà trong đó

21

nhân vật bị đẩy tới một tình thế chỉ có thể giải quyết bằng hành động. Đó còn là tình huống tâm trạng, là làm nảy sinh một biến động nào đó trong thế giới tình cảm sự kiện đặc biệt của đời sống mà ở đó nhân vật rơi vào tình thế tình huống tâm trạng; Và đó còn là tình huống nhận thức, là sự kiện đặc biệt của đời sống mà tại đó nhân vật đƣợc đẩy tới một tinh thế bất thƣờng: đối mặt với một bài học nhận thức, bật lên một vấn đề (về nhân sinh, về nghệ thuật) cần phải vỡ lẽ, giác ngộ.

Nói nhƣ vậy để thấy tình huống có vai trò nhất định quyết định tới cách tác giả sẽ vẽ chân dung nhân vật của mình nhƣ thế nào. Vì vậy khi tìm hiểu nhân vật điều cốt yếu trƣớc hết chúng ta phải phát hiện ra hoàn cảnh đặc biệt, cái nền mà nhân vật bộc lộ con ngƣời thực của mình. Trên cơ sở đó chúng ta sẽ giải mã những điều thầm kín mà nhà văn gửi gắm thông qua hình tƣợng nhân vật.

Nếu nhƣ nhà văn Kim Lân xây dựng tình huống truyện trong Vợ nhặt

nhân vật Tràng - một anh nhà nghèo hình thức thô kệch, tính tình ngờ nghệch lại là dân ngụ cƣ giữa lúc đói kém mà lấy đƣợc vợ, hơn nữa lại là vợ theo.Tình huống bất thƣờng đó gây sự chú ý ngạc nhiên tới những ngƣời xung quanh và

ngay cả bản thân Tràng. Hay trong tác phẩm Chữ người tử tù nhà văn Nguyễn

Tuân đã đặt nhân vật trong một tình huống những ngày cuối cùng của ngƣời tử tù trƣớc khi ra pháp trƣờng. Còn với viên quản ngục đây là cơ hội gặp gỡ hiếm hoi để xin chữ thánh hiền. Xong Huấn Cao vốn là con ngƣời rất khoảnh tiền bạc, quyền uy không dễ gì khuất phục. Vậy làm thế nào viên quản ngục xin đƣợc chữ Huấn Cao? Từ tình huống này tác giả đã dẫn dắt ngƣời đọc khám phá về vẻ đẹp của từng nhân vật. Đặc biệt là Huấn Cao một con ngƣời đầy tài năng có khí

phách biết trọng thiên lƣơng. Và đến với tập truyện ngắn Ngôi nhà bên triền

sông của Nguyễn Hồng Thái ta bắt gặp nhiều nhân vật đƣợc đặt vào tình huống

có vấn đề với những tình huống đầy bất ngờ, kịch tính.

Trƣớc hết là tình huống tâm trạng đƣợc thể hiện rõ nét trong Nơi ngã tư

chật hẹp. Với mô - típ “đối mặt” đƣợc vận dụng khá triệt để và hiệu quả để tạo

22

từng bị lập biên bản vi phạm Luật Giao thông lại chính là ngƣời kịp thời đƣa con gái anh vào cấp cứu ở bệnh viện trong một vụ tai nạn giao thông. Và chính hai thanh niên ấy cũng đã nhận ra thái độ không đúng của mình ngày trƣớc với Chiêu khi anh bắt hắn lập biên bản thu giữ xe. Để rồi hai thanh niên ấy nhận ra

rằng: “Không ngờ gặp lại ông Chiêu. Ngã tư hẹp, quả đất cũng hẹp thật. May là

ông ấy và bố tớ đều đúng” [9, tr.71]. Câu nói ấy càng khẳng định lối hành xử của Chiêu trên cƣơng vị là một ngƣời cánh sát luôn muốn mang đến sự bình yên, hạnh

phúc cho mỗi gia đình là hành động đúng. Hoặc đó là “tình huống hợp tan” trong

Người vắng mặt ở phiên tòa. Khi hai ngƣời bạn cũ bất ngờ gặp lại nhau trong bệnh

viện trong một ca cấp cứu của con gái anh Hải. Anh đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của ngƣời bạn tên Tám này; sau đó do hoàn cảnh xô đẩy họ trở thành đồng phạm trong

một vụ án ma túy. Hay đó còn là “tình huống khó xử” trong truyện Người không gõ

cửa: Cuộc gặp gỡ bất ngờ của ông Tịnh (trƣởng thôn vùng đất du lịch nổi tiếng) với

Thùy Trang (một Tổng giám đốc) khá thú vị vì trƣớc đó nhiều năm khi còn là một Cảnh sát khu vực ở một thành phố vừa giải phóng, chính ông Tịnh là ngƣời đƣợc lệnh của cấp trên giữ Thùy Trang tại đồn công an một đêm và không biết cô là con

của một cán bộ “cốp” của thành phố, và là một con tin mà bọn tội phạm đang muốn

bắt giữ. Cuộc đối mặt lúc này rơi vào tình huống khó xử, nhƣng sau nhờ kinh nghiệm của ông trƣởng thôn mà mọi việc xuôi chèo mát mái. Nhƣng có lẽ cái khoảnh khắc bất ngờ gặp lại giữa ông với bà Thùy Trang đều khiến cả hai nhớ lại

những kỉ niệm xƣa cũ nhƣng thật đáng nhớ, “biết bao những cảnh ngộ buồn vui sẽ

tái sinh khi bất ngờ có những khoảnh khắc như buổi chiều nay gặp lại Thùy Trang” [9, tr.210]. Thùy Trang cũng rất ấn tƣợng với ông bởi sau khi bắt mình ông Tịnh đã bị kỉ luật chuyển đi phƣờng khác vậy nên suốt bao năm qua bà luôn đi tìm ông. Còn

ông Tịnh sẽ không muốn gặp lại bà bởi ông sợ “sẽ mất đi một kỉ niệm đẹp không dễ

có giữa đời”. Câu chuyện về quá khứ có phần oan khuất của ông Tịnh đƣợc tác giả chậm rãi kể lại càng khiến độc giả thêm cảm mến con ngƣời chính trực và giàu đức hy sinh ấy.

23

Tình huống tâm trạng trong mỗi truyện đều có cách thể hiện riêng song nó làm cho cả thiên truyện nổi bật, hấp dẫn biết chừng nào. Qua đó, số phận, tính cách của mỗi nhân vật càng đƣợc bộc lộ rõ ràng đấy cuốn hút.

Trong khi đó tình huống hành động lại đƣợc khai thác ở khía cạnh khác đó chính là hành động của nhân vật trong tình huống khó khăn đƣợc đặt ra.

Truyện Ngôi nhà bên triền sông ta thấy có tình huống bất ngờ là khi anh Đức đƣa

mẹ vợ mình là bà cụ Lanh từ Hà nội về quê mai táng thì gặp sự phản đối quyết liệt của những ngƣời lãnh đạo ở quê. Họ không cho bà Lanh đƣợc chôn cất ở quê vì bà đã đi khỏi làng chỉ đƣợc để ở ngoài cổng làng. Nhƣng với tài trí của mình, Đức đã đƣa bà cụ vào đƣợc trong làng chôn cất cẩn thận. Anh quả là một ngƣời con có

hiếu, với anh mẹ vợ cũng nhƣ mẹ đẻ vậy nên anh tận tâm với bà hết lòng, “anh

không muốn linh hồn bà cụ phải bận tâm sẽ khó siêu thoát” [9, tr.169]. Ngƣời con ấy quả là đáng quý.

Nhƣ vậy có thể thấy tình huống là hạt nhân của cấu trúc thể loại truyện ngắn. Nghĩa là nó quyết định đến sự sống của một truyện ngắn. Tìm đƣợc tình huống trong mỗi truyện ngắn thì coi nhƣ nắm đƣợc chiếc chìa khóa để mở vào

thế giới bí ẩn của truyện ngắn. Với tập truyện Ngôi nhà bên triền sông của

Nguyễn Hồng Thái ta dƣờng nhƣ đang từng bƣớc bƣớc vào thế giới bí ẩn ấy. Không chỉ dừng lại ở đây, tập truyện còn mang đến điều thú vị bởi những cách xây dựng nhân vật đầy sáng tạo của nhà văn.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tập truyện ngắn ngôi nhà bên triền sông của nguyễn hồng thái (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)