Ảnh hưởng chất chống oxy hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế dung dịch netilmicin sulfat sử dụng làm thuốc tiêm (Trang 41)

3.2.3.1. Ảnh hưởng của nồng độ chất chống oxy hóa natri metabisulfit

Tham khảo tài liệu, natri metabisulfit là chất chống oxy hóa thích hợp với các thuốc tiêm có pH thấp [1]. Do vậy tiến hành khảo sát ảnh hưởng của nồng độ chất chống oxy hóa natri metabisulfit. Pha các dung dịch netilmicin sulfat với chất chống oxy hóa natri metabisulfit với các nồng độ khác nhau 0,5; 1; 2; 4%, điều chỉnh pH về 4.Tiến hành đánh giá màu sắc, hàm lượng còn lại của các mẫu sau khi luộc sôi 30 phút. Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.7: Ảnh hưởng của nồng độ chất chống oxy hóa natri metabisulfit đối với độ ổn định của dung dịch netilmicin (n=3)

Nồng độ chất chống oxy hóa

%

Màu sắc Hàm lƣợng dƣợc

chất còn lại (%)

Sau pha Sau đun sôi

30 phút

0% Không màu Vàng +++ 93,12

0,5% Không màu Vàng ++ 92,41

1,0% Không màu Vàng + 94,50

2% Không màu Không màu 97,63

4% Không màu Không màu 101,10

Chú thích: dấu + thể hiện cường độ của màu vàng

Nhận xét: Kết quả cho thấy nồng độ chất chống oxy hóa càng cao, dung dịch netilmicin càng ổn định. Tuy nhiên, theo sổ tay tá dược, nồng độ thường dùng của natri metabisulfit từ 0,1- 1,0 % [19]. Nếu dùng nồng độ cao hơn có thể gây lo ngại về vấn đề dị ứng. Do vậy nồng độ chất chống oxy hóa 1% được lựa chọn để tiếp tục đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khác.

3.2.3.2. Ảnh hưởng của chất hiệp đồng chống oxy hóa.

Pha các dung dịch có thành phần như bảng 3.8. Đánh giá màu sắc, hàm lượng còn lại của dung dịch netilmicin sau luộc sôi 30 phút. Kết quả thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.8: Thành phần trong công thức khảo sát ảnh hưởng của chất hiệp đồng chống oxy hóa.

STT Thành phần Khối lƣợng (g) CT1 CT2

1 Netilmicin sulfat 15,00 + +

2 Natri metabisulfit 1,00 + +

3 Acid citric 2,00 + +

4 Natri hydroxyd 1M

hoặc acid sulfuric 1M

vđ pH=4 + +

5 Dinatri edetat 0,05 - +

6 Nước cất pha tiêm vđ 100 ml + +

Chú thích: + có, - không có

Bảng 3.9: Ảnh hưởng của chất hiệp đồng chống oxy hóa đối với độ ổn định của dung dịch netilmicin (n=3)

Công thức

Màu sắc Hàm lƣợng còn

lại %

Sau pha Sau luộc sôi 30 phút

CT1 Trong suốt Vàng ++ 87,9

CT2 Trong suốt Vàng + 91,3

Chú thích: dấu + thể hiện cường độ màu vàng.

Nhận xét: Kết quả trong bảng cho thấy natri edetat có ảnh hưởng đến độ ổn định dung dịch, sau đun sôi 30 phút, CT2 có màu vàng nhạt hơn CT1, hàm lượng cao hơn. Điều này phù hợp với lý thuyết do phối hợp cả 2 cơ chế

chống oxy hóa. Do vậy để tăng độ ổn định của dung dịch netilmicin sulfat, lựa chọn dinatri edetat 0,05% trong công thức bào chế. Tuy nhiên, độ ổn định dung dịch netilmicin vẫn chưa được đảm bảo ( dung dịch vẫn chuyển màu), do vậy cần khảo sát thêm các chất chống oxy hóa khác.

3.2.3.3. Ảnh hưởng của các chất chống oxy hóa khác nhau đối với độ ổn định của dung dịch netilmicin

Pha các dung dịch thuốc tiêm netilmicin sulfat với các chất chống oxy hóa khác nhau: natri metabisulfit, natri sulfit, natri bisulfit…nồng độ 1%, theo bảng 3.10, điều chỉnh pH dung dịch về 4. Sau đó đánh giá màu sắc, ΔpH, hàm lượng còn lại của dung dịch sau khi luộc sôi 30 phút. Kết quả khảo sát thể hiện trong bảng 3.11:

Bảng 3.10: Thành phần trong công thức bào chế khảo sát ảnh hưởng của các chất chống oxy hóa.

STT Thành phần Khối lƣợng (g) CT2 CT3 CT4 1 Netilmicin sulfat 15,00 + + + 2 Natri metabisulfit 1,00 + - - 3 Natri sulfit 1,00 - + - 4 Natri bisulfit 1,00 - - + 5 Dinatri edetat 0,05 + + + 6 Acid citric 2,00 + + + 7 Natri hydroxyd 1M

hoặc acid sulfuric 1M

Vđ pH 4 + + +

8 Nước cất pha tiêm Vđ 100 ml + + +

Bảng 3.11: Ảnh hưởng của chất chống oxy hóa (n=3)

Công thức Màu sắc ΔpH Hàm lƣợng (%)

CT2 Vàng ++ -0,03 -

CT3 Vàng cam 0,10 -

CT4 Không màu 0,06 92,82

Chú thích: (+) thể hiện cường độ của màu vàng. (-) không thực hiện thí nghiệm.

Chú thích: CT3- M1; CT2-M2; CT4-M3

Hình 3.2: Ảnh chụp các dung dịch netilmicin chứa các chất chống oxy hóa khác nhau sau 5 tuần bảo quản ở điều kiện thường.

Nhận xét: Kết quả trong bảng cho thấy, với cùng nồng độ chất chống oxy hóa 1%, sau khi đun sôi 30 phút chỉ có CT4 chứa natri bisulfit là không bị biến màu, trong khi các CT khác đều chuyển sang màu, đồng thời sự thay đổi pH cũng không quá lớn. Qua đó có thể kết luận, trong 3 chất chống oxy hóa, natri bisulfit là chất chống oxy hóa thích hợp nhất trong công thức bào chế dung dịch thuốc tiêm netilmicin sulfat.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế dung dịch netilmicin sulfat sử dụng làm thuốc tiêm (Trang 41)