Nguyên tắc chung:
- Bào chế các mẫu dung dịch netilmicin sulfat 100 mg/ml theo quy trình trong hình 2.2, thay đổi các yếu tố cần khảo sát (pH, hệ đệm, chất chống oxy hóa…). Các mẫu được đóng lọ thủy tinh với nắp cao su và chụp nhôm đã xử lý theo sơ đồ ở hình 2.1.
- Đánh giá độ ổn định của thuốc tiêm dựa vào các tiêu chí: hình thức, pH, hàm lượng netilmicin còn lại sau thời gian bảo quản.
2.3.3.1. Ảnh hưởng của pH
Pha các mẫu dung dịch netilmicin sulfat 100 mg/ml với các pH khác nhau từ 3,00 – 6,00 (điều chỉnh pH bằng dung dịch natri hydroxyd 1M hoặc acid sulfuric 1M). Đánh giá độ ổn định của dung dịch sau thời gian bảo quản từ đó xác định khoảng pH thích hợp.
2.3.3.2. Ảnh hưởng của hệ đệm
So sánh độ ổn định của dung dịch netilmicin sulfat không và có sử dụng đệm citrat ở pH lựa chọn trên. Từ đó xác định được hệ đệm thích hợp.
2.3.3.3. Ảnh hưởng của chất chống oxy hóa
So sánh độ ổn định của dung dịch netilmicin sulfat có chất chống oxy hóa natri metabisulfit ở các nồng độ khác nhau 0,0, 0,5; 1; 2; 4%. Từ đó xác định được nồng độ chất chống oxy hóa thích hợp.
So sánh độ ổn định của dung dịch netilmicin sulfat có và không có dinatri edetat. Từ đó đánh giá ảnh hưởng của dinatri edetat đến độ ổn định của dung dịch.
So sánh độ ổn định của dung dịch netilmicin sulfat có các chất chống oxy hóa khác nhau nồng độ xác định: natri metabisulfit, natri sulfit, natri
bisulfit. Từ đó lựa chọn chất chống oxy hóa thích hợp đảm bảo độ ổn định của dung dịch.
2.3.3.4. Ảnh hưởng của sục khí nitrogen
So sánh độ ổn định của dung dịch netilmicin sulfat được bào chế theo quy trình có hoặc không sục khí nitrogen. Từ đó xác định được quy trình bào chế thích hợp.
2.3.3.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ
So sánh độ ổn định của dung dịch thuốc tiêm netilmicin sulfat được bào chế theo quy trình có hoặc không tiệt khuẩn bằng nhiệt. Từ đó xác định được quy trình bào chế thích hợp.
2.3.3.6. Ảnh hưởng của điều kiện bảo quản
Tiến hành bảo quản mẫu trong 2 điều kiện sau. Qua đó đánh giá độ ổn định của các mẫu.
Lão hóa cấp tốc
Bảo quản chế phẩm trong tủ vi khí hậu (nhiệt độ 40±20C, độ ẩm 75±5%) để đẩy nhanh tốc độ phân hủy dược chất từ đó rút ngắn được thời gian theo dõi, đánh giá.
Bảo quản ở điều kiện thực
Chế phẩm được bảo quản trong phòng thí nghiệm, nhiệt độ 25-350C, độ ẩm 55-85%.
Sau những khoảng thời gian nhất định các mẫu bảo quản trong 2 điều kiện trên được kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng về thức cảm quan, pH, hàm lượng
3Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN