Bảo hiểm y tế thực tế đã góp phần rất lớn vào công tác chăm sóc sức khoẻ và thực hiện công bằng xã hội trong việc khám chữa bệnh cho mọi người dân trong xã hội. Để hiểu rõ hơn về Bảo hiểm y tế Việt nam ta xem xét quá trình ra đời của ngành này.
Giai đoạn từ 1989- 1992: Thí điểm xây dựng quỹ BHYT
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/03/1947 tạo cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc tổ chức thực hiện các chế độ bảo hiểm ốm đau, tai nạn
lao động và hưu trí, đánh dấu sự ra đời của chính sách chăm sóc sức khoẻ
người dân nói chung và chếđộ BHYT (ốm đau) nói riêng ở nước ta.
Từ 1954 đến 1986, nhà nước ta thực hiện cơ chế bao cấp trong quản lý kinh tế nói chung và quản lý ngành Y tế nói riêng, Nhà nước thực hiện việc KCB cho mọi người dân theo chế độ bao cấp, họ được KCB tại các cơ
sở y tế của Nhà nước mà không phải trả tiền. Ngân sách Nhà nước cấp mọi chi phí cho hoạt động của các cơ sở y tế Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Do vậy trong thời gian dài nước ta chưa thực hiện được chính sách BHYT. Đến đầu những năm 80, các cơ sở KCB lâm vào tình trạng thiếu kinh phí hoạt động, không đủ điều kiện để trang bị các thiết bị máy móc cần thiết, bổ xung các trang thiết bị mới. Các bệnh viện từ Trung ương đến
địa phương đều đã xuống cấp nhiều. Trong khi đó, chi phí KCB ngày một tăng do áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật y tế, sử dụng các trang thiết bị hiện đại, đắt tiền trong chẩn đoán, điều trị. Hơn nữa việc sử dụng nhiều loại biệt dược đắt tiền cũng là một yếu tố làm tăng nhanh chi phí KCB. Trước yêu cầu đổi mới thì công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân cũng cần phải được đổi mới phù hợp với tình hình lúc đó [ 10].
Tại Đại hội VI năm 1986, cùng sự đổi mới toàn diện về kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng ta đã đề ra Nghị quyết đổi mới trong lĩnh vực y tế, từ đó ngành Y tế cung có những đổi mới bước đầu. Cơ chế bao cấp trong KCB dần chuyển sang cơ chế xã hội hoá trong thanh toán chi phí KCB bằng việc hình thành quỹ BHYT do Nhà nước, người sử dụng lao động, người lao động và nhân dân cùng đóng góp, thực hiện việc chia sẻ những rủi ro giữa người khoẻ và người ốm, giữa người trẻ tuổi với người già, giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp.
Thực hiện chủ trương này, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 45/HĐBT ngày 24/4/1989 cho phép các cơ sở KCB của Nhà nước được phép thu một phần viện phí. Trong năm đó đã có 3 tỉnh thành
phổ tổ chức thí điểm BHYT (Hải Phòng, Quảng Trị, Vĩnh Phúc); 24 quận, huyện của 14 tỉnh thành phố trong cả nước thí điểm BHYT [ 10 ].
Việc thực hiện thí điểm BHYT ở một số địa phương trong gần 2 năm
đã chứng tỏ đó là một hướng mới, không chỉ tạo thêm nguồn tài chính cho y tế mà tạo điều kiện để từng bước cải tiến hệ thống KCB phù hợp với điều kiện mới, có hiệu quả và chất lượng.
Sau một thời gian thực hiện thí điểm, từ kết quả thực tế ởđịa phương cùng với sự chuẩn bị của Ban dự thảo Pháp lệnh BHYT của Bộ Y tế ngày 15/8/1992 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 299/HĐBT ban hành điều lệ BHYT, như vậy từ thời điểm này chính sách BHYT chính thức được thực hiện ở Việt Nam [ 1, ], [11].
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 299/HĐBT hệ thống cơ
quan BHYT đã sớm được tổ chức và đi vào hoạt động. Đến năm 1993, vượt qua mọi khó khăn, thách thức chính sách BHYT được tổ chức thực hiện trên địa bàn cả nước. Số cơ quan BHYT được hình thành trên cả nước là 59 đơn vị, bao gồm: cơ quan BHYT Việt Nam, chi nhánh BHYT tỉnh, thành phố và bốn cơ quan BHYT ngành.
BHYT Việt Nam ra đời là một trong những chính sách nhằm huy
động thêm nguồn lực tài chính cho ngành y tế nhằm khắc phục những khó khăn cho khủng hoảng kinh tế trong những năm thập kỷ 80 thế kỷ XX. Chính sách này đồng thời cũng là một nhân tố quan trọng của quá trình đổi mới trong lĩnh vực y tế, trong chủ trương xã hội hóa công tác y tế của Đảng và Nhà nước ta.
Sau hơn 15 năm triển khai thực hiện, BHYT đã trải qua ba giai đoạn phát triển tương ứng với ba lần thay đổi Nghịđịnh (1992, 1998, 2005). Mỗi lần sửa đổi điều chỉnh Điều lệ BHYT, lại có những thay đổi khá cơ bản với mong muốn khắc phục những vấn đề còn tồn tại, làm cho BHYT ngày càng hoàn thiện, mở rộng và phát triển.
Giai đoạn 1992- 2002: Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về BHYT
* Giai đoạn 1: từ 1992 đến ngày 28/9/1998:
Giai đoạn này các cơ quan BHYT Việt Nam được tổ chức và quản lý theo Nghị định 299/HĐBT ngày 15/8/1992. Theo đó, hệ thống BHYT Việt Nam được tổ chức trực thuộc Bộ Y tế. Quỹ BHYT được quản lý riêng theo từng tỉnh, hạch toán độc lập và không có sự bù đắp, điều tiết hỗ trợ lẫn nhau. Với những nghị quyết quan trọng của Đảng ra, trong giai đoạn 1992- 1998, BHYT phát triển mạnh, đến năm 1998, số người tham gia BHYT đã chiếm xấp xỉ 12% dân số.
*Giai đoạn 2: từ ngày 29/9/1998 đến hết năm 2002.
Giai đoạn này hệ thống BHYT Việt Nam được tổ chức và quản lý theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/8/1998 [1], [4]. Những thay đổi cơ bản về quản lý trong giai đoàn này là:
BHYT Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống thống nhất từ
TW đến địa phương với 1 cơ quan TW, 61 cơ quan BHYT tỉnh, thành phố
và 4 cơ quan BHYT ngành (than, dầu khí, cao su, giao thông) được hạch toán độc lập, được quản lý thống nhất tập trung toàn ngành trên phạm vi toàn quốc và có thểđiều tiết trong toàn hệ thống [3], [13].
Nét nổi bật về chính sách BHYT trong giai đoạn này là quan điểm phát triển BHYT đã được Đảng, Chính phủ ta hết sức quan tâm và “hình thành rõ trong tư duy của những nhà hoạch định chính sách”.
Giai đoạn 2002-nay: Nhập BHYT vào BHXH
Từ ngày 1/1/2003 hệ thống BHYT ở Việt Nam được chuyển giao từ Bộ
Y tế sang BHXH Việt Nam theo Quyết định 20/QĐ- TTg ngày 20/1/2002 của Thủ tướng Chính phủ và được tổ chức hoạt động theo quy định tại Nghị định 100/2002/NĐ-CP ngày 6/12/2002 của Chính phủ [11], [13 ].
Về thực hiện chính sách:
Từ 2003 đến 7/2005 thực hiện theo Nghị định 58/1998/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/8/1998 [ 4], [13].
Từ 7/2005 đến nay: thực hiện theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/5/2005 [13].
Qua 3 lần thay đổi Nghịđịnh, đặc biệt là từ khi triển khai Nghịđịnh số
63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ, đối tượng và phạm vi bao phủ BHYT tăng nhanh và nhu cầu KCB của người bệnh cũng gia tăng nhanh chóng. Nếu như năm 1993 mới chỉ có 3.79 triệu người tham gia BHYT thì cho đến 2005 số người tham gia BHYT lên tới 23.7 triệu người chiếm 28.0% dân số. Theo số liệu thống kê mới nhất của năm 2006 từ các
địa phương báo cáo lên thì kết thúc năm 2006 cả nước đã có hơn 11 triệu người tham gia BHYT TN, góp phần cùng với BHYT bắt buộc nâng tỷ lệ
bao phủ BHYT trên cả nước lên gần 40% dân số.
Tuy nhiên, BHYT nước ta hiện nay đang gặp nhiều khó khăn và thách thức. Quỹ KCB BHYT đang trong tình trạng mất cân đối thu chi, âm quỹ
BHYT đã ở mức độ trầm trọng, nếu không nhanh chóng có giải pháp khắc phục thì hậu quả sẽ là không nhỏ.
Mặc dù BHYT ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại, nhưng với những kết quả tốt đẹp đạt được khẳng định, với đường lối đúng đắn của Chính phủ, sự vào cuộc của toàn xã hội, mục tiêu thực hiện BHYT toàn dân sẽ trở thành hiện thực.