CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học nâng cao chương 3 khái lược lịch sử triết học phương tây (Trang 169)

- Một số nội dung triết học phươngTây hiện đạ

MỤC ĐÍCH CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG

CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG

CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG

Hiệu quả thực tế Phương pháp tư duy

thực dụng

Pierce là người khởi xướng tư tưởng thực dụng, đến năm 1898, James kế thừa và đưa ra tên “chủ nghĩa thực dụng”. Dewey tiếp tục phát triển làm cho chủ nghĩa thực dụng thâm nhập sâu rộng vào đời sống văn hoá xã hội

Sau chiến tranh thế giới I, chủ nghĩa thực dụng được phổ biến rộng rãi ở Mỹ và lan rộng ra các nước

châu Âu và ảnh hưởng đến những trường phái khác như triết học hiện sinh, triết học thực chứng và lan sang các nước châu Á, trong đó có Việt Nam

Về bản thể luận, các nhà thực dụng xem toàn bộ hoạt động tư duy và các hoạt động thực tế của con

người là thích ứng với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội. Mục tiêu của mọi tư duy & thực tiễn của con người chỉ nhằm đạt mục tiêu đã đề ra

Tri thức của con người là phương tiện, là công cụ, là điều kiện để con người thích ứng xâm nhập vào những điều kiện xung quanh. Con người tồn tại trong nhận thức, tư duy hoạt động theo mục tiêu của mình, gắn liền với nó là những kinh nghiệm để tồn tại

Chủ nghĩa thực dụng coi trọng phương pháp luận & hoạt động của con người. Phương pháp là cái để con người đạt mục tiêu còn phương pháp luận là sự nhận thức và chi phối phương pháp nhất định Phương pháp & phương pháp luận chỉ có ý nghĩa khi

được kiểm nghiệm về tính hiệu quả đạt mục đích, mục tiêu mà vì nó con người hành động. Phương pháp & phương pháp luận không ở ngoài yêu cầu hiệu qủa mục đích của hành động. Thực tế là sự kiểm chứng sự hữu hiệu của phương pháp &

Triết học không nên bàn những vấn đề ngoài phương pháp, triết học thực chất là lý luận về phương pháp, đi xa hơn triết học chỉ nên đề cập đến phương

pháp của con người trong hoạt động thực tế. Cái quan trọng trong phương pháp và phương pháp

luận không phải ở tính quy luật ổn định mà trong sự tương ứng với sự thay đổi, biến đổi của hiệu quả. Một mục đích nhất định đòi hỏi một phương pháp tương ứng

Có thể kết luận rằng, hạt nhân nền tảng của chủ

nghĩa thực dụng là hiệu quả, là mục tiêu hữu dụng, là cái có lợi. Các nhà thực dụng đề cao sự kết hợp giữa kinh nghiệm và niềm tin, khuyến khích năng

Chủ nghĩa hiện sinh là trào lưu triết học nhân bản đặt vấn đề bản thể người, tính riêng biệt, độc đáo của tồn tại con người lên vị trí hàng đầu. Ra đời ở nước Đức cuối thế kỷ XIX và nở rộ sau chiến tranh thế giới II ở Pháp, chủ nghĩa hiện sinh có nét đặc thù là không chỉ diễn đạt bằng những lý thuyết triết học thông qua các tác phẩm văn học mà còn thâm nhập vào đời sống, tạo nên một lối sống hiện sinh phổ biến rầm rộ ở Pháp, Mỹ

Heidegger (1889-1976), Sartre (1905-1980), Marcel (1889-1978), Jaspers (1883-1969) đã đưa chủ

nghĩa hiện sinh đến đỉnh cao vào những năm giữa thế kỷ XX

Người ta đã chia chủ nghĩa hiện sinh thành nhánh vô thần và nhánh hữu thần. Các nhà hiện sinh vô thần quan niệm đời là vô nghĩa, phi lý, buồn nôn, không có lực lượng nào có thể giải thoát cho con người. Các nhà hiện sinh hữu thần cũng cùng quan niệm ấy nhưng họ trông mong vào sự giải thoát của

Thượng đế, kêu gọi con người vươn lên một cuộc sống siêu nghiệm, ưu việt hơn

Về bản thể luận, các nhà hiện sinh lấy con người với hai mặt hữu thể và hiện sinh (bản chất và tồn tại) làm đối tượng. Hữu thể là những sự vật tồn tại

cảm tính, tồn tại thực (cái cây, con, sự vật) nhưng chưa là một cái gì đó cụ thể (chỉ có bản chất mà

chưa tồn tại), chưa có diện mạo của riêng mình. Đó là một tồn tại vô hồn, chưa hiện hữu, do đó chưa

phân biệt được nó với sự vật hiện tượng khác. Còn

hiện sinh thì chỉ có ở con người với bản chất đích thực của nó tức là cái tinh thần, cái phi lý tính, phi duy lý thuộc nhân tố bên trong con người

Về nhận thức luận, các nhà hiện sinh cho rằng tiến bộ khoa học phá hoại tự nhiên, gây chết chóc cho con người nên họ phủ nhận nhận thức khoa học, đề cao trực cảm cá nhân.

Theo họ, những kết luận khoa học hoàn toàn mang tính duy lý, khô cứng, nghèo nàn, đánh mất cái hiện sinh. Mặt khác, nhận thức khoa học là nhằm phát hiện cái bản chất nhưng với chủ nghĩa hiện sinh, “bản chất có sau hiện sinh” do đó nhận thức chỉ là cái đuôi, không đi sâu vào nguồn gốc, cội rễ con người. Nếu con người sử dụng các tri thức khoa học thì sẽ bị lệch lạc và đánh mất mình, bị tha hoá và không còn hiện sinh nữa

Về lịch sử xã hội, từ quan niệm đạo đức, chủ nghĩa hiện sinh khuyến khích cá nhân thoát khỏi sự ràng buộc của xã hội. Xã hội đối với nhà hiện sinh chỉ là một sự hỗn tạp ngẫu nhiên, không có quy luật. Động lực phát triển xã hội là do sự hiện sinh của cá nhân quyết định. Họ muốn tìm các

“quy luật” của xã hội ở trong các cá nhân hiện sinh và con người bất lực trước xã hội lịch sử. Không hiểu được chúng, con người cũng không thể giải thoát được sự tha hoá của xã hội bởi sức mạnh mà chính con người làm ra. Để thoát khỏi sự tha hoá ấy, cách duy nhất có thể là bằng hành

động tự phát, tự do liều lĩnh, mạo hiểm hoặc chờ mong sự giải thoát thần bí nào đó

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học nâng cao chương 3 khái lược lịch sử triết học phương tây (Trang 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)