Một vài đại biểu tiêu biểu

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học nâng cao chương 3 khái lược lịch sử triết học phương tây (Trang 111)

Voltaire (1694-1778) với sự nghiệp sáng tác đồ sộ của mình đã góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng t.k Ánh sáng Pháp. Vì vậy, có người gọi t.k này là t.k Voltaire

Ông để lại nhiều tác phẩm, trong đó có Những bức thư triết học (1734) và sáng tác rất nhiều về đủ mọi thể loại khác như bi kịch, hài kịch v.v. Khi đã 84

tuổi, ông vẫn giúp Viện Hàn Lâm soạn Từ điển

ngôn ngữ Pháp, nhưng chưa kịp làm thì mất. Năm 1791, ông được cải táng với dòng chữ ghi trên mộ: Người đã chuẩn bị cho chúng ta đi đến tự do

Rousseau (1712-1778) với cuộc đời phiêu bạt,

nhiều cay đắng. Năm 1742, đến Paris, mở ra một giai đoạn mới. Ông kết bạn với Diderot, lui tới các phòng khách văn học và quen biết thêm nhiều

người có tên tuổi. Ông hành nghề dạy nhạc, làm thư ký v.v được sự bảo trợ của bà Deùpinay và sống tại Hermitage, trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng và không còn bận tâm về cơm áo. Ðây là thời kỳ ông sáng tác các tác phẩm quan trọng như Nàng Héloise mới (La Nouvelle Héloise), Khế ước xã hội (Contract social), Emile hay về giáo

Diderot (1713-1784) nhà duy vật vô thần- linh hồn của phái Bách khoa toàn thư. Con đường “khắc

phục” tôn giáo tốt nhất là khai sáng, mở mang dân trí, phát triển khoa học, đề cao vai trò của khai sáng trong phát triển xã hội

Giải thích sự xuất hiện nhà nước theo quan điểm khế ước; theo đó, thể chế cộng hòa phù hợp với nhà nước nhỏ. Ông ủng hộ xã hội duy trì sở hữu tư nhân và phân chia đẳng cấp

Hônbách (1723-1789) là thành viên tích cực của phái Bách khoa toàn thư chống lại Giáo hội và chế độ

phong kiến. Sự xuất hiện xã hội công dân là do nhu cầu muốn đảm bảo quyền sở hữu tư nhân. Ông đề cao và yêu cầu mọi người đều bình đẳng trước

pháp luật. Do khác nhau về trí tuệ nên có sự khác nhau về xã hội, nhưng chính sự khác nhau đó mà con người cần đến nhau, phải dựa vào nhau nên mới có xã hội. Ông có thiện cảm với kiểu nhà nước quân chủ lập hiến, bảo vệ tự do tư sản, dân chủ tư sản, tự do ngôn luận, ghét chiến tranh

Henvêtiuýt (1715-1771) viết các tác phẩm tìm nguồn gốc tôn giáo ở tâm lý con người. Ông cho rằng,

trong các ước mơ, tôn giáo phản ánh nhu cầu thực của con người. Chính khát vọng vươn tới tự do,

công bằng, hạnh phúc đã sinh ra tôn giáo

Bước chuyển từ săn bắn lên chăn nuôi, trồng trọt rồi thương nghiệp và công nghiệp của xã hội loài

người được ông lý giải bằng nhu cầu vật chất, mong muốn thoát khỏi đói khát của con người.

Henvêtiuýt cho rằng nhà nước ảnh hưởng tới việc hình thành lối sống, tính cách con người. Con

người và đời sống tinh thần của nó còn phụ thuộc vào môi trường tự nhiên & môi trường xã hội. “Con người không phải được sinh ra mà được trở thành” Con người về bản tính tự nhiên là bình đẳng. Mọi

người có tổ chức cơ thể như nhau thì sẽ có những khả năng như nhau. Trí tuệ của con người không phải là cái có sẵn, bầm sinh mà do giáo dục mà có. Ông chống lại sự bất công xã hội, coi xã hội tương lai phải có tự do, công bằng. Trong đó, có sự hài hòa giữa lợi ích riêng và lợi ích chung

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học nâng cao chương 3 khái lược lịch sử triết học phương tây (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)