- Một số nội dung triết học
Một số tư tưởng triết học khác
Nhiệm vụ hàng đầu của triết học là xác định bản chất con người;
cung cấp cho con người nền tảng thế giới quan, vạch ra những
nguyên tắc cơ bản của cuộc sống
Muốn vậy, triết học phải lý giải các vấn đề cơ bản a) Tôi có thể biết được cái gì? b) Tôi cần phải làm gì? c) Tôi có thể hy vọng cái gì? Ba vấn đề trên phản ánh ba khía cạnh cơ bản nhất trong quan hệ giữa con người với thế giới. Đó là nhận thức, thực tiễn và giá trị
Vấn đề thứ nhất là vấn đề lý luận, là đối tượng nghiên cứu của triết học lý luận
Vấn đề thứ hai là vấn đề thực tiễn mà triết học thực tiễn phải lý giải
Vấn đề thứ ba bao hàm cả hai vấn đề trên (lý luận và thực tiễn), được nghiên cứu trong thẩm mỹ học
Triết học lý luận của Cantơ (lý luận nhận thức). Cantơ cho rằng, tri thức khoa học phải thực sự dựa trên những tri thức tiên nghiệm (apriori) với hai đặc tính cơ bản là phổ quát và tất yếu (được hiểu là quy luật khách quan, chân lý)
Học thuyết về nhận thức được trình bày trong “Phê phán lý tính thuần túy”, cho rằng, nhận thức là việc chủ thể dùng tri thức tiên nghiệm để xem xét sự vật và sự vật phải phù hợp với tri thức đó. Nhận thức trải qua ba giai đoạn là trực giác, giác tính và lý tính
"vật tự nó" trong lý luận nhận thức
"Vật tự nó" được hiểu theo ba nghĩa sau
Thứ nhất, "vật tự nó" được hiểu là những sự vật tồn tại khách quan, con người không biết gì về nó
Thứ hai,"vật tự nó" được hiểu là những tồn tại tinh thần nhưng lại là căn nguyên, bản chất của thế giới; là cái tồn tại thực của thế giới và thuộc về lĩnh vực siêu nghiệm và con người cũng không thể nhận thức được nó
Thứ ba, "vật tự nó" còn dùng để chỉ những chuẩn mực, lý tưởng đạo đức của sự hoàn thiện tuyệt đối mà con người không thể đạt tới nhưng là những điều mà họ mong ước: Chúa, Tự do, sự Bất tử của linh hồn. Những đối tượng này thuộc thế giới bên kia, thế giới mà con người chỉ đạt được bằng niềm tin tuyệt đối vô điều kiện chứ không phải bằng tri thức khoa học