Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vƣợng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Bình Định (full) (Trang 42)

5. Kết cấu của Luận văn

2.1.1.Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vƣợng

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng (tên giao dịch là VPBank) đƣợc thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cấp ngày 12/08/1993 với tên là Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Các Doanh nghiệp Ngoài Quốc doanh. Thời gian hoạt động theo giấy phép là 99 năm và Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động ngày 12/08/1993. Ngày 27/07/2010, Ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng theo giấy phép số 1815/QĐ- NHNN do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cấp.

Vốn điều lệ ban đầu của Ngân hàng do cổ đông góp là 20 tỷ đồng. Năm 2006, VPBank chuyển trụ sở chính về số 8, Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngân hàng OCBC chính thức trở thành cổ đông chiến lƣợc lớn nhất của VPBank. Trong năm đó, VPBank cũng đã ký hợp đồng mua phần mềm hệ thống Ngân hàng lõi (Core Banking – T24) của Temenos (Thụy Sỹ) và đồng thời thành lập 2 công ty con là Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản (VPBank AMC) và Công ty Chứng Khoán VPBank (VPBS).

Năm 2007, giới thiệu sản phẩm thẻ VPBank Platinum MasterCard - thẻ chip đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

Năm 2008, VPBank tăng vốn điều lệ lên 2.117 tỷ đồng và nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của OCBC lên 14,88%.

35

Năm 2009, VPBank bắt đầu triển khai dịch vụ Internet Banking.

Năm 2010, chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng, đƣa vào sử dụng logo và hệ thống nhận diện thƣơng hiệu mới. Tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng. Đồng thời, ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Eurowindow Holding.

Năm 2011, tăng vốn điều lệ lên 5.050 tỷ đồng. Áp dụng cơ cấu tổ chức mới. Thay đổi diện mạo các điểm giao dịch với định hƣớng thiết kế và dịch vụ “Tất cả vì khách hàng”. Trong năm 2011, VPBank cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú trọng đến việc mở rộng quy mô, tăng cƣờng mạng lƣới hoạt động tại các thành phố lớn. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng - Chi nhánh Bình Định đi vào hoạt động ngày 12/01/2008 căn cứ văn bản số 1877/QĐ-NHNN ngày 10/08/2007 của NHNN Việt Nam chấp thuận việc Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng (VPBank) - Chi nhánh Bình Định có trụ sở tại 106 - 108 Phan Bội Châu, Phƣờng Lê Lợi, TP Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định. Chi nhánh là đơn vị cấp 1 trực thuộc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng (VPBank), có con dấu riêng, thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng và Ngân hàng Nhà nƣớc.

Chiến lƣợc phát triển của VPBank: Là trở thành ngân hàng Bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

* Chức năng nhiệm vụ của NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) - chi nhánh Bình Định

Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cƣ.

36

- Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cƣ từ khả năng nguồn vốn của Ngân hàng.

- Kinh doanh ngoại hối, chiết khấu thƣơng phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác.

- Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam.

- Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nƣớc, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh qua ngân hàng.).

- Kinh doanh ngoại tệ.

- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Bình Định (full) (Trang 42)