- Bước 2: Sau khi rửa bỏ các vi hạt phủ antiBNP dư thừa, người ta
2.2.4.5. Siêu âm tim
Sử sụng máy siêu âm Kontron Medical Sigma iris 440, đầu dò 3.5 MHzDS, đặt tại khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ. Bệnh nhân được nghỉ 30 phút trước khi siêu âm. Việc siêu âm tim do một bác sĩ chuyên khoa tim mạch và siêu âm thực hiện theo tiêu chuẩn thống nhất của Hội siêu âm Hoa Kỳ:
+ Siêu âm tim: Thăm dò theo các mặt cắt chuẩn của Hội siêu âm Hoa Kỳ để đánh giá hình thái tim (đường kính các buồng tim, độ dày và vận động các thành tim, hình thái và vận động của các van tim) [63]:
- Mặt cắt cạnh ức trục dọc và ngang.
- Mặt cắt mõm tim: Mặt cắt 4 buồng và 2 buồng. - Mặt cắt dưới ức.
Hình 2.1. Cách đo kích thước buồng thất trái
* Nguồn: theo Lang R. (2006) [63]
Mặt cắt để lấy thông số thất trái là mặt cắt dọc cạnh ức [20]. Các chỉ số đo cơ bản [63]:
- Đường kính thất trái cuối tâm trương (LVDd/mm): Đo từ nội mạc thành sau thất trái đến nội mạc vách liên thất trên đỉnh sóng R trên điện tim.
- Đường kính thất trái cuối tâm thu (LVDs/mm): Đo từ khoảng cách gần nhất từ nội mạc mặt trái vách liên thất đến nội mạc thành sau thất trái. - Chiều dày vách liên thất cuối tâm trương (IVSd/mm): Đo từ nội mạc
mặt phải đến nội mạc mặt trái vách liên thất tại vị trí đo LVDd.
- Chiều dày vách liên thất cuối tâm trương (IVSs/mm): Đo từ nội mạc mặt phải đến nội mạc mặt trái vách liên thất tại vị trí đo LVDs.
- Bề dày thành sau thất trái cuối tâm trương (PWTd/mm): Đo từ nội tâm mạc đến ngoại tâm mạc thành sau thất trái cùng vị trí đo LVDd. - Bề dày thành sau thất trái cuối tâm thu (PWTs/mm): Đo từ nội tâm
+ Chức năng tâm thu thất trái
- Phân suất rút ngắn tâm thu của thất trái (FS)
FS (%) = x 100
• LVDd: Đường kính thất trái cuối tâm trương
• LVDs: Đường kính thất trái cuối tâm thu Bình thường = 36 ± 6%
- Phân suất tống máu thất trái (EF) EF (%) = x 100
• LVVd (Left ventricular end - diastolic volume): Thể tích thất trái cuối tâm trương
• LVVs (Left ventricular end - systolic volume): Thể tích thất trái cuối tâm thu
+ Thể tích thất trái cuối tâm thu và tâm trương được tính bằng phương pháp Teicholz:
- Thể tích thất trái cuối tâm trương: LVVd (ml) =
- Thể tích thất trái cuối tâm thu: LVVs (ml) =
+ Chỉ số thể tích thất trái cuối tâm trương (LVVI: Left ventricular end- diastolic volume index) được xác định theo công thức:
LVVI = LVVd (ml)/BSA (m2)
- BSA (Body surface area): diện tích bề mặt cơ thể được tính theo công thức của Du Bois:
BSA (m2) = Cân nặng(kg) 0.425 × Chiều cao(cm) 0.725 × 0.007184
Những trường hợp có rối loạn vận động vùng sẽ thực hiện đo EF bằng phương pháp Simpson (không bị ảnh hưởng bởi hình dạng thất).
Hình 2.2. Đo phân suất tống máu thất trái theo phương pháp Simpson
* Nguồn: theo Nguyễn Anh Vũ (2008) [19]
Mặt cắt 2 buồng và 4 buồng mỏm dùng để tính EF theo phương pháp Simpson (đo chiều dài và diện tích thất). Lấy số đo thể tích hai kỳ tâm thu và tâm trương từ đó máy tự động tính ra EF [19].
+ Suy chức năng thất trái khi EF < 40% [104]
+ Đánh giá rối loạn chức năng tâm trương trên siêu âm tim dựa vào phổ Doppler van hai lá, rối loạn chức năng tâm trương khi E/A < 1 hoặc E/A > 2 [19].
+ Khối lượng cơ thất trái (LVM: Left ventricular mass) được tính theo công thức:
LVM (g) = 0,8 × 1,04 × [(LVDd + IVSd + PWTd)3 – LVDd3] + 0,6 Trong đó:
- IVSd (interventricular septal diastolic thickness): Bề dày vách liên thất cuối tâm trương (cm)
- PWTd (left ventricular posterior wall diastolic thickness): Bề dày thành sau thất trái cuối tâm trương (cm)
+ Chỉ số khối lượng cơ thất trái (LVMI: Left ventricular mass index) được tính theo công thức:
LVMI (g/m2) = LVM (g)/BSA (m2)
- Phì đại thất trái được xác định theo tiêu chuẩn Framingham:
• Nam: LVMI ≥ 131 g/m2 • Nữ: LVMI≥ 100 g/m2.
+ Bề dày thành tim tương đối (RWT: relative wall thickness) được tính theo công thức:
RWT = (2 × PWTd)/LVDd RWT tăng khi > 0,42
+ Phân loại phì đại thất trái:
- Phì đại đồng tâm: Phì đại thất trái + RWT tăng
- Phì đại lệch tâm: Phì đại thất trái + RWT bình thường