Hoạt động của thận nhân tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi nồng độ peptid lợi tiểu natri týp b ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ (Trang 26)

Máu của bệnh nhân được chống đông bằng heparin, được bơm vào bộ lọc từ 200- 400 ml/phút, dịch lọc được làm nóng lên 370 C và bơm vào khoang đối diện với máu theo chiều ngược lại, với tốc độ 500- 800 ml/phút để hệ số thanh lọc urê từ 200- 350 ml/ phút, β2 microglobulin từ 20- 25 ml/phút. Hiệu quả của việc lọc phụ thuộc vào tốc độ máu, dịch lọc qua bộ lọc và đặc tính của bộ lọc. Với đa số bệnh nhân suy thận mạn đòi hỏi chạy thận từ 9- 12 giờ/ tuần và thường chia làm 3 lần chạy bằng nhau. Đánh giá hiệu quả lọc máu của thận nhân tạo dựa vào hai phương pháp: Tỷ lệ giảm urê máu và chỉ số Kt/V. Hiệu quả lọc máu được gọi là tốt khi giá trị của Kt/V trong khoảng 1,2- 1,4. Chỉ số Kt/V là một công thức toán học liên quan đến URR, và thực chất nó chỉ là một cách biến đổi khác; nhưng nó có tính đến 2 yếu tố khác:

+ Lượng urê phát sinh trong quá trình lọc máu

+ Lượng urê được loại bỏ cùng với nước rút ra trong khi lọc máu

Công thức Kt/V chính xác hơn URR trong việc tính lượng urê được loại bỏ trong quá trình lọc máu, do Kt/V tính cả lượng urê được rút ra cùng với nước.

1.1.2. Các biến chứng tim mạch ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ chu kỳ

1.1.2.1. Dịch tễ học

Trong dân số bệnh nhân lọc máu, bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, chiếm gần 45% ở tất cả lứa tuổi. Trong các biến cố tim mạch, ngừng tim hoặc loạn nhịp tim là nguyên nhân chiếm khoảng 25% đến 30% trong tất cả các trường hợp tử vong (chiếm 58% đến 66% các trường hợp tử vong do bệnh tim mạch). So sánh với dân số chung ở cả hai giới theo độ tuổi, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ cao hơn từ 5

đến 45 lần ở nhóm bệnh nhân > 45 tuổi và cao hơn 180 lần ở nhóm bệnh nhân lọc máu trong độ tuổi từ 20 và 45 [112].

Biều đồ 1.1. Tử vong do bệnh tim mạch ở các nguyên nhân trong dân số nói

chung và dân số lọc máu.

* Nguồn: theo Weiner D. (2006) [122]

1.1.2.2. Yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch

Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch được định nghĩa là yếu tố (bao gồm cả có khả năng và không có khả năng thay đổi được) làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch. Yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch kinh điển rất phổ biến ở bệnh nhân STMT, điểm số nguy cơ bệnh mạch vành tính theo phương trình dự đoán của Framingham là cao ở những đối tượng có giảm chức năng thận (GFR <60 ml/min/1.73 m2)[123].

Các yếu tố nguy cơ phi kinh điển là những yếu tố nguy cơ tăng tần suất xuất hiện khi chức năng thận giảm và được giả thuyết là yếu tố nguy cơ bệnh

tim mạch trong dân số này. Các yếu tố nguy cơ phi kinh điển có thể đặc trưng riêng cho bệnh nhân suy thận mạn (như thiếu máu và rối loạn chuyển hoá khoáng chất xương), nhưng cũng có thể bao gồm các yếu tố đã được công nhận là quan trọng trong dân số nói chung (như viêm và stress oxy hóa) [124].

Bảng 1.4. Yếu tố nguy cơ tim mạch

Yếu tố nguy cơ kinh điển Yếu tố nguy cơ liên quan đến STMT Lớn tuổi

Giới nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi nồng độ peptid lợi tiểu natri týp b ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w