Chưa chuẩn hóa các khái niệm về sáp nhập, hợp nhất Doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu tái cấu trúc doanh nghiệp M&A (Trang 38 - 39)

3. NHỮNG BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ

3.1.1Chưa chuẩn hóa các khái niệm về sáp nhập, hợp nhất Doanh nghiệp:

Những quy định của pháp luật hiện hành tuy đã đề cập đến hoạt động sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp nhưng khái niệm này chưa được chuẩn hóa, không thống nhất. Cụ thể nếu so sánh về mặt từ ngữ thấy theo Luật Doanh nghiệp 2005 thì các công ty sáp nhập, hợp nhất phải là công ty “cùng loại nhau” còn ở Luật Cạnh tranh 2004 thì không quy định cụm từ này. Tuy cả hai luật này cùng điều chỉnh vấn đề sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp, thế nhưng để thực hiện vấn đề này chủ yếu phải dựa vào Luật Doanh nghiệp 2005. Bởi suy cho cùng đây là luật gốc quy định vấn đề này. Đặc biệt là đối với thủ tục thực hiện sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp là hầu như hoàn toàn phụ thuộc vào Luật Doanh nghiệp 2005. Do đó, việc giải thích sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp ở Luật Doanh nghiệp 2005 có ảnh hưởng rất lớn đến thủ tục thực hiện.

Như trên vừa nói, một vấn đề về từ ngữ mà rất phải đáng bàn của khái niệm sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Đó là tại Luật Doanh nghiệp 2005 quy định các công ty sáp nhập, hợp nhất với nhau phải là các công ty “cùng loại” với nhau, nhưng lại không quy định rõ cùng loại về loại hình doanh nghiệp hay cùng loại về ngành nghề kinh doanh hay cùng là doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài hay cùng là công ty thành lập theo luật đầu tư…Rất khó có thể đón được chính xác ý nghĩa thật sự mà các nhà làm luật ở đây muốn hướng tới. Không những thế, đến các văn bản hướng dẫn thì các nhà quản lý cũng bỏ qua việc hướng dẫn thế nào là “cùng loại”. Thực chất hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh của các địa phương hiểu theo hướng cùng về loại hình tổ chức doanh nghiệp. Và trong quá trình thực hiện thủ tục cho các doanh nghiệp thì các cơ quan đăng ký kinh doanh cũng xử lý theo cách hiểu “cùng loại” là cùng mô hình tổ chức doanh nghiệp.

Và từ thực tế này có thể suy ra rằng các công ty thuộc các loại hình tổ chức khác nhau thì không tiến hành các hoạt động sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp lại với nhau được. Từ đây, lại phát sinh thêm “cái khó” cho các doanh nghiệp khi thực hiện. Bởi các doanh nghiệp khi tiến hành xác định mục tiêu sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp thì yếu tố cùng

mô hình tổ chức không phải là yếu tố hàng đầu mà họ quan tâm. Do đó, sau khi tiến hành tất cả các đàm phán và bắt tay vào thực hiện thủ tục thì họ lại phải ngớ người ra khi bị vướng quy định này. Vậy họ phải làm sao để vẫn có thể tiến hành được một vụ sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp đây. Ai sẽ hướng dẫn các doanh nghiệp gỡ khỏi cái vướng này. Và thực tế cái khó đã giúp các doanh nghiệp “cái phải làm”. Các doanh nghiệp thường phải bắt buộc đi đường vòng một tí. Họ phải chấp nhận mất thêm một khoản thời gian và một khoản chi phí cho vụ sáp nhập, hợp nhất của mình mà họ tưởng rằng không phải mất. Đó là các doanh nghiệp phải chuyển đổi loại hình tổ chức doanh nghiệp mình cho “cùng loại” nhau. Rất may là ở Luật Doanh nghiệp 2005 và Nghị định số 139/2007/NĐ-CP còn có hướng mở cho vấn đề này. Và các doanh nghiệp đành phải chấp nhận phương án này để có thể đạt được mục tiêu sáp nhập, hợp nhất của mình. Vấn đề khác liên quan tới khái niệm sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp đó là hiện tại ở khái niệm này sử dụng thuật ngữ là “công ty” chứ không sử dụng thuật ngữ “doanh nghiệp”. Ở đây theo khái niệm thì chỉ có các công ty cùng loại mới sáp nhập, hợp nhất với nhau được. Mà cũng theo Luật Doanh nghiệp 2005 thì trong các mô hình tổ chức hiện tại doanh nghiệp tư nhân không được xem là công ty. Như thế rõ ràng là doanh nghiệp tư nhân không được phép tham gia sáp nhập, hợp nhất với nhau. Trong khi thuật ngữ dành cho sáp nhập, hợp nhất lại sử dụng là sáp nhập, hợp nhất “doanh nghiệp”. Thế nhưng nội hàm bên trong của hai thuật ngữ này lại sử dụng là “công ty”. Do đó nếu không chú ý kỹ các chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ bị mắc phải vướng mắc này. Và họ sẽ không thể tiến hành được các vụ sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp của mình. Không biết ở đây khi tiến hành soạn thảo điều luật này các nhà làm luật đã chú ý đến vấn đề này chưa hay là đây là chủ ý của các nhà làm luật.

Ngoài ra, mỗi luật điều chỉnh hoạt động hợp nhất và sáp nhập từ một góc độ khác nhau. Luật Doanh nghiệp quy định về hợp nhất và sáp nhập như hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, Luật Đầu tư quy định như là hình thức đầu tư trực tiếp, Luật Chứng khoán quy định như là hình thức đầu tư gián tiếp, Luật Cạnh tranh quy định như là hình thức tập trung kinh tế thuộc nhóm các hành vi hạn chế cạnh tranh…

Từ những phân tích trên thấy rất rõ cái vướng trong sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Mà cái vướng này đã tồn tại ngay trong khái niệm của sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Do đó, khi có mục đích thực hiện các thương vụ sáp nhập, hợp nhất các doanh nghiệp cần chú ý đến ngay từ khái niệm này.

Một phần của tài liệu tái cấu trúc doanh nghiệp M&A (Trang 38 - 39)