2010 Bảo hiểm nhân thọ CT BHNT Prudential 40 triệu USD 615 tỷ VNĐ CT BHNT AIA1035 tỷ VNĐ 562,45 tỷ VNĐ (2009)

Một phần của tài liệu tái cấu trúc doanh nghiệp M&A (Trang 35 - 38)

8 2010 Kinh doanh thựcphẩm CTCP Kinh Đô 1,012,765,880,000VNĐ 3,317 tỷ VNĐ CTCP Miền Bắc 151,242,160,000VNĐ 355,143,371,392 VDĐ CTCP Kem Kido's 69 tỷ VNĐ 208,000,000 VNĐ (ngành bánh kẹo, kem và sữa chua) CTCP Vinpearl 1,799,057,210,000VNĐ 561,639,549,635VNĐ (9 tháng đầu 2010) 9 2011 Dịch vụ nghỉ dưỡng CTCP Vinpearl Hội An 300,000,000,000VNĐ 53,333,117,423VNĐ (9 tháng đầu 2010) CTCP Vinpearl Đà Nẵng 288,000,000,000VNĐ 309,579,645VNĐ (9 tháng đầu năm 2010) CTCP Vincharm 400,000,000,000VNĐ 18,056,372,822VNĐ

Cho tới nay Cục QLCT đã phê chuẩn tất cả các vụ việc TTKT được thông báo. Chưa có vụ việc nào thuộc dạng bị cấm theo quy định của Luật cạnh tranh.

Dưới đây là tóm tắt nội dung một số vụ việc thông báo/tham vấn đáng chú ý trong những năm qua:

Vụ việc 1: Vụ sáp nhập giữa Công ty cổ phần giấy Tân Mai và công ty cổ phần giấy Đồng Nai

Năm 2008, Cục QLCT đã thụ lý Hồ sơ Thông báo việc TTKT của Công ty cổ phần giấy Tân Mai và Công ty Cổ phần giấy Đồng Nai. Hình thức TTKT là hợp nhất hai công ty để hình thành doanh nghiệp mới là Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của hai công ty trước đó. Sau khi nghiên cứu và phân tích thông tin về các doanh nghiệp tham gia TTKT, xem xét tổng quan về ngành công nghiệp giấy (giấy in báo) của Việt Nam bao gồm tình hình sản xuất giấy in báo tại Việt Nam, tình hình đầu tư, nhập khẩu, đặc điểm thị trường xét trên góc độ thị phần, cũng như những đánh giá về chính sách giá của doanh nghiệp, Cục Quản lý cạnh tranh đã cho phép hai doanh nghiệp được phép thực hiện hợp nhất. Xét về tác động cấu trúc thị trường giấy in báo, quá trình TTKT giữa hai công ty không làm thay đổi cấu trúc thị trường so với trước khi hợp nhất. Mặt khác, Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai hình thành sau quá trình hợp nhất sẽ có thêm lợi thế cạnh tranh về tiềm lực tài chính, nhân sự, công nghệ, thiết bị…do đó có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nhập khẩu giấy in báo về chất lượng và giá cả. Bên cạnh đó, những quan ngại gây hạn chế cạnh tranh của hoạt động TTKT này như việc lạm dụng vị trí thống lĩnh để tăng giá bất hợp lý hay gây bất lợi cho khách hàng của doanh nghiệp mới hình thành được đánh giá là không có khả năng xảy ra.

Vụ việc 2: Tham vấn đối với vụ sáp nhập giữa Tổng công ty PV Drilling và Công ty PVDI

Năm 2009, Cục Quản lý Cạnh tranh đã nhận được công văn yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc tham vấn và cho ý kiến hỗ trợ liên quan đến việc sáp nhập giữa Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan dầu khí - PV Drilling (thành lập năm 2001) và Công ty Cổ phần Đầu tư Khoan Dầu khí Việt Nam - PVDI (thành lập tháng 4/2007).

Công ty PV Drilling hoạt động trong các lĩnh vực chủ yếu bao gồm dịch vụ cho thuê và vận hành giàn khoan, dịch vụ kỹ thuật giếng khoan, cung cấp vật tư thiết bị khoan. Trong đó dịch vụ cho thuê giàn khoan chiếm tới 40% doanh thu năm 2008 với 3.720 tỷ.

Công ty PVDI có vốn điều lệ ban đầu là 1.000 tỷ đồng với 51% vốn do PV Drilling nắm giữ và 49% vốn của cán bộ công nhân viên ngành dầu khí và các pháp nhân khác.

Việc thành lập PVDI nhằm mục đích chính là triển khai đầu tư 02 giàn khoan cho PV Drilling.

Sau sáp nhập, 2 giàn khoan này sẽ thuộc sở hữu của PV Drilling và nâng tổng số giàn khoan của PV Drilling lên 3 giàn khoan.

Sau khi xem xét vụ việc, Cục QLCT đã có công văn trả lời trường hợp sáp nhập của 2 công ty không thuộc đối tượng phải thông báo TTKT do thị phần dịch vụ khoan của PV Drilling sau khi sáp nhập chiếm khoảng 25%. Thực chất đây là vụ sáp nhập công ty con vào công ty mẹ nên cũng không làm thay đổi nhiều cấu trúc thị trường và ảnh hưởng tới cạnh tranh. Bên cạnh đó, do tình hình khó khăn chung của kinh tế thế giới và Việt Nam, việc sáp nhập PVDI vào PV Drilling được các bên cho là giải pháp tối ưu giúp PVDI trong việc huy động nguồn vốn và tìm kiếm thị trường cho 2 giàn khoan mới, nâng cao sức mạnh, tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh của PV Drilling đồng thời mang lại lợi ích cao cho cổ đông của 2 công ty.

Vụ việc 3: Tham vấn vụ việc sáp nhập công ty Mirae Fiber vào Mirae

Tháng 10/2009, Cục QLCT nhận được công văn từ CTCP Mirae tham vấn về việc sáp nhập Mirae Fiber vào Mirae. CTCP Mirae (Mirae) tiền thân là Công ty TNHH Mirae Fiber VN, chính thức thành lập năm 2001 với chủ đầu tư là Công ty TNHH Mirae Fiber Technology Co., Ltd đặt tại Hàn Quốc, sau đó đã cổ phần hóa vào năm 2007. Công ty CP Mirae Fiber tiền thân là chi nhánh của Công ty Mirae Fiber Vietnam, được tách ra hoạt động độc lập và lấy tên là Công ty TNHH Mirae Fiber Hưng Yên, cổ phần hóa vào 09/2007. Sau khi tiếp nhận đầy đủ thông tin và nghiên cứu vụ việc, Cục QLCT đã trả lời trường hợp sáp nhập này không thuộc đối tượng phải thông báo TTKT lên Cục quản lý cạnh tranh theo quy định tại Điều 20, Luật Cạnh tranh 2004 (Thị phần kết hợp sau khi sáp nhập trên thị trường liên quan đối với từng loại sản phẩm mà Công ty sau sáp nhập sản xuất và kinh doanh thấp hơn 30%).

Vụ việc 4: Tham vấn vụ việc mua lại công ty BHNT AIA và BHNT Prudential

Tháng 4/2010, Cục QLCT nhận được công văn của hai Tập đoàn Prudential Plc (có trụ sở tại Vương quốc Anh) và American International Group Inc (AIG - có trụ sở tại Hoa Kỳ) để tham vấn về thỏa thuận mua lại AIA Group Limited (AIA) - một công ty con thuộc sở hữu toàn bộ của AIG - của Prudential. Hiện tại hai tập đoàn này có các công ty con tại Việt Nam là Prudential Việt Nam và AIA Việt Nam với thị phần trên thị trường bảo hiểm nhân thọ tương ứng là 39,97% và 6,67% căn cứ trên tổng doanh thu năm 2009. Vì vậy trường hợp này nằm trong diện phải nộp hồ sơ thông báo TTKT chính thức tới Cục QLCT do thị phần kết hợp của hai bên chiếm 46,64% thị phần (trên 30% và dưới 50%).

Xét trên phạm vi toàn cầu, cả hai tập đoàn đã nêu đều có hoạt động tại khu vực châu Á và vụ sáp nhập này được cho là có thể giúp Prudential gia tăng vị thế chiến lược và phát triển thị trường tại châu Á, gồm cả Việt Nam, là khu vực đang có tốc độ tăng trưởng cao.

Nhiều nguồn tin cho rằng vụ sáp nhập này làm cho Prudential trở thành hãng bảo hiểm lớn nhất khu vực còn AIG, tập đoàn mẹ của AIA, sẽ có nguồn vốn để trang trải cho gói cứu trợ từ chính phủ Hoa Kỳ sau khủng hoảng tài chính 2008. Thị trường Việt Nam có vai trò quan trọng đối với cả hai bên trong vụ việc. Do đó, sự chấp thuận của cơ quan cạnh tranh Việt Nam là một phần của giao dịch.

Các bên cũng đã nộp hồ sơ tới các cơ quan cạnh tranh và chống độc quyền khác19. Tuy nhiên, đến tháng 6/2010, đại diện của các bên đã thông báo chấm dứt hợp đồng sáp nhập AIA vào Prudential do các cổ đông của Prudential không chấp nhận, do đó vụ việc đã được đóng lại.

Một phần của tài liệu tái cấu trúc doanh nghiệp M&A (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w