Tập trung kinh tế của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu tái cấu trúc doanh nghiệp M&A (Trang 25 - 27)

20 09 CTCP Thực Phẩm Thuận Phát International

2.4.Tập trung kinh tế của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước

Ngay từ đầu những năm 1990, Đảng và Nhà nước đã đề ra chủ trương hình thành một số tổ chức kinh tế lớn nhằm “mục đích tích tụ, tập trung cao về vốn, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới”5, mục tiêu này xuất phát từ chủ trương xác định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, trong đó các tổ chức kinh tế lớn (tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước) là nòng cốt của kinh tế nhà nước. Đồng thời nay trong các chủ trương đổi mới DNNN nêu tại các nghị quyết của Đảng cũng hàm chứa mục tiêu tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô để đạt được hiệu quả cao hơn, sức cạnh tranh tốt hơn, cụ thể là: thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong quan hệ kinh tế với nước ngoài6 hoặc để cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả7 và trở thành những doanh nghiệp có vị trí ở tầm cỡ khu vực8.

Để thể chế hóa các mục tiêu trên, Nghị định 101/2009/NĐ-CP về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và giám sát TĐKTNN đã quy định rõ về mục tiêu, yêu cầu thí điểm thành lập TĐKTNN. Trong đó nêu rõ: tập trung đầu tư và huy động các nguồn lực hình thành nhóm công ty có quy mô lớn trong các ngành, lĩnh vực then chốt, cần phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.

Cho đến nay, đã có 12 TĐKTNN được thí điểm thành lập, trong đó có 11 TĐKTNN do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập9 và một tập đoàn kinh tế được TTCP phê duyệt Đề án cổ phần hóa và thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế, ủy quyền cho Bộ Tài chính thành lập công ty mẹ10.

Xét về ngành nghề kinh doanh, hầu hết TĐKTNN đều được xây dựng trên nền tảng của các tổng công ty 90 và 91 thành lập trước đây11, chiếm vị trí thống lĩnh thị trường ở

những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, thể hiện rõ nhất là các tập đoàn: Dầu khí, Điện lực, Công nghiệp Than và Khoáng sản, Dệt may, Công nghiệp cao su, Công nghiệp tàu thủy. Trong đó, một số tập đoàn giữ vị trí chi phối hoặc độc quyền ngành như Dầu khí, Điện lực, Công nghiệp Than và Khoáng sản12.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng thí điểm thành lập TĐKTNN và các chủ trương, định hướng “Khẩn trương cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh của các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty nhà nước, tập trung vào một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế13”, “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty. Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh, đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước giữ vị trí chi phối… khuyến khích tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước”14 và tái cấu trúc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước là một trong 3 lĩnh vực cần tập trung tái cấu trúc15.

Ngay sau khi định hướng lớn này của Đảng và Nhà nước được thông qua, Chính phủ đã có một số biện pháp để thực hiện sáp nhập một số doanh nghiệp nhà nước để hoạt động có hiệu quả hơn, cụ thể là:

- Sáp nhập EVN Telecom vào Viettel

- Chuyển giao vốn nhà nước tại Jetstar Pacific sang Vietnam Airlines quản lý - Sáp nhập 3 Tổng công ty dịch vụ Cảng hàng không tại 3 miền

Những trường hợp này về bản chất là thuộc trường hợp được miễn trừ theo quy định của Luật cạnh tranh (nếu thị phần kết hợp trên 50%) vì đều được Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Một số tập đoàn nhà nước cũng đã có đề án sáp nhập một số công ty thành viên, điển hình là VNPT đã công bố về việc có kế hoạch sáp nhập Vinaphone và Mobifone, sáp nhập Công ty Viễn thông liên tỉnh (VTN) và Công ty Viễn thông quốc tế (VTI).

Ngoài ra, trong 10 năm qua (từ 2001 - 2011), thực hiện việc sắp xếp, tái cơ cấu khu vực DNNN, trong số 4.757 doanh nghiệp được sắp xếp (không kể chuyển thành công ty TNHH một thành viên), 427 doanh nghiệp đã được sáp nhập, 110 doanh nghiệp được hợp nhất. Trong đó, giai đoạn 2001 - 2005 là những năm có nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ được sáp nhập, hợp nhất với 430 doanh nghiệp (chiếm 80% tổng số thực hiện trong 10 năm). Theo đánh giá của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, việc thực hiện sáp nhập, hợp nhất chủ yếu là đối với những doanh nghiệp kinh doanh trong cùng lĩnh vực, ngành nghề đã làm giảm đầu mối, tăng quy mô doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và sử dụng hiệu quả hơn cơ sở vật chất hiện có. Hầu hết các doanh nghiệp sau sáp nhập, hợp nhất đều hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả khi sáp nhập vào doanh nghiệp khác làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động của doanh nghiệp nhận sáp nhập16.

Một phần của tài liệu tái cấu trúc doanh nghiệp M&A (Trang 25 - 27)