Tài: An ninh lương thực khu vực châu Á– Thái Bình Dương từ năm 2001 đến nay và những tác động đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Vấn đề môi trường trong chính sách đối ngoại mỹ từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 27)

IV. Tác động đến mối quan hệ với Việt Nam

27.tài: An ninh lương thực khu vực châu Á– Thái Bình Dương từ năm 2001 đến nay và những tác động đối với Việt Nam

đến nay và những tác động đối với Việt Nam

Học viên: Nguyễn Thị Phương Linh

An ninh lương thực là vấn đề sống còn đối với nhân loại, đặc biệt đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương – châu lục chiếm tới 65% số người nghèo đói trên thế giới, vì vậy việc đảm bảo an ninh lương thực bền vững là một nhiệm vụ vô cùng cấp thiết. Việt Nam cũng là một nước nằm trong khu vực này, vì vậy Việt Nam cũng chịu tác động không nhỏ với những biến đổi về lương thực trong khu vực.

Mục đích nghiên cứu đề tài này là nhằm làm rõ thực trạng về an ninh lương thực của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương từ năm 2001 đến nay; làm rõ khái niệm nội hàm “an ninh lương thực”; phân tích các giải pháp tổng thể có ý nghĩa trong việc đảm bảo sự bền vững của vấn đề an ninh lương thực trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng.

Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, bố cục luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: tập trung làm rõ khái niệm an ninh lương thực và phân tích những

thách thức nổi cộm đe dọa tình hình an ninh lương thực khu vực Châu Á – Thái Bình Dương từ năm 2001 đến nay;

Chương 2: tổng hợp lại các giải pháp thiết thực hữu ích cho việc giải quyết

những khó khăn đang diễn ra với nền lương thực khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng;

Chương 3: đưa ra những nhìn nhận mới về mối tương quan mật thiết giữa an ninh lương thực – an ninh nguồn nước – an ninh năng lượng đồng thời đưa ra những dự đoán cho nguồn lương thực thay thế trong tương lai khi mà nguồn lương thực chính đang cần cạn kiệt.

Có thể nói an ninh lương thực là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với không chỉ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung mà còn cả Việt Nam nói riêng; nhiều chính khách đã bắt đầu đặt vấn đề an ninh lương thực ngang bằng với an ninh quốc gia. Khủng hoảng an ninh lương thực không chỉ bị đe dọa bới sự thiếu lương thực mà đôi khi còn là vấn đề khủng hoảng thừa hoặc nguồn dinh dưỡng không được đảm bảo. Chính vì vậy, mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực không chỉ đặt ra trong 20-30 năm mà phải là 100 - 200 năm hoặc lâu hơn nữa, vấn đề quan trọng nhất đó là đảm bảo được một nền “an ninh lương thực bền vững” cho con cháu chúng ta và các thế hệ mai sau.

Một phần của tài liệu Vấn đề môi trường trong chính sách đối ngoại mỹ từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 27)