Tài: Chính sách đối ngoại của Nam Phi từ năm 1994 đến nay

Một phần của tài liệu Vấn đề môi trường trong chính sách đối ngoại mỹ từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 51)

IV. Tác động đến mối quan hệ với Việt Nam

51. tài: Chính sách đối ngoại của Nam Phi từ năm 1994 đến nay

Học viên: Lê Đức Trung

Trong lĩnh vực đối ngoại, Nam Phi là một quốc gia có tầm ảnh hưởng tại châu Phi nói chung và khu vực miền Nam châu Phi nói riêng. Trước năm 1994, Nam Phi dưới chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai (Apartheid) đã khiến cho quốc gia này bị cô lập ở khu vực và trên thế giới. Vì vậy, Nam Phi triển khai chính sách đối ngoại gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế. Ngay sau khi Đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC) lên cầm quyền vào tháng 4 năm 1994, Nam Phi tích cực tăng cường vai trò, ảnh hưởng trong Cộng đồng Phát triển Nam phần châu Phi (SADC). Nam Phi là một trong những nước đưa ra Chương trình đối tác mới vì sự phát triển của châu Phi (NEPAD) và ngày càng có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy liên kết kinh tế ở châu lục. Nam Phi rất chú trọng quan hệ với các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ nhằm thu hút vốn, đầu tư, khoa học-kỹ thuật và mở rộng kinh tế đối ngoại. Đặc biệt, không chỉ dừng lại ở các mối quan hệ có tính truyền thống, xu hướng mở rộng quan hệ với các quốc gia và khu vực khác trên thế giới đang ngày càng được định hình và phát triển mạnh mẽ. Khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng cũng đã và đang giành được sự chú ý nhất định trong chính sách đối ngoại của Nam Phi. Xuất phát từ những đặc điểm nêu trên, hầu hết các nước lớn và nhiều quốc gia khác khi xây dựng và tổ chức triển khai chiến lược của mình đối với châu Phi không thể không tính đến vị trí, vai trò của Nam Phi, cũng như những tác động và ảnh hưởng có thể của quốc gia này đối với châu lục và khu vực.

Đối với Việt Nam, chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế mà Đảng và Nhà nước ta chủ trương đòi hỏi phải có một sự nhận biết về các chủ thể, các đối tác trong quan hệ quốc tế, để từ đó, chúng ta có thể chủ động phát triển mối quan hệ bình đẳng, cùng có lợi, ổn định lâu dài, đồng thời làm cơ sở để hoạch định một cách tổng thể chính sách đối ngoại đúng đắn, hiệu quả của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Vấn đề môi trường trong chính sách đối ngoại mỹ từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)