pháp marketing phát triển sản phẩm Painlac của công ty CP tập đoàn dược phẩm và thương mại SOHACO trên thị trường Hà Nội:
4.2.1. Dự đoán xu hướng phát triển thị trường dược phẩm Việt Nam:
Trong những năm gần đây, chịu tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, thì trường Việt Nam đã và đang biến động liên tục. Tình hình lạm phát tăng cao, giá cả tiêu dùng cũng leo thang vùn vụt. Cuộc sống của người dân đang rất khó khăn. Thời tiết khắc nghiệt và ô nhiễm môi trường làm phát sinh liên tục các loại bệnh mới, nhu cầu về dược phẩm của con người ngày càng tăng. Đa số người tiêu dùng dược phẩm đều thích sử dụng sản phẩm nhập khẩu, tuy rằng giá của sản phẩm nhập khẩu không hề rẻ chút nào.
Theo dự báo của Cục Quản lý Dược Việt Nam, trong năm 2011 thị trường dược phẩm nước ta sẽ tiếp tục tăng trưởng từ 17-19% so với năm 2010 và ước đạt khoảng 2 tỷ USD. Một số chuyên gia cho rằng, việc phát triển tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường dược phẩm Việt Nam là điều tất yếu và đáng mừng, nhưng cũng rất đáng lo vì gánh nặng tiền thuốc chữa bệnh của người dân cũng sẽ tăng lên. Bởi lẽ, hiện nay khoảng 50% thị trường dược phẩm nước ta vẫn phụ thuộc vào thuốc ngoại nhập. Còn thuốc sản xuất trong nước thì có tới 90% là phải nhập nguyên liệu của nước ngoài. Thống kê mới nhất của Bộ Y tế cũng cho thấy, chi tiêu tiền thuốc chữa bệnh của người dân hiện đã tăng gấp 4 lần so với 10 năm trước. Năm 2010, mức chi trung bình của mỗi người dân cho tiền thuốc là khoảng 22 USD/người/năm. Chi phí tiền thuốc điều trị cho bệnh nhân trong các cơ sở khám chữa bệnh cũng đang tăng lên. Chỉ tính trong năm ngoái, tổng số tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện lên tới 13,4 nghìn tỷ đồng, tăng 26,7% so với năm 2009. Trong đó, thuốc cho đối tượng Bảo hiểm y tế chiếm 65,6%, tăng
34,9%. Tiền thuốc của các đối tượng thu viện phí trực tiếp chiếm 29%, khoảng 3,9 nghìn tỷ đồng, tăng 25,4%.
Vấn đề tăng giá thuốc tiếp tục là mối quan tâm của báo chí Việt Nam. Vào tháng 11-2010, tin tức cho thấy ít nhất đã có 39 mặt hàng thuốc tăng giá. Giá cả tăng là do tăng giá các hợp chất và nguyên liệu nhập khẩu cùng với sự giao động giữa đồng đô-la Mỹ và đồng Việt Nam. Đă ̣c biê ̣t là từ cuô ̣c khủng hoảng năng lươ ̣ng thế giới. Giá các loa ̣i nhiên liê ̣u cho sản xuất kinh doanh lien tu ̣c tăng và kèm theo đó là tất cả các mă ̣t hàng khác trên thi ̣ trường cũng tăng theo.
Do lạm phát tăng cao, người tiêu dùng đang chi tiêu thận trọng hơn rất nhiều, họ luôn muốn mua sản phẩm có cùng tác dụng với giá cả phải chăng nhất. Bên cạnh đó, nhờ có cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” mà các sản phẩm dược phẩm trong nước cũng dần được tin dùng hơn. So với trước đây, năm 2007, tỷ lệ nhập khẩu thuốc là hơn 60%, nhưng đến nay chỉ còn khoảng 50%. Dự báo trong những năm tiếp theo, tỷ lệ này sẽ còn giảm xuống và cơ hội cho các nhà sản xuất dược phẩm nội địa là rất lớn. Để nắm bắt cơ hội này một cách hiệu quả nhất, các nhà sản xuất cần nghiên cứu đưa ra các sản phẩm công dụng tốt, cái tiến chất lượng và đưa ra mức giá phù hợp với cuộc sống của người dân thì sẽ đạt được thành công lớn.
Nắm bắt đươ ̣c các vấn đề trên, các công ty nội địa đang đầu tư vào các cơ sở sản xuất được cải tiến nhằm tuân theo sự đòi hỏi của chính phủ để đạt các tiêu chuẩn GMP (Quy phạm thực hành sản xuất tốt) của quốc tế, và đẩy mạnh các đơn đặt hàng xuất khẩu nhằm thu đươ ̣c lơ ̣i nhuâ ̣n và có thể nâng cao hình ảnh của dược phẩm Viê ̣t Nam trên thế giới.
4.2.2. Những đặc trưng của thị trường Hà Nội ảnh hưởng đến các hoạt động marketing phát triển sản phẩm Painlac của công ty CP tập đoàn dược phẩm và thương mại SOHACO trên thị trường Hà Nội:
Thị trường Hà Nội là một thị trường rất khó tính và các doanh nghiệp cần có chiến lược marketing thật tốt mới có thể đứng vứng trên thị trường. Người tiêu dùng ở thủ đô thường có mức sống khá cao, nhu cầu của họ là cực kì phong phú nhưng họ là những người tiêu dùng thông minh và biết cách lựa chọn sản phẩm tốt nhất để đáp ứng được nhu cầu của mình. Với một nhu cầu nhất định, bên cạnh sự cân nhắc về giá cả thì họ còn chú ý rất nhiều tới các yếu tố thuộc về sản phẩm như chất lượng, mẫu mã, chế độ bảo hành, khuyến mãi… nhằm lựa chọn được sản phẩm ưng ý nhất. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm nhập khẩu với giá cả khá cao, tuy nhiên người tiêu dùng Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đều có quan niệm rằng hàng nhập khẩu thường tốt hơn nhiều so với sản phẩm nội địa. Đây cũng là khó khăn khá lớn đối với các nhà sản xuất trong nước khi cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Đối với dược phẩm nói riêng thì sự thể hiện của quan niệm này lại càng rõ. Người tiêu dùng có thể mua sản phẩm với giá cả cao hơn nhiều sản phẩm nội địa vì cho rằng thuốc ngoại lúc nào cũng tốt hơn. Như vậy với đặc trưng trên có thể thấy rằng công ty cổ phần tập đoàn dược phẩm và thương mại SOHACO nên thực hiện các hoạt động phát triển sản phẩm nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình, xây dựng hình ảnh tốt đẹp cho thương hiệu SOHACO và có thể đứng vững trên thị trường.