marketing phát triển sản phẩm Painlac tại công ty CP tập đoàn dược phẩm và thương mại SOHACO trên thị trường Hà Nội:
4.1.1. Những thành công đã đạt được:
Với quá trình phát triển của mình, công ty cổ phần tập đoàn dược phẩm và thương mại SOHACO đã và đang là một thương hiệu mạnh trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Các sản phẩm của công ty vẫn luôn được tin dùng trên thị trường. Mức tăng doanh thu mỗi năm bình quân của công ty là khá cao. Năm 2008, doanh thu của công ty là 221.874,68 triệu đồng, năm 2009 là 338.057,39 triệu đồng và năm 2010 là 473.267,68 triệu đồng. Để đạt được điều đó công ty luôn chú trọng phát triển và nâng cao trình độ, khả năng làm việc của cán bộ nhân viên trong công ty. Hiện tại, công ty đang có số lượng nhân viên là 346 người, với kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng làm việc rất tốt, họ đang là nhân tố góp phần lớn vào thành công của SOHACO. Sự phát triển của công ty còn thể hiện ở thành tích nộp vào Ngân sách nhà nước. Cụ thể: năm 2008 là 13.016 triệu đồng, năm 2009 là 19.349 triệu đồng và năm 2010 là 24.895 triệu đồng.
Hiện nay, công ty đã phân phối dược phẩm tới 27/27 tỉnh, thành phố ở miền Bắc với một hệ thống phân phối được thiết lập từ năm 1995. Với uy tín và chất lượng sản phẩm của mình, công ty cổ phần tập đoàn dược phẩm và thương
mại SOHACO đã có rất nhiều đại lý, phòng khám, bệnh viện, phòng mạch là khách hàng truyền thống thân thiết với công ty trên 10 năm. Còn ở miền Nam, công ty cũng đã thiết lập được hệ thống phân phối từ năm 2006 và tới cuối năm 2010, công ty đã phân phối dược phẩm được tới 24/36 tỉnh, thành phố ở miền Nam. Tổng số lượng khách hàng mà công ty đang phân phối tới gồm hơn 200 đại lý, hơn 300 bệnh viện lớn nhỏ, hàng ngàn nhà thuốc, phòng mạch và hiện tại, đội ngũ trình dược viên của công ty đang là 70 người.
Trong kế hoa ̣ch phát triển trong 5 năm tới của công ty từ 2011 – 2015, công ty đã đă ̣t ra mu ̣c tiêu cho giai đoa ̣n này như sau: năm 2012 đa ̣t doanh thu 1000 tỷ đồng và năm 2015 đa ̣t 1500 tỷ đồng. Bên ca ̣nh đó, công ty muốn nâng cao thi ̣ phần trên thi ̣ trường dược phẩm và trở thành mô ̣t thương hiê ̣u nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất và phân phối dược phẩm trên toàn quốc.
Với sản phẩm thuốc tiêm giảm đau Painlac thì hiện tại ở thị trường Hà Nô ̣i, công ty đã phân phối tới hơn 40 phòng khám chữa bệnh, 17 đại lý và 11 bệnh viện lớn nhỏ. Sản phẩm hiện tại đã được rất nhiều khách hàng biết đến và sử dụng. Với các khách hàng thân thiết của công ty thì sản phẩm vẫn luôn được sử dụng thường xuyên khi tiến hành khám chữa bệnh cho các bệnh nhân.
Đối với xã hô ̣i, công ty thường xuyên tổ chức các chương trình tă ̣ng nhà tình nghĩa, ủng hô ̣ các na ̣n nhân chất đô ̣c màu da cam và ủng hô ̣ các vùng, miền gă ̣p phải thiên tai, di ̣ch bê ̣nh… Công ty cổ phần tâ ̣p đoàn dược phẩm và thương ma ̣i SOHACO đươ ̣c coi là mô ̣t thành viên có trách nhiê ̣m với xã hô ̣i và cô ̣ng đồng.
4.1.2. Các hạn chế và nguyên nhân:
Hiện tại, sản phẩm thuốc tiêm giảm đau Painlac vẫn đang gặp phải khó khăn khá lớn bởi sự cạnh tranh khốc liệt của các hãng sản xuất khác trong đó có cả trong và ngoài nước. Hiện tại, với mặt hàng thuốc tiêm thì công ty cổ phần
công ty chuyên về sản xuất thuốc tiêm. Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc hiện đang là nhà sản xuất thuốc tiêm dạng ống tốt nhất ở Miền Bắc và thứ nhì cả nước. Sản phẩm thuốc tiêm giảm đau Painlac đang gặp khó khăn với sự cạnh tranh của sản phẩm ALTROPIN SULFAT do công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc sản xuất. Điều này xuất phát từ việc công ty cổ phần tập đoàn dược phẩm và thương mại SOHACO vẫn chưa đầu tư nâng cao chất lượng cho xưởng sản xuất thuốc tiêm của mình. Hiện tại công ty vẫn chỉ đang chú trọng vào sản xuất thuốc dạng viên và dạng Si-rô. Bên cạnh đó, công ty còn phải cạnh tranh với các nhà sản xuất có uy tín khác trong nước như công ty dược phẩm trung ương 2, công ty cổ phần dược Hậu Giang, công ty cổ phần dược DANAPHA (Đà Nẵng). Ngoài ra còn có các sản phẩm dược phẩm được nhập khẩu từ Pháp, Đức …
Các khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm thuốc tiêm giảm đau Painlac nói riêng và sản phẩm dược phẩm khác của công ty nói chung có một phần nguyên nhân là từ việc các hoạt động Marketing của công ty vẫn chưa được tiến hành một cách chuyên nghiệp, phù hợp với mục tiêu của công ty, mà xuất phát là từ việc công ty vẫn chưa có bộ phận Marketing riêng. Hiện tại, các hoạt động marketing vẫn đang được bộ phận R&D thực hiện kèm nên hiệu quả đạt được vẫn chưa cao. Mặc dù ngân sách dành cho xúc tiến sản phẩm của công ty hàng năm lên tới con số hàng chục tỷ đồng nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong đợi. Một phần là do công tác nghiên cứu thị trường và tâm lý tiêu dùng của khách hàng chưa được thực hiện tốt nên các hoạt động xúc tiến chưa được thành công.
Một nguyên nhân nữa dẫn tới khó khăn và hạn chế của công ty đó là tâm lý lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng. Với mức sống khá cao của các tỉnh thành phố hiện nay thì người tiêu dùng thường thích tiêu thụ các sản phẩm của nước ngoài hơn sản phẩm trong nước, hoặc thích tiêu thụ các sản phẩm do các công ty trực thuộc Nhà nước như công ty dược phẩm trung ương 1, công ty dược phẩm trung ương 2, … Do các thói quen tiêu dùng như vậy, các công ty trong
nước thường khá khó khăn trong việc tạo dựng uy tín cũng như thúc đẩy tiêu thụ trên thị trường.