Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu 320 hòan thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu bằng container bằng đường biển tại công ty giao nhận kho vận ngọai thương (công ty vietrans hà nội) (Trang 32 - 34)

Hệ thống giao thông vận tải là cơ sở hạ tầng quan trọng trong việc phát triển dịch vụ giao nhận vận tải. Theo đánh giá độc lập của Diễn đàn kinh tế thế giới 2009 Việt Nam xếp thứ 111 trên thế giới về chất lượng kết cấu hạ tầng, đứng sau hầu hết các nước trong khu vực. Cơ sở hạ tầng kém như Việt Nam hiện nay sẽ làm cho chi phí dịch vụ giao nhận trong đó có giao nhận bằng container đường biển cao lên, làm ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như hiệu quả cũng như hiệu quả của dịch vụ giao nhận này.

Để nghiệp vụ giao nhận hàng hóa XK chuyên chở bằng container đường biển được thuận lợi và mang lại hiệu quả cao thì vấn đề cơ sở hạ tầng như đường xá, kho

bãi, cảng biển, tàu và các cơ sở vật chất khác như phương tiện vận chuyển, xếp dỡ …. rất cần được quan tâm hỗ trợ

Cảng biển chính là nơi ra vào, neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu bè và hàng hóa, là đầu mối giao thông quan trọng của một nước.

Phát triển cảng biển chính là phát triển hệ thống cầu cảng, kho bãi, cảng thông quan nội địa (ICD), đầu tư các phương tiện xếp dỡ, phương tiện vận chuyển hàng hóa trong cảng cũng như phương tiện vận chuyển hàng hóa từ ICD đến cảng và ngược lại. Các cảng cần đầu tư, hiện đại hóa để đủ sức tiếp nhận các tàu container thế hệ mới phù hợp với xu hướng phát triển hàng hải trên thế giới.

Thêm vào đó, hạ tầng cơ sở và trang thiết bị dành cho hoạt động giao nhận còn nhiều yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ, hệ thống kho bãi quy mô nhỏ, rời rạc. Do đó, Nhà nước cần đầu tư hợp lý cho các cảng, sân bay, cảng thông quan nội địa ICD, đường bộ, đường sắt, đường song, kho bãi, trang thiết bị, ngân hàng, bảo hiểm … theo một cách tổng thể, có khả năng tương tác và hỗ trợ nhau một cách hiệu quả

Để làm tốt các biện pháp đầu tư và nâng cấp hạ tầng cơ sở như trên, Nhà nước cần xác lập cơ chế tài chính đầu tư thích hợp, huy động nguồn vốn thông qua các khoản thu phí (phí cảng, phí quản lý … ), các khoản thuế, vốn của doanh nghiệp tham gia công tác quản lý hạ tầng cơ sở, vốn vay, phát hành trái phiếu hoặc các nguồn vốn tài trợ tài trợ, huy động khác.

Một phần của tài liệu 320 hòan thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu bằng container bằng đường biển tại công ty giao nhận kho vận ngọai thương (công ty vietrans hà nội) (Trang 32 - 34)