III. biện pháp kỹ thuật chi tiết:
4. Công tác Cốp pha:
Tuân theo tiêu chuẩn TCVN 4453-1995
4.1 Các yêu cầu chung:
* Cốp pha, đà giáo:
- Cốp pha dùng để thi công công trình đợc sử dụng chủ yếu là cốp pha thép mảng định hình kết hợp với cốp pha gỗ. Cốp pha đảm bảo kín, khít để không làm mất nớc xi măng khi đổ và đầm bê tông. Cốp pha đợc gia công và lắp dựng đảm bảo đúng hình dạng kích thớc thiết kế.
- Đà giáo để thi công sử dụng loại giáo kim loại ( Giáo Pal, Minh khai ) bảo đảm độ cứng, ổn định, dễ lắp, dễ tháo và không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông. Hệ chống sử dụng cây chống thép co rút D50 – D68, hệ thống chống đợc liên kết với nhau bằng các ống thép D50 và các khoá thép (cô-li-ê). Tăng đơ cáp đợc dùng để neo giữ cốp pha cột.
- Khi thiết kế ván khuôn Nhà thầu sẽ tính đến độ võng khi đổ bê tông gây nên sao cho cấu kiện hoàn thiện phù hợp chính xác với kích thớc, hình dạng và cao độ mong muốn.
* Gia công và lắp dựng cốp pha :
Nhà thầu sẽ sử dụng cốp pha thép định hình kết hợp với cốp pha gỗ dán tại những chỗ không định hình.
Để đảm bảo yêu cầu về mặt chất lợng, khi thi công cốp pha Nhà thầu sẽ tiến hành các bớc:
- Bề mặt cốp pha tiếp xúc với bê tông đợc quét lớp chống dính bằng vật liệu không ảnh hởng đến chất lợng bê tông.
- Hệ đỡ chính của cốp pha là hệ giáo PAL và cây chống co rút thép đặt vững chắc trên nền cứng có ván gỗ kê chân, không bị trợt và không bị biến dạng khi chịu tải trọng và tác động của quá trình thi công.
- Khi lắp đặt cốp pha dùng máy trắc đạc đánh dấu tim, cốt tại các vị trí cần thiết để lắp dựng và sau đó đợc kiểm tra lại kỹ càng bằng máy. Trong khi ghép cốp pha tạo các lỗ để khi cần có thể rửa, quét rác bẩn đa ra ngoài. Trớc khi đổ bê tông phải bịt lại cẩn thận.
* Tháo dỡ cốp pha, đà giáo.
Tháo dỡ cốp pha, đà giáo chỉ đợc tháo khi bê tông đạt cờng độ cần thiết để kết cấu chịu đợc trọng lợng bản thân và các tải trọng động khác trong giai đoạn thi công xong. Khi tháo dỡ cốp pha, đà giáo tránh không gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh làm h hại đến kết cấu bê tông.
- Đối với cốp pha đà giáo chịu lực của các kết cấu đáy sàn, cột chống tuân theo qui phạm qui định và đợc sự thống nhất của Chủ đầu t và giám sát thiết kế mới đợc tháo dỡ cốp pha đà giáo. Kết cấu dạng con sơn, chỉ đợc tháo dỡ cột chống khi bê tông đạt cờng độ 100% và đã đủ đối trọng chống lật.
-Tháo dỡ ván khuôn đà giáo của kết cấu phải theo yêu cầu sau:
+Tháo từ trên xuống dới, từ các bộ phận thứ yếu đến các bộ phận chủ yếu. +Trớc khi tháo cột chống phải tháo nêm và đệm chân cột.
+Khi tháo dỡ ván khuôn, trớc hết phải tháo cột chống ở giữa, sau đó tháo dần các cột chống xung quanh theo hớng từ trong ra ngoài.
* Cốp pha móng:
- Sử dụng cốp pha thép định hình kết hợp cốp pha gỗ dán cho những chỗ không định hình.
- Hệ chống là cây chống thép kết hợp chống gỗ.
* Cốp pha cột, vách:
- Sử dụng cốp pha thép định hình.
- Hệ chống là cây chống thép kết hợp chống gỗ và tăng đơ thép. Để giữ độ ổn định cho cốp pha vách, Nhà thầu sẽ sử dụng các bu lông D12 để liên kết các mảng cốp pha ở hai phía đối diện.
* Cốp pha Sàn:
- Lắp đặt hệ thống giáo Pal, phía dới có chân kích điều chỉnh chiều cao bằng vít me, phía trên có kích đầu giáo điều chỉnh chiều cao bằng vít me. Loại giáo này rất thuận lợi cho việc lắp đặt và tháo dỡ cốp pha.
- Lắp đặt hệ thống xà gồ. - Lắp đặt cốp pha đáy sàn.
- Cốp pha sàn đợc sử dụng là cốp pha tôn định hình, kết hợp với gỗ dán để sử dụng thích hợp vào từng vị trí riêng biệt. Cốp pha sắt đợc liên kết với nhau bằng khoá sắt.
- Cốp pha, đà giáo sau khi lắp dựng xong đảm bảo kín khít, đúng kích thớc, đúng hình dạng đảm bảo độ ổn định tổng thể và sau khi nghiệm thu mới đổ bê tông. Cốp pha sẽ đợc kiểm tra cốt bằng máy thuỷ bình.